KẾT QUẢ TỔNG HỢP VỀ HIỆU SUẤT CHIẾT VÀ ĐỊNH DANH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA TÂM GỬI - CÂY MÍT Ở ĐIỆN BÀN - QUANG NAM (Trang 78)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. KẾT QUẢ TỔNG HỢP VỀ HIỆU SUẤT CHIẾT VÀ ĐỊNH DANH

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

3.3.1. Kết quả tổng hợp về hiệu suất chiết

Thời gian chiết tối ưu của các dung môi thể hiện trong Bảng 3.21.

O OH HO CH3 CH3 CH3 CH3 H3C H3C

Bảng 3.21. Kết quả tổng hợp về thời gian tối ưu hiệu suất chiết và định danh thành phần hóa học

STT Dung môi Nguyên liệu (g) Thời gian tối ưu (h) Số cấu tử định danh Hiệu suất (%) 1 n-hexan Lá 8 10 1.77 Thân 10 8 0.87 2 diclometan Lá 8 7 3.06 Thân 8 14 3.80 3 etyl axetat Lá 10 10 5.64 Thân 8 10 4.88 4 metanol Lá 10 13 9.52 Thân 10 5 11.43 Nhận xét:

- Hiệu suất chiết

Nhìn vào Bảng 3.21. ta thấy hiệu suất chiết càng tăng khi dung môi càng phân cực. Tại các thời gian tối ưu, hiệu suất chiết của dung môi metanol > etyl axetat > diclometan > n-hexan.

Dung môi metanol cho hiệu suất chiết cao nhất: thân (11.43%), lá (9.52%). Tiếp đó là dung mơi etyl axetat: lá (5.64%) cho hiệu suất cao hơn thân (4.88%). Dung môi diclometan: lá (3.06%), thân (3.80%). Cuối cùng là chiết thân với dung môi n-hexan cho hiệu suất chiết kém nhất: thân (0.87%), lá (1.77%).

Hiệu suất chiết: Thân tầm gửi khi chiết với dung môi metanol và diclometan cho hiệu suất cao hơn lá. Ngược lại, lá khi chiết với dung môi n-

hexan và etyl axetat cho hiệu suất chiết cao hơn thân. - Số cấu tử định danh

Dịch chiết lá: Chiết với metanol cho nhiều cấu tử nhất (13 cấu tử) và ít nhất là dịch chiết diclometan cho ít cấu tử nhất (7 cấu tử).

Dịch chiết thân: Chiết với diclometan cho nhiều cấu tử nhất (14 cấu tử) và dịch chiết thân metanol cho ít cấu tử nhất (5 cấu tử).

Nhìn chung, tổng số cấu tử định danh của lá nhiều hơn của thân, trong các cấu tử định danh có sự trùng lặp các cấu tử trong các dịch chiết.

3.3.2. Kết quả định danh thành phần hóa học

a. Kết quả định danh thành phần hóa học trong lá tầm gửi

Các dịch chiết của lá sau khi đem đo GC-MS thu được kết quả ở Bảng 3.22.

Bảng 3.22. Thành phần hóa học trong dịch chiết lá tầm gửi cây mít

STT Tên gọi Diện tích peak (%) n- hexan diclometan etyl axetat metanol 1 beta.-Amyrin 5.23 10.14 8.09 10.54 2 beta.-Sitosterol 3.00 2.16 2.19 2.65 3 9,17-octadecadienal, (Z)- 0.84 0.19 - 2.59 4 Vitamin E 1.65 2.08 0.96 0.31 5 n-hexadecanoic acid 0.72 0.90 1.84 0.46 6 Phytol 0.16 0.31 0.53 1.17 7 cis-13-Octadecenoic acid - - 0.92 - 8 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- - - - 0.82 9 Hop-22(29)-en-3.beta.-ol 0.80 - - - 10 4-((1E)-3-Hydroxy-1- propenyl)-2- methoxyphenol - - 0.13 0.67

STT Tên gọi Diện tích peak (%) n- hexan diclometan etyl axetat metanol 11 Squalene 0.42 0.52 0.35 -

12 Hexadecanoic acid, methyl

ester - - - 0.46 13 Octadecanoic acid - - 0.17 0.41 14 2-Methoxy-4-vinylphenol - - - 0.20 15 4H-Pyran-4-one, 2,3- dihydro-3,5-dihydroxy-6- methyl- - - - 0.19 16 2(4H)- Benzofuranone,5,6,7,7a- tetrahydro-4,4,7a- trimethyl-R) 0.03 - - 0.12 17 2-Pentadecanone, 6,10,14- trimethyl 0.07 - - - 18 Tetradecanoic acid - - 0.08 -

Số cấu tử định danh trong

dịch chiết lá tầm gửi 10 7 10 13

Nhận xét

Kết quả xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá tầm gửi Bảng 3.22. bằng phương pháp GC-MS:

1. Đã xác định được tất cả 18 cấu tử trong 4 dịch chiết: dịch chiết n- hexan, diclometan, etyl axetat và metanol.

2. Trong 4 dịch chiết trên thì số cấu tử tìm được trong dịch chiết metanol là cao nhất 13 cấu tử, tiếp đến là etyl axetat và n-hexan tìm được 10 cấu tử, dịch chiết ít cấu tử nhất là diclometan có 7 cấu tử.

- Hàm lượng beta.-Amyrin là cao nhất và nhiều nhất là trong dung môi metanol (10.54%), tiếp đến là diclometan (10.14%), etyl axetat (8.09%) và n- hexan (5.23%).

- Hàm lượng beta.-Sitosterol, chứa nhiều nhất trong n-hexan (3.00%), tiếp đó là metanol (2.65%), etyl axetat (2.19%), diclometan (2.16%).

- Hàm lượng Vitamin E chứa hàm lượng nhiều nhất trong dịch chiết diclometan (2.08%), sau đó là n-hexan (1.65%), etyl axetat (0.96%).

- Hàm lượng 9,17-octadecadienal, (Z)- (2.59%) có trong dịch chiết metanol và n-hexadecanoic acid (1.84%) có trong etyl axetat.

- Các cấu tử cịn lại có hàm lượng thấp.

4. Sự khác nhau giữa các thành phần trong các dịch chiết

- Các cấu tử có chung trong 4 dịch chiết: n-hexadecanoic acid, Phytol, Vitamin E, beta.-Sitosterol, beta.-Amyrin.

- Cấu tử có chung trong cả 3 dịch chiết: 9,17-octadecadienal, (Z)- (n- hexan, diclometan, metanol); squalen (n-hexan, diclometan, etyl axetat)

- Cấu tử định danh có chung trong 2 dịch chiết:

+ 4-((1E)-3-Hydroxy-1-propenyl)-2-methoxyphenol có trong cả 2 dịch chiết là etyl axetat và metanol.

+ Octadecanoic acid hay 2(4H)-Benzofuranone,5,6,7,7a-tetrahydro- 4,4,7a-trimethyl-R) có chung trong 2 dịch chiết: n-hexan và metanol.

- Một số cấu tử chỉ có trong một loại dịch chiết

+ 2-Pentadecanone, 6,10,14-trimethyl; Hop-22(29)-en-3.beta.-ol chỉ được định danh trong dịch chiết n-hexan.

+ Hay Tetradecanoic acid, cis-13-Octadecenoic acid chỉ được định danh có trong dịch chiết etyl axetat.

b. Kết quả định danh thành phần hóa học trong thân tầm gửi

3.23.

Bảng 3.23. Thành phần hóa học trong dịch chiết thân tầm gửi cây mít

STT Tên gọi

Diện tích peak (%) n-hexan etyl

axetat diclometan metanol

1 n-Hexadecanoic acid 2.52 4.32 3.13 10.33 2 9-Octadecenal, (Z)- - - - 7.22 3 beta.-Amyrin 5.04 6.86 6.61 - 4 beta.-Sitosterol 3.48 4.03 3.62 4.82 5 cis-13-Octadecenoic acid 3.26 2.20 - - 6 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- - 0.96 0.53 2.89 7 Octadecanoic acid 0.26 0.53 0.25 1.36 8 cis-Vaccenic acid - - 1.35 - 9 4-((1E)-3-Hydroxy-1- propenyl)-2-methoxyphenol - 0.42 0.30 - 10 Vitamin E 0.65 - 0.72 - 11 Squalene 0.26 - 0.31 - 12 Tetradecanoic acid - 0.25 0.18 - 13 Phytol 0.13 0.11 0.20 - 14 Phenol, 2-methoxy-4-(1- propenyl)- - 0.19 0.18 - 15 Benzaldehyde, 3-hydroxy-4- methoxy- - - 0.08 - 16 1H-2-Benzopyran-1-one, 3,4-dihydro-8-hydroxy-3- methyl- - - 0.17 -

Số cấu tử định danh trong

Nhận xét

Kết quả xác định thành phần hóa học trong dịch chiết thân tầm gửi Bảng 3.23. bằng phương pháp GC-MS:

1. Đã xác định được tất cả 16 cấu tử trong 4 dịch chiết: dịch chiết n- hexan, diclometan, etyl axetat và metanol.

2. Trong 4 dịch chiết của thân thì số cấu tử tìm được trong dịch chiết diclometan là cao nhất (14 cấu tử), etyl axetat (10 cấu tử), n-hexan (8 cấu tử) và metanol (5 cấu tử).

3. Cấu tử có hàm lượng cao trong các dịch chiết lần lượt

- Hàm lượng % n-Hexadecanoic acid: Chứa nhiều nhất trong dịch chiết metanol (10.33%), sau đó là etyl axetat (4.32%), diclometan (3.13%), n- hexan (2.52%).

- Hàm lượng 9-Octadecenal, (Z)- (7.22%) trong dịch chiết metanol

- Hàm lượng beta.-Amyrin: Có hàm lượng cao nhất trong dịch chiết etyl axetat (6.86%), sau đó diclometan (6.61%), n-hexan (5.04%).

- Hàm lượng beta.-Sitosterol: Chứa nhiều nhất trong metanol (4.82%), etyl axetat (4.03%), sau đó diclometan (3.62%), n-hexan (3.48%).

- Hàm lượng 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- : Chứa nhiều trong dịch chiết metanol (2.89%).

- Các cấu tử cịn lại có hàm lượng thấp

4. Sự khác nhau giữa các thành phần trong các dịch chiết

- Các cấu tử có chung trong 4 dịch chiết: n-hexadecanoic acid, Octadecanoic acid, beta.-Sitosterol.

- Cấu tử có cả chung trong 3 dịch chiết: Phytol, beta.-Amyrin (n-hexan, diclometan, etyl axetat); 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- (diclometan, etyl axetat, metanol)

+ Cis-13-Octadecenoic acid có trong cả 2 dịch chiết là etyl axetat và n- hexan

+ Squalene, Vitamin E có chung trong 2 dịch chiết: n-hexan và diclometan.

+ Phenol,2-methoxy-4-(1-propenyl)-; Tetradecanoic acid; 4-((1E)-3- Hydroxy-1-propenyl)-2-methoxyphenol có trong dịch chiết etyl axetat và diclometan.

- Một số cấu tử chỉ có trong một loại dịch chiết

+ Benzaldehyde, 3-hydroxy-4-methoxy-; 1H-2-Benzopyran-1-one, 3,4- dihydro-8-hydroxy-3-methyl-; 9-Octadecenal, (Z)- chỉ có trong dịch chiết diclometan.

c. Các cấu tử có hàm lượng % cao có trong dịch chiết của thân và lá

Một số cấu tử có hàm lượng cao có trong dịch chiết của thân và lá được thống kê trong Bảng 3.24.

Bảng 3.24. Thành phần hóa học có hàm lượng % lớn

STT Tên gọi

Diện tích peak (%)

n-hexan diclometan etyl axetat metanol Lá Thân Lá Thân Lá Thân Lá Thân

1 beta.-Amyrin 5.23 5.04 10.14 6.61 8.09 6.86 10.54 - 2 n-Hexadecanoic acid 0.72 2.52 0.90 3.13 1.84 4.32 0.46 10.33 3 9-Octadecenal, (Z)- - - - - - - - 7.22 4 beta.-Sitosterol 3.00 3.48 2.16 3.62 2.19 4.03 2.65 4.82 5 cis-13-Octadecanoic acid - 3.26 - - 0.92 2.20 - - 7 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- - - - 0.53 - 0.96 0.82 2.89 7 9,17-octadecadienal 0.84 - 0.19 - - - 2.59 - 8 vitamin E 1.65 0.65 2.08 0.72 0.96 - 0.31 -

9 Octadecanoic acid - 0.26 - 0.25 0.17 0.53 0.41 1.36

10 Cis-vaccenic acid - - - 1.35 - - - - 11 Octadecanoic acid - 0.26 - 0.25 0.17 0.53 0.41 1.36

12 Phytol 0.16 0.13 0.31 0.31 0.53 - 1.17 -

Nhận xét

- Kết quả thống kê ở Bảng 3.24. cho thấy một số cấu tử có hàm lượng % cao lần lượt là:

+ beta.-Amyrin (10.54%) trong dịch chiết metanol của lá có hàm lượng % cao nhất.

+ n-Hexadecanoic acid (10.33%) có trong dịch chiết metanol của thân + 9-Octadecenal, (Z)- (7.22%) có trong dịch chiết metanol của thân + beta.-Sitosterol (4.82%) có trong dịch chiết metanol của thân

+ cis-13-Octadecanoic acid (3.26%) có trong dịch chiết n-hexan của thân + 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- (2.89%) có trong dịch chiết metanol của thân

+ 9,17-octadecadienal (2.59%) có trong dịch chiết metanol của lá + Vitamin E (2.08%) có trong dịch chiết diclometan của lá tầm gửi + Octadecanoic acid (1.36%) có trong dịch chiết metanol của lá + Cis-vaccenic acid (1.35%) có trong dịch chiết diclometan của thân + Phytol (1.17%) có trong dịch chiết metanol của lá

- So với hàm lượng các dịch chiết khác, dịch chiết của thân và lá với dung môi metanol cho các cấu tử có hàm lượng % là nhiều nhất. Các cấu tử trên có hoạt tính sinh học cao:

+ beta.-Amyrin: Có tác dụng như thuốc aspirin, dùng làm thuốc giảm đau, điều trị sốt, ngộ độc gan và các biến chứng quá trình sinh đẻ.

+ n-Hexadecanoic acid: Là một axit béo được ứng dụng để sản xuất xà phòng, mỹ phẩm, thực phẩm (muối natri của axit palmitic được dùng làm chất

phụ gia tự nhiên trong các sản phẩm hữu cơ), sử dụng làm thuốc điều trị tâm thần phân liệt, thuốc an thần.

+ beta.-Sitosterol: Có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ tim mạch, ngăn cản dòng tế bào gây ung thư dạ dày tá tràng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- (hay acid linoleic acid): Là một acid béo thiết yếu, một chế độ ăn uống chỉ thiếu linoleat (dạng muối của acid) gây scaling da nhẹ, rụng tóc. Thúc đẩy việc ăn quá nhiều dẫn đến béo phì, tuy nhiên nó là một chất chống oxy hóa. Được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm (chống viêm, khử mụn…), ứng dụng làm các loại dầu khô nhanh (sử dụng trong các loại sơn dầu và vecni).

+ Vitamin E: Là chất chống oxy hóa

+ Octadecanoic: Sử dụng chủ yếu trong việc sản xuất các chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm như dầu gội đầu và các sản phẩm kem cạo râu.

+ Cis-vaccenic acid: Có tác dụng làm giảm cholesterol [27]

+ Phytol: sử dụng như tiền chất để tổng vitamin E và vitamin K [28] => Các thành phần định danh được có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, điều này làm sáng tỏ những kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng tầm gửi cây mít để chữa bệnh. Ngồi ra, mở rộng ra nhiều hướng nghiên cứu hơn nữa trong việc ứng dụng các chất này trong điều trị bệnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được kết quả như sau 1.1. Xác định được một số thơng số hóa lý của nguồn ngun liệu - Độ ẩm:

+ Độ ẩm của lá tầm gửi tươi nguyên liệu thí nghiệm : 54.83% + Độ ẩm của bột thân khô nguyên liệu thí nghiệm : 4.69% + Độ ẩm của bột lá khơ ngun liệu thí nghiệm : 6.19%

- Hàm lượng tro toàn phần : 8.76%

- Hàm lượng kim loại nặng

+ As, Hg, Cd : không phát hiện.

+ Kim loại Cu: 4.56 mg/kg, Kim loại Pb: 0.64 mg/kg

1.2. Xác định được thời gian chiết tối ưu nhất để thu được dịch chiết có lượng chất tan là lớn nhất.

1.3. Định danh được thành phần hóa học trong các dịch chiết của thân và lá tầm gửi bằng GC/MS

1.4. Trong thành phần định danh nhiều cấu tử có hoạt tính sinh học mạnh.

- Trong đó có những cấu tử có khả năng chữa bệnh làm thuốc giảm đau, điều trị sốt, ngộ độc gan như beta.-Amyrin. Hay Beta-sitosterol làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ tim mạch, chống dòng tế bào gây ung thư dạ dày, tá tràng và n-Hexadecanoic acid sử dụng làm thuốc an thần phân liệt….

=> Điều này là một minh chứng khoa học làm sáng tỏ việc sử dụng tầm gửi cây mít làm thuốc để chữa bệnh trong đời sống dân gian.

2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học của tầm gửi cây mít bằng các dung mơi khác để tìm ra nhiều cấu tử chưa được định danh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

[1] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang nghiên cứu và nhận biết các họ hạt

kín, Nhà xuất bản nơng nghiệp.

[2] Lê Đình Bích – TS. Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản y

học.

[3] Võ Văn Chi, Phương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật - Thực vật bậc

cao, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

[4] Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Vũ Xuân Giang (2014), “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis

(DC.) Dans. và Macrosolen tricolor (L.) Dans.”, Luận văn tiến sĩ , Đại học Dược Hà Nội.

[7] Nguyễn Hồng Hạt, Nguyễn Cơng Hào, Nguyễn Cửu Khoa (2010), “β sitosterol, β-sitosteryl arachidate và một este mới của cây Mộc ký ngũ hùng ký sinh trên cây Mít”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Thanh Xuân (2015), “ hoạt tính kháng khuẩn và kháng ung thư của loài tầm gửi năm nhị (dendrophthoe pentandra (L.) miq.”.

[9] Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học. [10] Nguyễn Kim Phi Phụng, Các phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà

[11] Hoàng Thị San (2010), Phân loại thực vật, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. [12] Trần Văn Sung, Trịnh Thị Thủy, Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010), Các

hợp chất thiên nhiên từ một số cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa

học tự nhiên và công nghệ.

[13] Ngô Vân Thu, Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Nhà xuất bản y học [14] Hoàng Văn Võ (2006), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa

học và một số tác dụng sinh học của loài tầm gửi (Macrosolen

cochincninensis (Lour.) Blume, Loranthaceae.) trên cây mít, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.

Tài liệu tiếng anh

[15] Association of Official Analytical Chemists (AOAC) Official Method 971.21 (2010), Mercury in Food, Flameless Atomic Absorption Spectrophotometric Method.

[16] Association of Official Analytical Chemists (AOAC) Official Method 986.15 (2010), “Arsenic, Cadmium, Lead, Selenium,and Zinc in Human and Pet Foods, Multielement Method”. [17] Association of Official Analytical Chemists (AOAC) Official Method 991.31 (2010), “Aflatoxins in Corn, Raw Peanuts, and Peanut Butter Immunoaffinity Column (Aflatest) Method”.

[17] Association of Official Analytical Chemists (AOAC) Official Method 999.11 (2010), “Determination of Lead, Cadmium, Copper, Iron, and Zinc in Foods, Atomic Absorption Spectrophotometryn after Dry Ashing”.

[18] Adam Hermawan, Retno Murwant, Nina Artant et al. (2011), “Effect of the water extract of M. cochinchinensis (Lour.) Tiegh. leaves on 7,12­dimethylbenz [a] antracene induced female mice liver ca

rcinogensis”, Journal of Chinese Pharmaceutical Sciences, 20: 627­ 632.

[19] Nina Artani, Yelli Ma’arifa and Muhammad Hanafi (2006), “Isolation and identification of active antidioxant compound from star fruit (averrhoa carambola) Misletoe (Dendrophtoe pentandra (L.) Miq.) ethanol extract”, Journal of Applied Sciences, 6(8), pp.

[20] Rahman M. M., Chowdhury MAU, Uddin M. E. et al. (2012), “Macrosolen cochinchinensis(Lour.): Anti­nociceptive and antioxidant activity”, Asian Pacific Journal of Tropical Biomed., 2012: S203­S207. 100

[21] Sayyadakhatoon, Harfh singer, Anil Kumar Goel (2007), “Use of HPTLC to establish the chemotype of a parasitic plant

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SÓ DỊCH CHIẾT CỦA TÂM GỬI - CÂY MÍT Ở ĐIỆN BÀN - QUANG NAM (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)