Tình hình chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

STT Chỉ tiêu ĐVT

Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ

Số lượng Cơ cấu (%) Tính BQ/hộ (con)

Số lượng Cơ cấu

(%) Tính BQ/hộ (con) Số lượng Cơ cấu (%) Tính BQ/hộ (con) 1 Tổng đàn Con 5462 100,00 86 1448 100,00 40 344 100,00 17 Lợn thịt Con 5100 93,37 80 1360 93,92 38 316 91,86 16 Lợn nái Con 362 6,63 6 88 6,08 2 28 8,14 1

2 Phương thức chăn nuôi Hộ 64 100 - 36 100,00 - 20 100,00 -

Công nghiệp Hộ 56 87,50 - 12 33,33 - 2 10,00 -

Bán công nghiệp Hộ 8 12,50 - 24 66,67 - 18 90,00 -

3 Vị trí chăn nuôi Hộ 64 100,00 - 36 100,00 - 20 100,00 -

Trong khu dân cư Hộ 16 25,00 - 30 83,33 - 20 100,00 -

Ngoài khu dân cư Hộ 48 75,00 - 6 16,67 - 0 0,00 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Theo số liệu điều tra, có 54 hộ chăn nuôi nằm ngoài khu dân cư thuộc nhóm quy mô lớn là chủ yếu. Một vài hộ có quy mô trung bình cũng chuyển hoạt động chăn nuôi ra ngoài khu dân cư là do chủ hộ tiến hành đầu tư xây chuồng trại trên ruộng đất được giao.

Chăn nuôi xa khu dân cư có diện tích đất rộng hơn, mật độ hộ chăn nuôi ít, gần cánh đồng, đường giao thông thuận tiện nên các hộ thuận lợi trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, có điều kiện thu gom, xả nước thải sau xử lý ra hệ thống kênh mương dẫn nước tưới khu vực đồng ruộng.

Với những hộ chăn nuôi trong khu dân cư, khó khăn mà hộ gặp phải là xử lý chất thải chăn nuôi, nhiều hộ trước kia chăn nuôi ít xây dựng hầm biogas với thể tích nhỏ đến nay hầm không đủ để chứa chất thải chăn nuôi, dẫn đến việc chất thải được xả trực tiếp ra ngoài môi trường (ra hệ thống rãnh thoát nước chung của cả khu) hoặc có những hộ tự ý xả ra vì cho rằng xả ít ảnh hưởng không đáng kể, phân và nước thải ra cống bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh, làm tắc cống vào những ngày trời mưa và gây ra sự tranh cãi, phản đối hoạt động chăn nuôi của những hộ sống xung quanh, không chỉ vậy mà còn hạn chế việc mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ.

Hệ thống chuồng trại có ảnh hưởng quan trọng đến phương thức quản lý chất thải. Trong số các hộ điều tra, tỷ lệ chuồng trại kiên cố của các nhóm hộ chia theo quy mô là 96,86% đối với quy mô lớn; 88,89% là tỷ lệ của nhóm quy mô trung bình và nhóm quy mô nhỏ thì tỷ lệ này là 50%. Như vậy, chuồng nuôi được đầu tư và quan tâm hơn ở nhóm quy mô lớn và vừa còn nhóm hộ chăn nuôi nhỏ khả năng đầu tư hạn chế, chủ yếu là tận dụng và tự thiết kế nên số hộ có chuồng nuôi bán kiên cố còn khá nhiều, không có hộ nào có chuồng nuôi đơn sơ. 100% hộ đều có hàng rào bao quanh cơ sở chăn nuôi ngăn cách với các hộ khác, trong đó có 70 hộ có tường rào bao bọc (tường được xây bằng gạch) trong tổng 120 hộ điều tra (chiếm 58,3%), còn lại 50 hộ có hệ thống hàng rào bao quanh được quây bằng lưới sắt.

Hệ thống cấp thoát nước của các hộ cũng như các cơ sở chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi của hộ. Hệ thống thoát nước thải phải được xây dựng có quy hoạch theo những căn cứ khoa học và thực tế mới đảm bảo cho chăn nuôi. Tổng hợp kết quả phiếu điều tra thu được từ 120 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa có 61,67% số hộ có

hệ thống thoát nước thải là rãnh xi măng có nắp; 38,33% số trang trại còn lại có hệ thống thoát nước thải là rãnh xi măng không có nắp; không có hộ nào có hệ thống thoát nước là rãnh đất. Đa số các hộ quy mô lớn thiết kế rãnh thoát nước có nắp (48/64 hộ); trong 20 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ có 8/20 hộ có hệ thống thoát nước là rãnh xi măng có nắp.

Về tình hình vệ sinh chuồng trại, hầu hết các hộ thường tiến hành tắm và rửa chuồng cho lợn 1- 2 lần/ngày (95%), tỷ lệ vệ sinh chuồng trại từ 3 -4 lần/ngày thấp hơn chỉ chiếm 5%. Điều này phụ thuộc vào hệ thống chuồng trại và thời gian và điều kiện của từng hộ. Nguồn nước được sử dụng trong chăn nuôi được lấy 100% từ các giếng khoan và khả năng cung cấp nước của các giếng khoan là đủ dùng trong cả năm không có hiện tượng thiếu nước dùng vào mùa khô, như vậy sẽ không ảnh hưởng hay gián đoạn đến việc cọ rửa chuồng hay xử lý chất thải hàng ngày (Bảng 4.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)