Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 56)

III Tỷ trọng/doanh thu (%) 0,66 0,55 0,

2. Về phía doanh nghiệp

2.1 Đổi mới cơ chế và quy trình quản lý chất l-ợng sản phẩm

Thực tế hoạt động cho thấy quá trình thi công xây lắp của Công ty th-ờng kéo dài, lại chịu tác động của môi tr-ờng tự nhiên, phải đảm bảo yêu cầu của nhiều bộ phận thiết kế kỹ thuật khác nhau và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau nên rất dễ xảy ra các sai sót ảnh h-ởng xấu đến chất l-ợng

công trình. Để khắc phục tình trạng trên, cách tốt nhất là Công ty cần thực hiện đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế và quy trình quản lý chất l-ợng sản phẩm bằng cách thiết lập hệ thống quản lý chất l-ợng một cách đồng bộ từ khâu chuẩn bị thi công đến khi nghiệm thu và bàn giao phù hợp với yêu cầu, tính chất quy mô của công trình xây dựng để có thể kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh h-ởng đến chất l-ợng công trình. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong mỗi khâu của quá trình quản lý chất l-ợng công trình xây dựng.

2.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn và huy động vốn hợp lý

Tăng c-ờng vốn vừa là mục tiêu, vừa là công cụ thực hiện chiến l-ợc cạnh tranh. Tăng c-ờng vốn tạo khả năng tự chủ tài chính giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu t- trang thiết bị, công nghệ thi công, phát triển chất l-ợng nguồn nhân lực nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, quy mô của các công trình ngày càng lớn nên yêu cầu về tiền ứng tr-ớc để bảo hành công trình (chiếm 10  15% giá trị công trình) đòi hỏi Công ty cần phải có một l-ợng vốn lớn. Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty có thể thấy rằng: hiện nay, vốn l-u động của Công ty rất thấp, chỉ đáp ứng đ-ợc khoảng 13% nhu cầu về vốn cho sản xuất. Vì vậy để đẩy mạnh công tác huy động và thu hồi vốn Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình kỹ thuật hạ tầng các dự án kinh doanh khu đô thị mới để thu phần vốn hợp tác còn lại của khách hàng

+ Tăng c-ờng và giám sát trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác thu hồi vốn.

+ Đối với các khoản nợ của các xí nghiệp, đơn vị thành viên thì cần phải c-ơng quyết sử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ phát sinh trong các hợp đồng + Thanh lý các vật t- tồn kho, tài sản d-ới dạng máy móc thiết bị đã cũ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả nhằm thu hồi vốn đầu t- giảm chi phí

quản lý, sửa chữa, bảo d-ỡng, chi phí sử dụng máy. Nhờ đó Công ty vừa có vốn để đầu t- mới lại vừa giảm chi phí quản lý, sửa chữa trong cơ cấu giá thành. Do đó làm hạ giá thành công trình nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

+ Tạo vốn một cách hợp lý bằng việc phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị tr-ờng, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất l-ợng công trình, thực hành tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công, giảm giá thành công trình nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, đảm bảo cho Công ty kinh doanh có lãi. Từ đó có vốn tái đầu t- nâng cao năng lực tài chính của Công ty.

2.3 Đầu t- máy móc, trang thiết bị đồng bộ hiện đại và đổi mới công nghệ thi công. thi công.

- Hiện tại cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới đang diễn ra liên tục, các kỹ thuật công nghệ tiên tiến liên tiếp ra đời và thay thế nhau. Yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tính phức tạp, chất l-ợng của công trình đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng Công ty phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, các công nghệ tiên tiến thì mới có thể đáp ứng các yêu cầu đó.

- Đầu t- máy móc, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại và đổi mới công nghệ thi công, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghiã rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao chất l-ợng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản l-ợng, tăng năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm bớt các tác động của môi tr-ờng bên ngoài.... Nh- vậy sản phẩm của doanh nghiệp có hàm l-ợng khoa học công nghệ cao sẽ thắng thế trong cạnh tranh, thức đẩy tăng tr-ởng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Công ty có thể thực hiện giải pháp này theo các h-ớng sau:

loại làm hai nhóm:

+Nhóm 1: là những máy móc thiết bị có khả năng phục hồi và cải tiến. Đó là những máy móc thiết bị có giá trị sử dụng vào khoảng trên 40%. Đối với nhóm này Công ty nên có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp, phát động phong trào cải tiến kỹ thuật trong nội bộ Công ty nhằm khôi phục và nâng cao giá trị sử dụng. Ph-ơng án này không cần tập trung quá nhiều vốn, không làm thay đổi đột ngột công nghệ hiện tại, rất phù hợp với tình trạng vốn của Công ty hiện nay và trình độ kỹ xảo và kỹ năng của Công ty còn hạn chế khi tiếp cận với công nghệ hiện đại.

+Nhóm 2: là những máy móc thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, giá trị sử dụng d-ới 40%. Công ty nên đệ trình Tổng công ty cho phép thanh lý vừa để thu hồi vốn bổ sung vào nguồn vốn đầu t- mới vừa giảm bớt chi phí bảo quản., sửa chữa.

- Đối với số máy móc thiết bị còn thiếu:

+ Công ty cho các đơn vị vay vốn để mua sắm thiết bị thi công đối với những thiết bị có giá trị lớn và cần thiết trong quá trình thi công các công trình có độ phức tạp cao.

+ Đối với các thiết bị có giá trị vừa và nhỏ khuyến khích các đơn vị trích quỹ đầu t- phát triển để trang bị.

+ Đối với máy móc thiết bị dùng trong quá trình khảo sát đo đạc, Công ty mua máy có chất l-ợng tốt để đảm bảo không có sự sai sót trong thi công các công trình.

+ Ngoài ra đối với máy móc, trang thiết bị cần cho SXKD nh-ng ch-a thể đầu t- cùng lúc Công ty nên lập kế hoạch thuê mua hoặc tiến hành hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị khác trong và ngoài n-ớc, cho phép nâng cao khả năng về máy móc thiết bị khi tham gia đấu thầu.

+ Bên cạnh đó Công ty cũng có thể áp dụng hình thức thuê mua tại chỗ để giải quyết ngay nhu cầu về vốn cho đầu t- máy móc thiết bị, theo hình thức

này các Công ty sẽ bán cho Công ty thuê mua tài sản của mình và theo đó lạithuê chính tài sản vừa bán để sử dụng, phần vốn do bán tài sản sẽ đ-ợc sử dụng với mục đích khác.

- Căn cứ vào tình hình thực tế và kế hoạch SXKD những năm tới, Công ty và các đơn vị thành viên lập kế hoạch về nhu cầu đầu t- đổi mới máy móc, trang thiết bị và kế hoạch huy động nguồn tài chính cụ thể theo từng năm.

- Việc mua sắm, đổi mới các thiết bị đặc chủng, chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực thi công xây lắp phải chú ý gắn liền việc đầu t- các máy móc, trang thiết bị hiện có và phải phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty . Để thực hiện có hiệu quả h-ớng đầu t- này yêu cầu Công ty phải hết sức chú ý trong việc lựa chọn, mua sắm máy móc trang thiết bị, công nghệ .

Trong việc đổi mới công nghệ thi công Công ty cần đẩy mạnh công tác ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động SXKD; chủ động hội nhập quốc tế, tăng c-ờng hợp tác đầu t- với n-ớc ngoài, vừa kinh doanh vừa học tập trao đổi kinh nghiệm, đầu t- thiết bị hiện đại để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quốc tế để Công ty theo kịp với sụ phát triển của thế giới.

2.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của doanh nghiệp. môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Đào tạo nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực là việc làm cần thiết th-ờng xuyên của mỗi doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng con ng-ời là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định đến sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Thông qua đào tạo, các cán bộ công nhân viên trong Công ty có thể tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nh- với cách quản lý kinh tế hiện đại. Do vậy, đầu t- vào con ng-ời là đầu t- mang lại hiệu quả nhất. Tăng c-ờng đào tạo đồng nghĩa với việc nâng cao chất l-ợng lao động nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý doanh nghiệp của lực l-ợng lao động hiện có tại doanh nghiệp. Từ đó có thể phát huy đầy đủ trí và lực của đội ngũ cán bộ công nhân

viên trong toàn Công ty, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo thống kê trên có thể thấy rằng số l-ợng lao động của doanh nghiệp đã có sự gia tăng đáp ứng với quy mô phát triển của doanh nghiệp cụ thể số l-ợng lao động năm 2004 so với năm 2003 tăng 15,77%, số l-ợng lao động năm 2004 so với năm 2003 tăng 24.56% đạt tốc độ tăng tr-ởng bình quân 32,75%/năm. Đây chính là một nhân tố rất cần thiết để doanh nghiệp có thể phát huy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện hoà nhập và đủ năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị tr-ờng, với con ng-ời đóng vai trò trung tâm việc đầu t- cho công tác đào tạo lực l-ợng cán bộ chuyên môn cũng nh- lực l-ợng công nhân kỹ thuật trong các năm tiếp theo là hết sức cần thiết và công ty cần có một chiến l-ợc dài hạn về nguồn nhân lực. Để làm đáp ứng đ-ợc yêu cầu đó, cần phải có các ch-ơng trình đào tạo trong n-ớc và n-ớc ngoài đối với những cán bộ kỹ thuật nòng cốt, việc tổ chức thi sát hạch, nâng bậc thợ công nhân kỹ thuật, nâng l-ơng cũng đ ã thực hiện theo định kỳ 6 tháng/ lần. Trong công tác cán bộ Công ty đã có kế hoạch đào tạo bồi d-ỡng cán bộ chủ chốt từ Công ty đến cơ sở cũng nh- bổ sung lực l-ợng cán bộ kế cận.

Một phần của tài liệu Một số hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)