DI TRUYỀN PHÂN TỬ CÁC BỆN HỞ NGƯỜI 1 Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH HỌC DI TRUYỀN (word - docx) (Trang 75 - 78)

1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

- Trên NST giới tính ngồi các gen qui định giới tính cịn có các gen qui định tính trạng thường.

- XX ở giống cái, XY ở giống đực: người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua...

- XX ở giống đực, XY ở giống cái: chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây... - XX ở giống cái, XO ở giống đực như ở châu chấu.

2. Di truyền liên kết với giới tínha. Gen trên NST X a. Gen trên NST X

- Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới.

- Có hiện tượng di truyền chéo (cha truyền cho con gái, mẹ truyền cho con trai). - Một gen có 2 alen A, a nằm trên NST X có thể tạo ra 5 kiểu gen khác nhau như sau: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY

Sơ đồ lai giải thích sự di truyền màu mắt ruồi giấm

W  mắt đỏ; w mắt trắng Lai thuận Ptc: XWXW ♀ mắt đỏ x XwY ♂ mắt trắng Gp: XW Xw,Y 1XW Xw: 1XWY 100% mắt đỏ F1 x F1: XW Xw x XWY GF1 XW , Xw XW , Y 1XWXW: 1XWXw: 1XWY: 1XwY

3 mắt đỏ: 1mắt trắng (mắt trắng toàn là ruồi đực) Lai nghịch Ptc: XwXw

♀ mắt trắng

x XWY

♂ mắt đỏ

1XW Xw: 1XwY

½ mắt đỏ: ½ mắt trắng

F1 x F1: XW Xw x XwY

GF1 XW , Xw Xw , Y

1XWXw: 1XwXw: 1XWY: 1XwY

¼ ♀mắt đỏ: ¼ ♀mắt trắng: ¼ ♂mắt đỏ: ¼ ♂mắt trắng

* Phép lai thuận nghịch: là 2 phép lai trong đó có sự hốn đổi kiểu hình của cặp bố mẹ giữa lai thuận và lai nghịch. Mục đích để đánh giá sự ảnh ưởng của giới tính đến sự hình thành 1 tính trạng nào đó

Ví dụ: lai thuận: bố mắt đỏ x mẹ mắt trắng; lai nghịch : bố mắt trắng x mẹ mắt đỏ

b. Gen trên NST Y

- Tính trạng do gen nằm trên NST Y chỉ biểu hiện ở 1 giới. - Di truyền thẳng (cha truyền cho con trai).

Sơ đồ lai giải thích sự di truyền tật dính ngón tay 2 và 3 ở người

Sơ đồ lai Ptc: XX Nữ bình thường x XYa Nam dính ngón Gp: X X,Ya 1XX: 1XYa

Tất cả con gái bình thường: tất cả con trai dính ngón

♂F1 x #: XYa x XX

GF1 X, Ya X

1X X: 1XYa

F2 Tất cả con gái bình thường: tất cả con trai dính ngón

c. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính

Trong thực tiễn, người ta dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái trong chăn ni

Ví dụ: Người ta có thể phân biệt được trứng tằm nào sẽ nở ra tằm đực, trứng tằm nào nở ra tằm cái bằng cách dựa vào màu sắc trứng. Việc nhận biết sớm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao vì ni tằm đực có năng suất tơ cao hơn

3. Các bệnh di truyền liên quan đến NST giới tính3.1. Các bệnh di truyền liên quan đến NST X 3.1. Các bệnh di truyền liên quan đến NST X

Một số bệnh di truyền ở người như bệnh máu không đông hay mù màu đỏ đều là các tính trạng do các gen liên kết với NST giới tính. Sự di truyền chéo thể hiện rõ: ông ngoại bị bệnh truyền gen mầm bệnh cho mẹ, mẹ truyền bệnh cho con trai. Cho đến nay có ít nhất 50 bệnh và 200 dấu hiệu di truyền gắn với NST X của người đã được biết.

- Các NST X và Y có những phần tương đồng chung. Trong những phần này chứa các gen xác định những tính trạng di truyền theo cách như nhau ở cả nam và nữ, như:

+ Bệnh da khô sắc tố: Bệnh nhân siêu nhạy cảm với tia cực tím, dưới ảnh hưởng của các tia này trên phần hở của cơ thể xuất hiện những vết sắc tố thoạt đầu ở dạng tàn nhang, về sau ở các dạng u nhú lớn hơn (nốt ruồi) và cuối cùng là các u. Đối với 2/3 số người mắc bệnh thì bệnh da khơ sắc tố kết thúc nguy hiểm vào lúc bước vào thời kỳ chín sinh dục.

+ Hội chứng Oguti: một bệnh hay gặp ở Nhật, biểu hiện ở viêm màng lưới sắc tố mắt và phát triển dị hình ở võng mạc.

+ Bệnh còi xương do giảm phosphat máu là bệnh mà thận bị suy giảm khả năng tái hấp thu phosphat, dẫn đến việc cốt hóa bất thường làm xương bị cong và bị biến dạng. Đây là bệnh di truyền gen trội liên kết NST X nên người nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn người nam.

+ Hội chứng NST X dễ gãy: là hội chứng di truyền kiểu trội liên kết NST X, thể hiệnsựchậmtrícủangườibệnh.Hộichứngđược gặp với tỷ lệ 1/4.000 ở nam và 1/8.000 ở nữ. Ở người nữ, mức độ chậm trí có xu hướng nhẹ hơn và thay đổi mức độ biểu hiện nhiều hơn ở người nam.

* Các bệnh di truyền do gen trội liên kết với NST X có số lượng ít hơn và có ý nghĩa về mặt lâm sàng không bằng trường hợp di truyền gen lặn trên NST X, ngoại trừ trường hợp hội chứng NST X dễ gãy.

3.2. Các bệnh di truyền liên quan đến NST Y

Phần khơng tương đồng của NST Y có gen xác định nam tính và một số hội chứng: + Màng giữa ngón

+ Tai rậm lơng

* Phần khơng tương đồng của X có các hội chứng:

+ Bệnh máu khó đơng (hemophilia): bệnh có thể được phát triển do kết quả không đủ chất globulin chống chảy máu. Bệnh máu khó đơng đã được mơ tả trong phả hệ các gia đình hồng tộc châu Âu là một trường hợp điển hình, bắt đầu từ nữ hoàng Victoria, sau này gặp ở các hồng tử Tây Ban Nha, Đức, Nga.

+ Bệnh khơng có gamma-globulin làm giảm sút rõ rệt sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm khác nhau.

+ Bệnh đái tháo nhạt: người bệnh bị giảm chức năng của tuyến yên, dẫn đến cơ thể bị mất nước rõ rệt. Trẻ em mắc bệnh này sinh trưởng chậm, rối loạn tâm thần, suy nhược cơ thể đôi khi chết.

+ Bệnh mù màu: rối loạn về khả năng nhìn màu sắc. Hiện tượng rối loạn thị giác này dựa trên cơ sở tác động của nhiều gen. Hiện tượng mù về màu đỏ xanh gọi là chứng mù màu đỏ.

+ Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne: bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính X. Bệnh xuất hiện từ lúc cịn ít tuổi, dần dần dẫn đến tần phế và chết ở tuổi dưới 20. Do đó đàn ơng bị loạn dưỡng cơ Duchenne khơng có con, cịn phụ nữ dị hợp về gen này lại hồn tồn bình thường

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH HỌC DI TRUYỀN (word - docx) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w