Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số tỉnh và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ (Trang 34)

học với Phú Thọ

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số tỉnh

Sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ đã có nhiều bước tiến bộ song còn rất nhiều những vấn đề cần phải giải quyết. Do đó, vận dụng những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở các địa phương khác là cần thiết, nhất là những địa phương đạt được những thành tựu trong phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời có những đặc điểm tương đồng với Phú Thọ. Ở đây trình bày kinh nghiệm của Vĩnh Phúc và Bắc Giang trong phát triển nông nghiệp.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1997) đến nay, ngành nông nghiệp của Vĩnh Phúc liên tục có tốc độ tăng trưởng khá và hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững.

- Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một trong những nhân tố quan trọng đưa nông nghiệp Vĩnh Phúc đạt được thành tựu lớn là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xác định đây là một trong mười chương trình kinh tế xã hội lớn của tỉnh. Trong chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã hướng tới thế đa canh và chuyển sang sản xuất hàng hóa, đồng thời, trong chính sách phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc đã nhấn mạnh đến yếu tố thị trường cho sản xuất nông nghiệp. Đưa ra những chương trình phát triển thị trường, dự báo thị trường làm tốt công tác thông tin thị trường. Nhờ có chính sách đúng đắn mà giai đoạn 2001-2005 giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản của tỉnh tăng trưởng 7,1% năm, trong đó chăn nuôi tăng 13% năm, thủy sản tăng 19,9% năm [11].

Thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện nhưng có những chương trình ưu tiên cụ thể như: ưu tiên đầu tư cho “sáu cây, ba con”. Nhờ đó mà các vùng sản

xuất hàng hóa hình thành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội tích cực. Các vùng sản xuất hàng hóa như: Lúa chất lượng cao ở Yên Lạc, Vĩnh Tường; bí (bí đỏ, bí xanh) ở Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Dương; Dưa, Cà chua ở Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường; xu xu ở Tam Đảo; thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch. Các loại vật nuôi được ưu tiên phát triển là bò sữa, thủy sản, gia cầm. Những loại cây trồng vật nuôi này cho năng suất gấp hai đến ba lần so với các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống. Giá trị toàn ngành giai đoạn 1997 đến 2011 tăng 6,44 % một năm, trong đó nông nghiệp thuần túy tăng 6,43%/năm, thủy sản tăng 10,7%/năm, giá trị thu nhập bình quân trên một ha diện tích đất canh tác năm 2011 đạt 100 triệu đồng, gấp hơn năm lần so với năm 2000 [11]. Những kết quả đó đem lại sự cải thiện đời sống cho người dân nông thôn đưa sản xuất nông nghiệp Vĩnh Phúc hướng tới một nền sản xuất chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế cao.

- Ưu tiên cho nông nghiệp trên cơ sở coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu để làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp, đầu tư quay trở lại cho nông nghiệp.

Đối với nông dân thực hiện tăng đầu tư giảm đóng góp, tạo ra động lực thúc đẩy người nông dân tích cực sản xuất, tham gia vào thị trường nông nghiệp. Kết quả của việc thực hiện chính sách ưu tiên này là tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệphát triển mạnh mẽ, một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng được hiện đại hóa đang được hình thành ở khắp các vùng nông thôn.

Vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp cũng đã được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm và từng bước thiết lập những cơ chế để bảo vệ môi trường. Chính sách phát triển nông nghiệp an toàn, hướng đến sản xuất rau an toàn, chính sách bảo vệ môi trường nông thôn, thu gom rác thải trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt, các dự án phát triển BIOGA trong chăn nuôi, xử lý rác thải bằng việc xây dựng những lò đốt công nghệ cao. Tuy nhiên, môi trường trong nông thôn, nông nghiệp nhất là ở các làng nghề là chưa được giải quyết triệt để. Rác thải sinh hoạt, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Cũng như nhiều địa phương khác, vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn chưa được giải quyết triệt để.

Trong những năm qua Vĩnh Phúc dù xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, lấy công nghiệp làm trọng tâm. Nhưng, Vĩnh Phúc cũng đã dành nhiều sự quan tâm để phát triển nông nghiệp. Hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp ngày càng hoàn thiện theo hướng tiến đến nền sản xuất hàng hoá, nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía bắc, nông nghiệp Bắc Giang có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Trong những năm qua nông nghiệp của Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu, phát huy được tiềm năng thế mạnh đa dang của tỉnh trung du, miền núi. Quy mô sản lượng nông nghiệp tăng cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn ngày càng hiện đại, thị trường nông sản ngày càng phát triển, đời sống của nông dân ngày càng được cải thiện. Để đạt được những thành tựu ấy tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chính sách thích hợp, tạo ra động lực cho phát triển nông nghiệp.

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung. Tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa theo hướng “5 cây, 3 con”, trong đó 5 cây là: Lúa, lạc, cây ăn quả, rau chế biến, cây lâm nghiệp và 3 con là: Lợn, cá, gia cầm. Năm 2011, sản lượng lúa đạt 623.540 tấn, năng suất 55,5 tạ/ha; sản lượng lạc 26.176 tấn, năng suất đạt 22,7 tạ/ha; diện tích rau an toàn, rau chế biến là 1.054 ha; diện tích vải thiều sớm: 4.600 ha; đàn lợn 1,15 triệu con; gia cầm 14,5 triệu con; thủy sản đạt 18.085 tấn [58]. Cùng với tăng năng suất, sản lượng Bắc Giang đã hướng tới xây dựng hệ thống chế biến, thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, nhờ đó mà hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp ngày càng nâng lên, đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện, tạo đà cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Trong những năm qua, Bắc Giang đã thực hiện nghị quyết của chính phủ (03/2000/NQ-CP) về phát triển kinh tế trang trại và cụ thể hóa thành những chính sách, đề án cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Tỉnh đã tập trung vào tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh trung du,

miền núi để xây dựng các mô hình trang trại và cụ thể hơn với mỗi địa phương do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội riêng có nhưng mô hình trang trại tương ứng như: Trang trại lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp ở huyện Sơn Động, trang trại trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Lục Ngạn, trang trại chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản ở các huyện Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp hòa,…Cùng với đó là xây dựng các gia trại phù hợp với điều kiện của các hộ nông dân. Kinh tế trang trại ở Bắc Giang đã phát triển mạnh mẽ đến năm 2010 toàn tỉnh có 5.510 trong đó có 708 trang trại cây ăn quả, 80 trang trại lâm nghiệp, 420 trang trại chăn nuôi lợn, 3900 trang trai nuôi gia cầm và kinh doanh tổng hợp, trên 400 trang trai thủy sản, nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao [57]. Kinh tế trang trại ở Bắc Giang được khẳng định là một hình thức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả góp phần chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hóa tập trung, khơi dậy được tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nông sản, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Thứ ba, phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của tỉnh. Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề phát triển cùng với việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tập trung và sự phát triển của công nghiệp đã đặt gánh nặng lên vấn đề môi trường. Trước thực tế đó tỉnh đã sớm đề ra những kế hoạch, trương trình hành động và giải pháp để bảo vệ được môi trường nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tỉnh đã đề ra chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh đến 2020. Triển khai kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh, triển khai kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2010- 2015 tầm nhìn 2020. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung thực hiện đề án khắc phục ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đây là điểm nóng trong vấn đề môi trường của tỉnh hiện nay. Tỉnh còn thực hiện chương trình đào tạo nghề cho nông dân mất đất, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giữ gìn bảo vệ môi trường nông thôn.

Với những nỗ lực không nhỏ của cả hệ thống chính trị của tỉnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp và môi trường nông thôn đã có những chuyển biến tích

cực. Từ tháng 4 năm 2010 dự án: tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại Việt Yên, Yên dũng, Hiệp Hòa, đã được thực hiện có hiệu quả. Chất lượng nguồn đất, nguồn nước được cải thiện, điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn, ý thức trách nhiệm của người dân nông thôn trong việc xử lý rác thải và bảo vệ môi trường của người dân nông thôn đã được nâng lên [57].

Để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch và môi trường nông thôn an toàn, tỉnh Bắc Giang đã đưa ra một số giải pháp cơ bản: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp; xây dựng các khu, cụm công nghiệp gắn với đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; đổi mới CS phát triển môi trường nông thôn; xã hội hóa công tác bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn; liên kết chặt chẽ trong việc thực hiện quy hoạch với đề án; giải pháp về tạo vốn để thực hiện các đề án.

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do quá trình phát triển sản xuất cơ bản vẫn cón mang nặng tính tự phát. Cũng giống như các tỉnh trung du, miền núi khác kinh tế của Bắc Giang vẫn còn khó khăn nên mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường được đặt lên cao hơn.

1.3.2. Bài học đối với tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, tập trung nguồn lực để phát triển nông nghiệp hàng hoá, trên cơ

sở phát triển những vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung. Vĩnh Phúc và Bắc Giang

đều coi trọng việc phát triển những vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung để từng bước tiến tới nền nông nghiệp hàng hoá, coi đây là động lực để thúc đẩy nông nghiệp của cả tỉnh. Mặc dù ở các tỉnh này những vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng có thể thấy rằng với đặc điểm về phát triển nông nghiệp về điều kiện kinh tế còn khó khăn với tỉnh Phú Thọ việc huy động nguồn lực để phát triển những vùng hàng hoá tập trung để từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá thực sự là phù hợp và cần thiết.

Thứ hai, tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Các tỉnh đều có chính sách ưu tiên đầu tư cho việc

phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nông thôn. Sự ưu tiên này đem lại sự thay đổi rõ rệt đối với nông nghiệp Vĩnh Phúc. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung và ưu tiên đầu tư cho phát triển xây dựng các cơ sở chế biến, các trung tâm giống, trung tâm khuyến nông, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, các công trình công cộng đã tạo điều kiện để nông nghiệp các tỉnh có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Với Phú Thọ đây cũng là một yêu cầu cấp thiết để có thể phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở có định hướng và giám sát chặt chẽ. Vĩnh Phúc, Bắc Giang đều nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và đều có những thành công trong phát triển kinh tế trang trại. Việc làm tốt công tác dồn điền đổi thửa và huy động nguồn lực từ các chủ thể kinh tế đã khơi dậy được sức mạnh của nông dân trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh còn tồn tại là chưa làm tốt công tác thị trường và công tác cung cấp vốn. Đối với Phú Thọ việc học tập những thành công và rút kinh nghiệm từ những hạn chế của các tỉnh trong phát triển kinh tế trang trại là cần thiết. Với đặc điểm tự nhiên của tỉnh việc phát triển kinh tế trang trại là phù hợp, nhưng cần có định hướng cụ thể, quan tâm, tạo điều kiện về thị trường, về vốn thì mới có thể phát triển vững trắc đối với loại hình kinh tế này.

Thứ tư, tích cực đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Ở các tỉnh việc thu hút đầu tư cả vốn đầu tư nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung còn rất nhiều hạn chế. Do đó chưa tạo ra được nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, đặc biệt là chưa có đủ vốn để hướng đến ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và than thiện với môi trường. Tỉnh Phú Thọ cần rút kinh nghiệm từ các tỉnh để trong tương lai làm tốt hơn nữa việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.

Thứ năm, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái. Ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang trong quá trình phát triển nông nghiệp đã quan tâm tới vấn

đề bảo vệ môi trường bằng các chương trình dự án, các CS. Song nhìn chung vấn đề môi trường ở khu vực sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Sự suy thoái nguồn đất, nguồn nước, việc sử dụng các loại chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt ngày càng trở đáng lo ngại hơn. Đây là một thực tiễn để tỉnh Phú Thọ có thể rút ra những bài học trong quá trình phát triển nông nghiệp. Để không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu mà còn phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, tạo ra nhận thức đầy đủ từ người dân tới chính quyền để có thể bảo vệ được môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Kết luận Chƣơng 1

Phát triển nông nghiệp bền vững là một yêu cầu khách quan mà thực tiễn đặt ra đối với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng để có thể tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bảo vệ được môi trường sinh thái. Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng do sức ép về tăng trưởng nhanh để đáp ứng nhu cầu của xã hội dẫn tới việc chạy theo quy mô sản lượng, tốc độ tăng trưởng mà xem nhẹ việc giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh. Do đó, phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)