- Thời gian thực nghiệm: từ ngày 06/02/2017 đến ngày 24/03/2017 3.4 Cách tiến hành thực nghiệm
3.6.1. Kết quả mức độ hình thành biểu tượng bản thâncủa trẻ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm
nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm
Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ 3 - 4 tuổi thông qua TCHT và thu được những kết quả như sau. Sau một thời gian tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo lại mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ, so sánh với kết quả trước thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của việc hình thành BTBT thông qua TCHT như đề tài đã đề xuất. Qua đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
90
Bảng 3.1: Mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ 3- 4 tuổi ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm (%)
Biểu đồ 1: Mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ3 – 4 tuổi ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm (%)
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả đồ thị trên chúng ta thấy được trước thực nghiệm, mức độ hình thành biểu tượng của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau và đều ở mức độ thấp, sự chênh lệch là không đáng kể.
Biểu hiện cụ thể của trẻ đạt loại trung bình của cả hai lớp chiếm tỉ lệ cao (45-50%). Hầu hết trẻ đã có hiểu biết đúng về bản thân song trẻ mới chỉ
0 10 20 30 40 50 60
Cao Tương đối cao Trung bình Thấp
TNĐC ĐC STT Lớp Sĩ số
Mức độ hình thành biểu tượng về một số loại côn trùng
Cao % Tương đối cao % Trung bình % Thấp % 1 TN 20 4 20 5 25 10 50 1 5 2 ĐC 20 4 20 6 30 9 45 1 5
91
có những hiểu biết về đặc điểm cơ bản nhất của bản thân, chủ yếu là hiểu biết về các giác quan và bộ phận cơ thể. Tỉ lệ trẻ đạt cao chưa nhiều (20%).Đó là những trẻ trong vốn biểu tượng của trẻ có sự thể hiện của 3 tiêu chí.Trong khi đó, số trẻ sắp xếp loại thấp ở cả 2 nhóm trẻ vẫn còn (5%).Những trẻ này hầu như hiểu biết chưa đúng về bản thân và mới chỉ có một vài biểu tượng về một số bản thân
Cụ thể như cháu Nguyễn Minh Tiến biết gọi được tên một số bộ phân trên cơ thể, biết được chức năng các bộ phận như mắt, mũi, tay… nhưng chưa biết về những đặc điểm chung của con người, phân biệt được sự khác nhau của từng người. Hay cháu Lê Gia Huy gọi tên các bộ phận trên cơ thể vẫn còn nhầm lẫn, chưa nắm rõ được chức năng, cách vệ sinh của các bộ phận ấy.
Bảng 3.2: Mức độ hình thành biểu tượng về bản thân của trẻ 3 - 4 tuổi ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm (theo tiêu chí)
Lớp Sĩ số Tiêu chí đánh giá Tổng
1 2 3
TN 20 1.7 1.9 2.5 6.1
ĐC 20 1,8 1.8 2,5 6.1
Biểu đồ 2: Mức độ hình thành biểu tượng về một số loài côn trùng của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
(theo tiêu chí) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TC1 TC2 TC3 TN ĐC
92
Kết quả khảo sát mức độ hình thành biểu tượng về bản thân của nhóm thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm cho thấy:
Mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ tính theo điểm thống kê của 2 nhóm trẻ là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp, sự chênh lệch là không đáng kể. Điểm trung bình các nhóm đều thấp và độ chênh lệch chưa cao.
Tiêu chí 1: Tính chính xác
Điểm của hai nhóm thử nghiệm và đối chứng là 1.7 và 1.8 điểm.Nhiều trẻ còn nhầm lẫn về những đặc điểm của các bộ phận trên cơ thể của trẻ.
Ví dụ:
Cháu Trần Tuấn Linh biết được tên những các bộ phận thường nhắc đến như: tay, chân, mắt, mũi,…
Cháu Ngô Thành Đạt chưa phân biệt được đâu là đặc điểm chung của con người và đâu là sự khác nhau của từng cá nhân.
Tiêu chí 2: Tính phong phú
Trẻ có biểu tượng phong phú về bản thân.Cả hai nhóm trẻ đạt mức trung bình 1.9 và 1.8 điểm.Số lượng các bộ phận cơ thể mà trẻ biết chưa nhiều, những hiểu biết về từng bộ phận còn chưa sâu.
Ví dụ: Cháu Dương Hoài Trang chỉ biết tên những bộ phận mà cháu đã nhìn thấy còn những bộ phận khác thì cháu không hề biết
Tiêu trí 3: Tính khái quát của biểu tượng
Trẻ có thể khái quát được đâu là đặc điểm chung của con người và đâu là đặc điểm riêng của từng cá nhân. Điểm ở tiêu chí này ở cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều là 2.5 điểm.
Ví dụ: Cháu Nguyễn Lan Anh chưa phân biệt đâu là đặc điểm chung của con người, đâu là đặc điểm riêng của từng cá nhân. Cháu chưa phân biệt được điểm khác nhau giữa bạn nam với bạn nữ
Như vậy sự phong phú và việc xác định các BTBT của trẻ là tương đồng nhau và đều chưa cao.Vì thế điểm trung bình của cả hai nhóm đều chưa
93
cao là 6.1 điểm.Mức độ chênh lệch của cả hai nhóm thử nghiệm đối chứng không có sự chênh lệch đáng kể.