Ma trận nội dung hoạt động chương II

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 40)

Nội dung Hoạt động

Sự đa dạng của chất - Nêu sự đa dạng của chất.

- Trình bày một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. - Nêu một số tính chất vật lý, tính chất hóa học của chất. Các thể của chất và sự Nêu khái niệm, tiến hành thí nghiệm và trình bày quá trình

32

chuyển thể diễn ra sự chuyển thể của chất.

Oxygen. Không khí. - Nêu một số tính chất của oxygen và tầm quan trọng của oxygen.

- Nêu thành phần của không khí và vai trò của không khí đối với tự nhiên.

- Tiến hành thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

- Trình bày sự ô nhiễm không khí và nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Bảng 5Bảng 2.3: Bảng so sánh nội dung chương trình chương II của KHTN 6 với

các nội dung tương ứng của các chương trong CT THCS hiện hành.

Chương II: Chất quanh ta CT KHTN 6

Phần tương ứng trong CT cũ

Chương Nội dung

Chất trong đời sống - Mối quan hệ giữa chất và vật thể (trên cơ sở phân loại vật thể). - Chất rất phong phú và đa dạng như vật thể. - Chất vừa có tính chất vật lí vừa có tính chất hóa học. - Chất có 3 thể tổn tại

chuyển hóa qua lại. - Chất cụ thể cẩn xem xét là oxygen (trong không

Vật lí 6

- Chương II: Nhiệt học Từ bài 24 đến bài 29 • Hóa học 8 - Chương I: Chất - Nguyên tử- Phân tử Bài 2. Chất - Chương II. Phản ứng hóa học

Bài 12. Sự biến đổi chất

- Chất ở trong vật sống, vật không sống, vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

- Tính chất của chất, phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

- Thể lỏng, thể rắn, thể khí. - Sự chuyển thể của chất: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sôi.

- Tính chất của oxi, điểu chế và ứng dụng của oxi.

33 khí). Không khí còn có

nhiều khí khác ngoài oxygen.

- Chương IV. Oxi. Không khí - Chương V. Hidro - Nước Bài 36. Nước - Các thành phần của không khí. - Các thành phần và tính chất của nước, vai trò của nước, chống ô nhiễm nguổn nước.

Bảng 6 Bảng 2.4: So sánh CT và mục tiêu của chương II của KHTN 6 với các nội

dung tương ứng của các chương trong CT THCS hiện hành

Chương trình mới CHương trình cũ

Mạch nội dung Yêu cầu cần

đạt về PC-NL Nội dung Mục tiêu

- Sự đa dạng của chất theo sự đa dạng của vật thể.

- Tính chất vật lí và hóa học của một số chất. - Vật thể tự nhiên và vật

thể nhân tạo, vật vô sinh và vật hữu sinh, vật thể và vật liệu, chất liệu. - Một số đặc điểm cơ bản ba thề của chất (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát vẽ hình dạng, thể tích, khả năng - Lấy được các ví dụ về chất (mang ý nghĩa chát liệu) tạo nên vật thể. - Nhận biết được sự đa dạng của vật chất; ba thể cơ bản của chất và sự chuyển đổi các thể của chất. - Trong Vật lí Lớp 6 THCS, Chương 2 Nhiệt học: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của nước. - Trong Hóa học 8, Chương I: Chất, Nguyên tử, Phân tử: Khái niệm về chất và ứng dụng. Thực hiện thành công các thí nghiệm khảo sát các thể của chất Đo đạc tính chất của các chất: điểm nóng chảy, điểm sôi của nước.

Biết mối quan hệ giữa chất và vật thể, tính chất của chất.

34 chịu nén và nêu được

một số ví dụ.

- Vai trò của oxygen đối với đời sống là thành phần quan trọng trong không khí.

35

2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học tự nhiên. học tự nhiên.

2.2.1. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học tự nhiên. nhiên.

Quy trình thiết kế:

Hình 2Hình 2.1. Sơ đồ thể hiện quy trình thiết kế HĐTN trong dạy học môn KHTN

Bước 1: Phân tích nội dung chủ đề KHTN sẽ thiết kế và tổ chức HĐTN

Bước 2: Xác định mục tiêu của HĐTN

Bước 3: Xác định mức độ đạt được của năng lực tìm hiểu tự nhiên và các nguyên lí KHTN

cần được hình thành

Bước 4: Xác định hình thức tổ chức của HĐTN

Bước 5: Xây dựng tiến trình hoạt động

Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS

1. Xác định các phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động.

2. Xác định điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm.

3. Xác định các bước thực hiện.

36

Bước 1: Phân tích nội dung chủ đề KHTN sẽ thiết kế và tổ chức HĐTN

- Phân tích nội dung kiến thức về chủ đề KHTN mà học sinh sẽ lĩnh hội được sau khi trải nghiệm. Xác định các nội dung kiến thức của các lĩnh vực Hóa học, Vật lí, Sinh học,… có liên quan đến chủ đề mà GV tiến hành thiết kế và tổ chức HĐTN.

- Xác định được yêu cầu về kiến thức của HĐTN đối với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục theo đổi mới.

Bước 2: Xác định mục tiêu của HĐTN

Nhằm xác định được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực HS cần hướng tới sau khi học thông qua hoạt động trải nghiệm. Xác định mục đích, mục tiêu học tập và hoạt động chính của HS là gì?

- Về kiến thức: Trình bày được những mục tiêu kiến thức mà HS cần đạt được sau khi trải nghiệm về chủ đề KHTN.

- Về kỹ năng: Trình bày những kỹ năng của HS được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học tập. Mục tiêu kỹ năng xác định gồm nhóm kỹ năng tư duy, nhóm kỹ năng học tập và nhóm kỹ năng khoa học.

- Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của HS. Cần xác định rõ ý thức người học với con người, thiên nhiên, môi trường, ý thức trong học tập và tư duy khoa học.

Bước 3: Xác định mức độ đạt được của năng lực tìm hiểu tự nhiên và các nguyên lí KHTN cần được hình thành

- GV căn cứ vào năng lực tìm hiểu tự nhiên cần đạt được của HS trong môn KHTN để xác định các năng lực cụ thể mà HS sẽ đạt được đối với

37

HĐTN mà GV thiết kế. Các năng lực cụ thể của năng lực tìm hiểu tự nhiên:

+ Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên + Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Đối với mức độ thể hiện các nguyên lí khoa học tự nhiên của mỗi chủ đề trải nghiệm được thiết kế. GV đưa ra mục tiêu cụ thể cần đạt được của các nguyên lí: tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi.

Bước 4: Xác định hình thức tổ chức của HĐTN

Từ nội dung chương/chủ đề KHTN và các mục tiêu cần đạt được của HĐTN và căn cứ vào chủ đề trải nghiệm thiết kế để GV lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Hình thức có thể tổ chức theo cá nhân, theo nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 HS), theo nhóm vừa (từ 5 đến 8 HS), theo nhóm lớn (từ 9 đến 15 HS).

Bước 5: Xây dựng tiến trình hoạt động

- Xác định phương pháp và kỹ thuật dạy học chủ đạo để tổ chức hoạt động; dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học dự án, dạy học hợp tác,...; mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh, ổ bi, sơ đồ tư duy,... - Xác định điều kiện tổ chức hoạt động: không gian (lớp học, ở nhà, phòng

thí nghiệm, cơ sở sản xuất,...); thời gian tổ chức hoạt động, kinh phí,... - Xác định các bước thực hiện hoạt động: nêu rõ thao tác tiến hành.

Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá HS trong quá trình trải nghiệm

Để xây dựng các tiêu chí và bộ công cụ để đánh giá cụ thể đối với mỗi chủ đề về mức độ hiểu biết của HS về kiến thức, kỹ năng và khả năng vận dụng kiến

38

thức, GV có thể sử dụng thang đánh giá năng lực đã được xây dựng. Tuy nhiên, để đánh giá được năng lực tìm hiểu tự nhiên mà học sinh đạt được và các nguyên lí khoa học tự nhiên được hình thành sau mỗi chủ đề đã thiết kế, tôi tiến hành xây dựng các bài tập kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng để đánh giá HS. Phương pháp đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Một số hình thức kiểm tra đánh giá chung như sau:

- Đánh giá bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp bài kiểm tra tự luận.

- Đánh giá bằng bài tập thực hành. - Đánh giá bằng bảng kiểm tra/bảng hỏi.

- Đánh giá bằng bài tiểu luận, đề tài nghiên cứu, dự án vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Đánh giá bằng bảng quan sát của giáo viên.

Ví dụ minh họa:

Quy trình thiết kế HĐTN chủ đề: Ngôi nhà của em như sau:

Bước 1: Phân tích nội dung chủ đề KHTN sẽ thiết kế và tổ chức HĐTN

- Nội dung kiến thức: Chất - Các đồ vật trong gia đình. GV tổ chức cho HS trải nghiệm sau khi học nội dung phần kiến thức: Chất quanh ta – Chương II sách KHTN lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bước 2: Xác định mục tiêu của HĐTN

- Kiến thức

+ Nêu được sự đa dạng của chất.

+ Nêu được một số tính chất vật lý tính chất hóa học của chất. + Trình bày được sự đa dạng của chất có trong gia đình.

39 - Năng lực:

❖ Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất và tính chất của chất. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất.

❖ Năng lực khoa học tự nhiên + Nêu được sự đa dạng của chất.

+ Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất. - Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

+ Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về sự đa dạng của chất và một số tính chất của chất

+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm.

+ Có tinh thần hứng thú, say mê trong học tập. + Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.

Bước 3: Xác định mức độ đạt được của năng lực tìm hiểu tự nhiên và các nguyên lí KHTN cần được hình thành.

- Hình thành được các nguyên lí khoa học Đạt được các nguyên lí khoa học tự nhiên: + Sự đa dạng

+ Tính cấu trúc + Tính hệ thống + Tính tương tác

40

- Hình thành được các năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên: Các năng lực hướng đến:

+ NL nhận thức kiến thức KH. + NL tìm tòi và khám phá TGTN. + NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Bước 4: Xác định hình thức tổ chức của HĐTN

Làm việc theo nhóm 5 người

Bước 5: Xây dựng tiến trình hoạt động

- Phương pháp dạy học: dạy học khám phá - Điều kiện tổ chức hoạt động:

+ Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6. + Giấy A2, bút lông

- Các bước thực hiện

Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin

Cá nhân đọc bài Bài 9: Sự đa dạng của chất – Chương II: Chất quanh ta – SGK Khoa học Tự nhiên của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhóm trưởng phân công thành viên tìm kiếm thông tin trên Internet và các nguồn khác về: các vật thể, các chất, các thể, sự đa dạng của chất.

Hoạt động 2: Thu thập thông tin.

Mỗi cá nhân tiến hành đọc, tìm kiếm, liên hệ với gia đình để tìm các vật thể đúng với yêu cầu của nhóm trưởng.

Hoạt động 3: Phân loại các vật thể và hoàn thành sản phẩm

Sau khi tìm kiếm, các thành viên cùng nhau thảo luận kết quả hoạt động cá nhân để kiểm tra tính chính xác của thông tin.

41 Hoạt động 4: Cuộc thi kể tên đồ vật.

GV đưa chủ đề ví dụ như: vật dụng bằng gỗ, vật dụng bằng nhựa, các chất ở thể lỏng, các vật sống trong nhà của em,... Các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt lên bảng ghi tên đồ vật trong 1 phút. Nhóm nào ghi được nhiều đồ vật chính xác hơn sẽ là đội thắng. Cuộc thi chia thành 2 hoặc 3 vòng tùy thuộc vào số học sinh của lớp.

Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá HS trong quá trình trải nghiệm.

Đối với HĐTN: Ngôi nhà của em, tôi tiến hành xây dựng bài tập kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp kiểm tra tự luận nhằm đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên và nguyên lý khoa học tự nhiên của HS sau trải nghiệm. Cụ thể như sau:

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN LÍ HÌNH THÀNH

CHỦ ĐỀ: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT XUNG QUANH EM

Thời giạn: 15 phút

Họ và tên:... Lớp:...

Câu 1: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất?

A. Nến cháy thành khí cacbon dioxide và hơi nước. B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu.

C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời. D. Cơm nếp lên men thành rượu.

Câu 2: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

42

A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển.

B. Vật thể tự nhiên là vật sống.

C. Vật không sống là vật thể nhân tạo

D. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển còn vật không sống không có các khả năng trên.

Câu 4: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

A. Con mèo, xe máy, con người. B. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su.

C. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối. D. Cây cam, quả nho, bánh ngọt.

Câu 5: Dãy gồm các vật sống là:

A. Cây nho, cây cầu, đường mía B. Con chó, cây bàng, con cá.

C. Cây cối, đồi núi, con chim. D. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam.

Câu 6: Hãy trình bày các đặc điểm chứng tỏ sự đa dạng của chất? (3 thể và ít nhất 5 chất) ... ... ... ... ...

Câu 7: Em hãy kể những công việc mà em thực hiện để tìm hiểu về sự đa dạng của chất xung quanh em. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm này, em có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào? ... ... ... ... ... ... ...

43

Câu 8: Trong thế giới tự nhiên, tất cả các vật thể đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều chất. Theo em, chúng ta có cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không? Em sẽ vận dụng vào thực tiễn như thế nào?

... ... ... ... ... Câu 9: Theo em, hoạt động trải nghiệm: Ngôi nhà của em có đem lại hiệu quả học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)