Động cơ điện

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (22) (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT CẤU TRÊN XE ĐIỆN VF E34

3.7. Động cơ điện

Động cơ điện trên ô tô là một dạng máy dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ học để duy trì khả năng vận hành liên tục của xe. Điều này góp phần hạn chế tiếng ồn và độ rung khi xe di chuyển, mang đến cảm giác êm ái và thoải mái trên mọi cung đường.

Một bộ phận quan trọng của động cơ là máy phát điện với khả năng biến đổi động năng được tạo ra khi đang ở bánh răng trung tính (ví dụ như khi xe đang xuống dốc) thành năng lượng điện được dự trữ trong pin.

Động cơ điện được cấu tạo để sử dụng dòng điện AC (dòng điện xoay chiều) hoặc DC (dòng điện một chiều). Đây là hai nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho

xe ơ tơ điện tính đến thời điểm hiện tại. Động cơ AC có xu hướng rẻ hơn và nhẹ hơn động cơ DC, trong khi đó DC đạt hiệu suất khoảng 95% khi đầy tải, cao hơn so với động cơ AC (85% - 95%).

Hệ thống điều khiển động cơ xe ô tô điện

Hệ thống điều khiển động cơxe ô tơ điện chi phối tồn bộ hoạt động của xe điện tại bất kỳ thời điểm nào. Bộ điều khiển hoạt động như một cửa xả giữa động cơ điện và pin, giám sát và điều chỉnh tất cả các chỉ số hiệu suất chính, bao gồm các tác động từ người điều khiển xe, động cơ, pin, bộ điều khiển động cơ, bàn đạp ga, v.v. Theo đó, trung tâm điều khiển này cần được trang bị bộ vi xử lý mạnh mẽ nhằm hạn chế hoặc chuyển hướng dòng điện, cải thiện hiệu suất cơ học của thiết bị hoặc phù hợp với thói quen lái xe của người vận hành. Các bộ điều khiển phức tạp hơn sẽ có khả năng chính xác cao hơn và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.

Hệ thống phanh tái tạo trong bộ điều khiển cũng là một trong những sáng chế đột phá giúp tái tạo tới 15% năng lượng cho động cơ điện, thường được áp dụng khi xe giảm tốc độ. Theo đó, khi người điều khiển đạp phanh, động cơ điện sẽ chuyển sang chế độ đảo ngược, ngăn động năng bị tiêu tốn lãng phí. Điều này trái ngược với các dòng xe truyền thống sử dụng má phanh, tạo ra ma sát ở nhiều cấp độ để giảm tốc và dừng xe nhanh chóng. Một số xe điện của các nhà sản xuất lớn còn được trang bị cơ chế kiểm sốt mức độ phanh tái sinh thơng qua lẫy chuyển số trên vô lăng, không chỉ giúp cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu mà còn gia tăng trải nghiệm thú vị khi lái xe.

Hệ thống truyền động và hộp giảm tốc xe ô tô điện

Chức năng của hệ thống truyền động là truyền năng lượng cơ học đến các bánh xe kéo, tạo ra chuyển động. Hệ truyền động của một chiếc ô tô chạy bằng điện đơn giản hơn nhiều so với xe động cơ đốt trong, do đó có thể tạo ra “khơng gian mở” cho khoang hành khách hoặc khoang hành lý. Mặt khác, động cơ điện có thể được kết hợp với bánh sau bằng cách sử dụng vỏ vi sai để kích hoạt chuyển động.

trong khi hộp số thay đổi RPM để phù hợp với điều kiện dichuyển, bộ giảm tốc phải luôn giảm RPM xuống một mức độ thích hợp. Khi RPM giảm, hệ thống truyền động của xe ơ tơ điện có thể tận dụng mơ-men xoắn cao hơn, cho khả năng tăng tốc cực đại vượt trội.

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (22) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)