Công tác nghiên cứu và lựa chọn nhà cung ứng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị mua hàng tại công ty TNHH Samwon Hà Nội (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SAMWON HÀ NỘI

2.3. Thực trạng công tác QTMH trong công ty TNHH Samwon Hà Nội

2.3.2. Công tác nghiên cứu và lựa chọn nhà cung ứng

Trước khi đưa ra quyết định hợp tác và ký hợp đồng với các nhà cung cấp, công ty cũng có tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để lựa chọn nhà cung ứng thích hợp. Cụ thể quá trình đó như sau:

1 Kết quả trong bảng được tổng hợp khi phỏng vấn trực tiếp nhân viên trong công ty, câu hỏi được đính kèm ở phụ lục A cuối đề tài.

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

Hình 2: Quy trình lựa chọn NCC tại công ty TNHH Samwon Hà Nội.

Nhân viên phụ trách sẽ đi khảo sát thị trường, tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp với điều kiện đưa ra của doanh nghiệp, đồng thời thu thập đầy đủ các tài liệu về nhà cung ứng đó, ví dụ như tình hình kinh doanh của nhà cung cấp, các giấy phép cần thiết, bảng báo giá,… Hoặc có thể những tài liệu này đã được cung cấp sẵn bởi các nhà cung cấp thông qua các đợt chào hàng. Từ những tài liệu này, giám đốc và các nhân viên có liên quan sẽ tổ chức họp bàn, xem xét trên nhiều phương diện của nhà cung cấp để chọn ra những ứng cử viên phù hợp nhất với điều kiện của công ty. Sau khi có được danh sách này, lãnh đạo doanh nghiệp cùng với nhân viên phụ trách sẽ tiến hành thăm quan, xác minh thông tin tại chính cơ sở của nhà cung cấp. Nếu quá trình thăm quan diễn ra thuận lợi, hai bên sẽ tiến hành đàm phán để ký kết hợp đồng, nếu quá trình này không thành công thì doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn nhà cung ứng khác theo tiến trình đã nêu trên.

Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung ứng bao gồm:

- Cung cấp nguyên liệu phải đảm bảo có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền cấp phép, theo từng đơn hàng nhập kho.

- Quy trình giết mổ, bảo quản, phân phối đạt tiêu chuẩn và hợp vệ sinh. - Chính sách phân phối và thanh toán của công ty.

- Một số các yêu cầu khác như giá, uy tín, đánh giá của các đối tác,…

Công ty TNHH Samwon Hà Nội tạo lập sự hợp tác trong thời gian dài với các nguồn hàng, và với nhiều đối tác cùng một mặt hàng. Như vậy sẽ giúp công ty có thể vận dụng quy tắc hợp tác với nhiều nhà cung cấp để giành thế chủ động, đồng thời đảm bảo lợi ích không bị xâm phạm.

Danh sách các nhà cung ứng của công ty TNHH Samwon Hà Nội và mức tiêu thụ hàng hóa 6 tháng cuối năm 2020 được thể hiện qua bảng:

Ký kết hợp đồng Tìm kiếm thông tin NCC Tiếp xúc, xác thực thông tin. Đánh giá NCC

Bảng 2.2: Danh sách nhà cung ứng và Giá trị mua hàng 6 tháng cuối năm 2020 của công ty TNHH Samwon Hà Nội

Đơn vị tính: triệu VNĐ

Stt Nhà cung ứng Giá trị hàng hóa mua vào

7 8 9 10 11 12 1 Ace Mart 12.420 6.254 11.465 13.787 28.145 19.146 2 Công ty TNHH Táp On Như Nguyệt 18.920 37.840 18.920 37.840 56.760 75.680 3 Công ty TNHH Thế Giới Trẻ 42.600 41.620 43.700 40.500 42.600 45.280 4 Công ty TNHH Thương Mại Gia Ngọc 177.787 149.542 158.742 156.495 226.837 289.363 5 K Mark 12.353 12.583 11.863 14.991 13.586 38.351 6 SHF 16.855 21.911 20.870 23.817 21.838 22.485 7 Công ty Cổ phần Thực Phẩm Thiên Vương 88.727 44.280 72.450 42.800 74.040 143.601 (nguồn1)

Một số điều khoản trong hợp đồng giữa công ty Samwon Hà Nội và các đối tác: - Về phương thức chuyển giao hàng: Việc chuyên chở sẽ do bên cung ứng đảm nhận theo hợp đồng đã ký kết, giao hàng tại cơ sở hậu cần của doanh nghiệp. Các chi phí phát sinh khác trước khi hàng hóa được giao đến nơi nhận bên thứ hai sẽ phải chịu toàn bộ. Doanh nghiệp chỉ chấp nhận hàng hóa đã qua kiểm tra về số lượng và chất lượng. Giá của hàng hóa mua được ghi trên hợp đồng đã bao gồm cả phí giao hàng.

- Về phương thức thanh toán: Hai bên thỏa thuận thông qua hợp đồng sẽ chi trả khoản công nợ theo hình thức tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển khoản ngân hàng sau khi đã tiến hành thực hiện 100% hợp đồng. Kỳ thanh toán mỗi tháng một lần.

- Nếu sản phẩm giao đến công ty không đáp ứng đúng nhu cầu, công ty có quyền trả lại hàng hoặc yêu cầu giao hàng lại, giao hàng bổ sung, hoặc nhà cung ứng sẽ phải chịu toàn bộ phí tổn và phải đền bù thiệt hại. Hợp đồng được soạn thành hai bản hợp đồng nguyên tắc, mỗi bên giữ một bản. Trong hợp đồng ngoài các khoản mục đã nêu ở trên còn có các điều khoản về tiêu chuẩn tiếp nhận hàng hóa, địa điểm, thời gian giao hàng, giá cả, số lượng hàng mua theo từng đơn đặt hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị mua hàng tại công ty TNHH Samwon Hà Nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w