Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 78 - 79)

Hình 3.4 : Biểu đồ phân phối tần suất số điểm kiểm tra của hai lớp

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Nội dung thực nghiệm.

Chúng tôi dạy thực nghiệm 2 HĐTN: HĐTN chủ đề Ngôi nhà của em,

HĐTN chủ đề Phòng cháy chữa cháy theo tiến trình đã xây dựng ở chương 2.

3.4.2. Tiến trình thực nghiệm.

3.4.2.1. Công việc cần chuẩn bị.

- Xin phép giám hiệu trường THCS Quang Trung – Thái Nguyên cho tiến hành thực nghiệm vào buổi chiều tại lớp 6A1( 40 HS) và 6A2(43 HS).

- Lập kế hoạch thực hiện, chia sẻ với tổ nhóm chuyên môn về nội dung và hình thức tổ chức thực nghiệm sư phạm.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện ban đầu như dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, phiếu học tập, phiếu trả lời, phiếu đánh giá NL của HS

3.4.2.2. Tiến hành tổ chức dạy học.

- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần thiết, chúng tôi tiến hành tổ chức HĐTN.

- Đầu tiết học, GV kiểm tra vở bài tập của HS và kiểm tra việc tự học của HS thông qua một số câu hỏi liên quan đến video bài dạy, một số câu hỏi vận dụng kiến thức trong video vào những tình huống cụ thể.

- Trong quá trình học tập, GV quan sát, theo dõi những biểu hiện và thái độ học tập của HS trong các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, làm cơ sở

70

đánh giá NLKH của học sinh. Đồng thời trực tiếp trao đổi với HS sau mỗi tiết học nhằm kiểm chứng nhận xét của mình về tiết học và chấm phiếu học tập để đánh giá kết quả học tập của HS.

- Ngoài ra cuối tiết học, GV phát phiếu cho HS để các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Sau đó, GV thu lại các phiếu đánh giá này làm căn cứ đánh giá NLTH của HS trong toàn bộ quá trình học tập.

3.4.2.3. Công cụ đánh giá năng lực học sinh.

a. Đánh giá định tính.

Căn cứ vào phiếu điều tra thu được của GV và HS, kết hợp quan sát các hoạt động của học sinh trong giờ học để xác nhận các biểu hiện định tính của NLKH của HS.

b. Đánh giá định lượng.

Sau mỗi HĐTN học sinh ở hai lớp sẽ làm một bài kiểm tra 15 phút liên quan đến nội dung kiến thức bài học. Sử dụng phân tích, thống kê để so sánh sự khác biệt của học sinh hai lớp trước và sau khi làm thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chất quanh ta khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng lực khoa học của học sinh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)