Hiệu quả sử dụng vốn l-u động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng ngân hàng (Trang 43 - 46)

- Bộ phận sản xuất của Công ty đợc chia làm 7 xí nghiệp sản xuất và một số Ban, đội chủ nhiệm công trình Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất Trong

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2.3. Hiệu quả sử dụng vốn l-u động

Hiệu quả sử dụng vốn l-u động trong các năm 2001,2002 và 2003

Bảng VI

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Vòng quay dữ trữ, tồn kho 5.06 2.77 2.31

Kỳ thu tiền bình quân 228 155 163

Vòng quay TSLĐ trong kỳ 0.96 1.02 0.92

Hiệu quả sử dụng TSLĐ 0.025 0.021 0.013

Mức đảm nhiệm TSLĐ 1.04 0.98 1.09

Hệ số sinh lời vốn l-u động 0.02 0.021 0.017

Chỉ tiêu Vòng quay dữ trữ, tồn kho : chỉ tiêu này năm sau luôn thấp hơn năm tr-ớc, năm 2001 số lần luân chuyển hàng hoá là 5.06 năm 2002 là 2.77 năm 2003 là 2.31 sự sụt giảm này sẽ ảnh h-ởng đến hiệu quả sử dụng vốn l-u động của Công ty. Khi mà vòng quay dữ trữ, tồn kho lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn l-u động cao, vòng quay mà bé thì hiệu quả sử dụng vốn l-u động thấp. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ gia tăng bình quân hàng tồn kho. Thông qua chỉ tiêu này ta cũng thấy đ-ợc mức dữ trữ của Công ty xây dựng Ngân hàng tăng dần qua các năm dẫn đến ứ đọng vốn, đây là một trong những nhân tố dẫn đến việc hiệu quả sử dụng vốn l-u động bị giảm sút. Công ty cần phải có chiến l-ợc dữ trữ tôt hơn để tránh tình trạng vốn l-u động bị ứ đọng. Sự ứ đọng chủ yếu là do khâu sản xuất kinh doanh không đạt yêu cầu, hay là một số công trình thi công bị kéo dài hơn dự kiến.

Chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân: năm 2001 bình quân cần phải mất 228 ngày để thu hồi đ-ợc một khoản phải thu trong khi đó năm 2002 là 155 ngày và năm 2003 là 163 ngày. Chỉ tiêu này t-ơng đối lớn và ảnh h-ởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn l-u động của Công ty. Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu bé hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đên vòng quay cac khoản phải thu tăng. Trong khi Tổng số ngày trong kỳ lại không thay đổi. Đối với Công ty xây dựng Ngân hàng ngân hàng thì kỳ thu tiền bình quân có ý nghĩa rất qua trong đối với Công ty. Vì hàng năm Công ty bị các đối tác chiếm dụng vốn rất nhiều, hơn nữa tỷ trọng các khoản nợ cũng có xu h-ớng gia tăng. Kỳ thu tiền này mà càng thấp thì sẽ là yếu tố quan trọng giúp Công ty có đủ vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồi bên ngoài.

Chỉ tiêu Vòng quay tài sản l-u động trong kỳ : năm 2001 bình quân khi sử dụng một đơn vị tài sản l-u động đem lại 0.96 đồng doanh thu, năm 2002 là 1.02 và năm 2003 là 0.92. Nguyên nhân là do năm 2002 doanh thu tăng nhanh trong lúc tài sản l-u động sử dụng bình quân tăng chậm hơn. Sự gia tăng doanh thu đã đ-ợc giải thích ở trên còn đối với tài sản l-u động thì chủ yếu là tăng ở các khoản phải thu và hàng tồn kho. Chỉ tiêu này lại giảm xuống ở năm 2003 là do

tốc độ tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu.

Hiệu quả sử dụng tài sản l-u động : năm 2001 một đơn vị tài sản l-u động thì tạo ra 0.025 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2002 là 0.021 và năm 2003 là 0.093. Hiệu quả sử dụng vốn l-u động của Công ty năm sau thấp hơn năm tr-ớc. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Sự sụt giảm này diễn ra ở hai năm liên tiếp, đây là vấn đề đáng lo ngại đối với Công ty. Công ty xây dựng Ngân hàng cần phải đ-a ra những biện pháp cấp bách, phù hợp để đ-a chỉ tiêu này tăng lên trong những năm tiếp theo. Có nh- vậy mới làm tăng hiệu quả sử dụng vốn l-u động của Công ty.

Mức đảm nhiệm tài sản l-u động : Năm 2001 Công ty phải mất 104% đơn vị tài sản cố định để tạo ra một đơn vị doanh thu, năm 2002 phải mất là 98% và năm 2003 là 109%. Chỉ tiêu này của Công ty là t-ơng đối cao, nên ảnh h-ởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn l-u động.

Chỉ tiêu Vòng quay vốn l-u động của công ty năm 2001 là 1.2 năm 2002 là 1.02 và năm 2003 là 0.76 . Chỉ tiêu này năm sau thấp hơn năm tr-ớc, nguyên nhân của sự sụt giảm là tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của tài sản l-u động. Mặc dù hằng năm giá trị tài sản l-u động của Công ty tăng lên để phục vụ cho quá trình sản xuất nh-ng thế vẫn ch-a đủ so với khả năng sản xuất kinh doanh của họ. Vòng quay càng lớn càng chứng tỏ Công ty sử dụng vốn có hiệu quả, nh-ng ở đây vòng quay vốn l-u động ch-a lớn, ảnh h-ởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Công ty cần có các biện pháp thích hợp nhẵm nâng số vòng quay vốn l-u động lên càng cao càng tốt.

Qua phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn l-u động của Công ty xây dựng Ngân hàng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn l-u động là ch-a cao, không đúng với khẳ năng của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng ngân hàng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)