CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT
2.2.2. Khảo sát yếu tố thời gian ảnh hưởng đến quá trình chiết tách
a. Dụng cụ
Hai bộ soxhlet, nồi cách thủy, máy cơ quay, cân phân tích, bình tỉ trọng 50ml, bình tam giác...
b. Dung môi
n-hexan, diclometan, etyl axetat, metanol
c. Nguyên liệu
Chuẩn bị các mẫu gồm 20g bột thân (lá) cho vào các túi vải katê trắng đã được giặt sạch trước đó.
d. Tiến hành
* Dung môi là n-hexan
tinh đựng túi vải cho 2 viên bi vào sát đáy rồi cho túi vải vào.
Lắp các bộ phận của thiết bị soxhlet: Trước khi lắp bôi vaseline giữa khớp nối ống sinh hàn và ống thủy tinh chứa nguyên liệu, giữa ống chứa nguyên liệu và bình cầu để dễ tháo dụng cụ khi sử dụng xong.
Dùng ống đong lấy 125ml dung môi đổ vào túi vải, dung mơi sẽ tự chảy xuống bình cầu đáy tròn. Cho nước vào bếp cách thủy, cài đặt nhiệt độ thích hợp để của n-hexan bay hơi.
Mở vòi nước cho nước chảy liên tục vào ống sinh hàn, để đảm bảo ống sinh hàn được làm lạnh liên tục.
Tiến hành khảo sát trong 2h
Lưu ý: Thời gian bắt đầu được tính từ lúc nhỏ giọt đầu tiên
Tiến hành tương tự như vậy, lấy 2 mẫu gồm thân và lá chiết soxhlet trong 4h, rồi tiếp tục trong 6h, 8h, 10h với thao tác như trên.
* Diclometan, etyl axetat, metanol
Làm tương tự cho bột của thân và lá với các dung môi diclometan, etyl axetat, metanol.
Sau đó, dịch chiết của các dung mơi đem cơ quay làm bay hơi bớt dung mơi đến thể tích 50ml, xác định khối lượng chất tan có trong mỗi dịch chiết thơng qua bình tỉ trọng 50ml.
e. Cách xác định hiệu suất chiết chất tan trong các dịch chiết
* Dung mơi n-hexan
Cân khối lượng bình tỉ trọng : mo (g) Khối lượng nguyên liệu ban đầu : m1 (g)
Thu lấy 11 mẫu dịch chiết (5 mẫu của lá và 6 mẫu của thân) sau khi chiết với các dung môi n-hexan với thời gian khảo sát 2h, 4h, 6h, 8h, 10h, 12h; đem đi cô quay cho bay hơi dung môi đến thể tích 50 ml thì dừng.
đem cân thu được m2 (g).
Cho dung mơi n-hexan vào bình tỉ trọng 50 ml, cân trên cân phân tích được khối lượng m3 (g).
* Dung môi diclometan, etyl axetat, metanol
Thực hiện tương tự như đối với n-hexan. Sau đó, so sánh hiệu suất chiết chất tan trong các mẫu để xác định thời gian tối ưu.
f. Tính tốn hiệu suất chiết
mchất tan = m2 – m3
Trong đó:
m2 : Khối lượng bình + khối lượng của 50 ml dịch chiết, g m3 : Khối lượng bình + khối lượng 50 ml dung môi, g H : Hiệu suất chiết, %
2.2.3. Chiết tách và xác định thành phần hoá học trong các dịch chiết thân, lá tầm gửi cây mít
Thành phần hố học các dịch chiết được xác định bằng hệ thống sắc ký khí khối phổ GC-MS
a. Thiết bị
Thiết bị GC-MS 7890A/5975C, Agilent technology của Mỹ được lắp đặt tại Trung tâm đo lường chất lượng kĩ thuật – số 2 Ngơ Quyền, Đà Nẵng.
b. Mẫu phân tích
Các dịch chiết của thân (lá) sau khi khảo sát thời gian và đưa về thể tích 50 ml. Lấy một ít dịch chiết từ thân (lá) của từng dung môi cho vào ống nghiệm, đem đi đo phổ GC-MS.
c. Điều kiện chạy máy
30m x 250µm x 0.25µm.
- Chương trình nhiệt độ lị 50oC giữ 0 phút, tăng lên 120oC với tốc độ gia nhiệt 7oC/phút, giữ 0 phút, tăng lên 200o
C với tốc độ gia nhiệt 4oC/phút, giữ 5 phút, tăng lên 300o
C với tốc độ gia nhiệt 20oC/phút, giữ 10 phút. - Buồng tiêm mẫu:
+ Kiểu chia dòng
+ Nhiệt độ buồng tiêm mẫu 280oC + Khí mang He: 7.6522 psi
+ Tỷ lệ chia dòng: 10:1 - Điều kiện khối phổ
+ Khoảng quét phổ khối: 35 – 600 m/z + Nhiệt độ bộ nguồn: 230oC
+ Nhiệt độ bộ tứ cực: 150oC
Định danh thành phần hóa học các dịch chiết tầm gửi cây mít được xác định bằng cách so sánh phổ khối của chúng với phổ khối chuẩn đã được cơng bố có trong thư viện NIST.