Sức mạnh tối đa (max): Đó là khả năng thể hiện sức mạnh lớn nhất của một cơ hoặc một nhóm cơ Kết quả sức mạnh tối đa trong kiểm tra là không thể lặp

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 84 - 86)

- Khi cần phải hoàn chỉnh dự báo kết quả nghiên cứu và cần tìm các phương pháp nghiên cứu hoặc cần thu thập các phương pháp tập luyện và các bài tập được

a. Sức mạnh tối đa (max): Đó là khả năng thể hiện sức mạnh lớn nhất của một cơ hoặc một nhóm cơ Kết quả sức mạnh tối đa trong kiểm tra là không thể lặp

một cơ hoặc một nhóm cơ. Kết quả sức mạnh tối đa trong kiểm tra là không thể lặp lại ngay được sau đó (phải có thời gian nghỉ đủ để hồi phục)... Trong tính toán và sử dụng các kết quả sức mạnh tối đa của cơ thể, người tập thường sử dụng khái niệm nữa của sức mạnh, đó là sức mạnh tương đối. Sức mạnh tương đối được tính theo công thức:

Trong đó: Mtđ: sức mạnh tương đối

Mmax: sức mạnh tối đa P: trọng lượng cơ thể

Trong các bài kiểm tra sức mạnh tối đa, thường sử dụng các máy ghi lực (lực kế) và tính ra đơn vị Niwton (N). Qua kinh nghiệm kiểm tra, người ta thấy rằng sức mạnh tối đa của toàn cơ thể người tập được thể hiện ở tư thế đẩy tạ vai

(đòn tạ đặt ngang vai cố định trên giá) và đứng với góc khuỵu gối 125° đến 135°, sẽ thu được kết quả lớn nhất.

Ngoài ra, dùng máy ghi lực người ta còn có thể kiểm tra sức mạnh tối đa của từng bộ phận cơ thể như: sức mạnh tối đa của lưng; sức mạnh tối đa của cẳng chân; cánh tay; cẳng tay...

b. Sức mạnh - nhanh: Là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian. Việc kiểm tra tố chất này đặc biệt có giá trị ở các môn thể thao đòi hỏi các hoạt động như: tăng nhanh, dừng nhanh bất ngờ (thí dụ: các môn ném đẩy, các môn nhảy...). Vì khả năng sức nhanh luôn bị chi phối bởi trình độ kỹ thuật, mức độ phản ứng nên các bài kiểm tra ở đây cần cố gắng loại trừ hai yếu tố trên ở mức tối đa có thể.

Nội dung các bài kiểm tra sức mạnh - nhanh bao gồm:

- Các loại bật nhảy không có chạy đà: Bật nhảy bằng hai chân (có hoặc không có lăng tay).

- Nhảy 3 bước, 5 bước; bật nhảy cao (kiểu Abalacốp, kiểu Surgent); bật nhảy các cự ly 20m - 30m hoặc bật nhảy 10 giây, 15 giây.

- Các loại chạy tăng tốc: Ở các cự ly 10m - 30m.

- Các loại bài tập thể dục không có dụng cụ: Thí dụ đứng lên ngồi xuống trong 10 giây, 30 giây, chuyển thân 4 tư thế trong 15 giây.

- Các bài tập khác: Kéo tay xà đơn, chống đẩy xà kép (trong 10 giây đến 20 giây), leo dây 5m...

c. Sức mạnh - bền: Cơ sở để đánh giá sức mạnh - bền là tổng số lần lặp lại một hoạt động cho tới mệt hoàn toàn (cấu trúc hoạt động này bao gồm giá trị (%) sức mạnh tối đa và tổng thời gian thực hiện).

Thí dụ: Bật nhảy tay với cao liên tục trong 20 lần. Xác định giá trị trung bình và độ lệch (thành tích của mỗi lần). Số trung bình càng lớn, độ lệch càng nhỏ thì giá trị sức mạnh - bền càng tốt.

Đặc điểm của sức nhanh là có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật động tác và yếu tố sức mạnh. Vì vậy, các bài kiểm tra cần có cấu trúc nội dung sao cho càng loại trừ được hai yếu tố trên, càng có giá trị khách quan. Để có thể đánh giá sức nhanh được đầy đủ người ta chia nội dung kiểm tra sức nhanh ra các loại sau đây:

- Sức nhanh phản ứng (đơn giản, phức tạp).

- Sức nhanh vận động. Bao gồm: thời gian (giây), tốc độ (m/giây) và độ lặp lại (giây-1).

- Sức nhanh động tác.

Một số bài kiểm tra được giới thiệu sau đây chủ yếu thuộc vào loại sức nhanh vận động.

a. Các cự ly chạy tốc độ cao: 10m, 20m, 30m, 40m, 50m, 60m. Khi kiểm tra, chú ý không để kỹ thuật xuất phát chi phối tới kết quả của cự ly chạy.

b. Kiểm tra độ nhanh: vượt qua chướng ngại, thay đổi hướng, tăng và hãm tốc độ. Dưới đây là một số thí dụ:

- Chạy díc dắc 30m (hình 4)

H.4

Mục đích: đánh giá về độ nhanh vận động đa dạng với biến đổi hướng liên tục.

- Chạy “con lắc” (hình 5)

H.5

Mục đích: đánh giá về khả năng nhanh vận động biến đổi hướng.

Cách thực hiện: chạy đi - về (vòng qua cờ) 4 lần. Tính thời gian toàn bộ.

H.6

Đánh giá sức nhanh vận động đa dạng và biên đổi hướng.

Chạy (theo hình 6), vòng qua bốn góc (và ở giữa) ba lần. Tính thời gian.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học THỂ dục THỂ THAO (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)