. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 Kiểm tra bài cũ
TIẾT 17 : YÊU LAO ĐỘNG( TT)
I. MỤC TIÊU:
-Nêu được ý nghĩa của lao động.
-Giúp con người yêu lao động.Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
* Giáo dục kĩ năng sớng:
- Xác định của giá trị của lao đợng
-Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường
II. CHUẨN BỊ:
*GV: Nội dung một số câu truyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động … và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Bài : Yêu lao đợng
2.Bài mới:
*Hoạt động 1:Kể chuyện các tấm gương yêu lao động
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong lớp …
- Hãy kể (tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS kể). Ví dụ:
+ Tấm gương lao động của Bác Hồ: truyện Bác Hồ làm việc cáo tuyết ở Pari; Bác Hồ làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước…
+ Tấm gương các anh hùng lao động: bác Lương Định Của – nhà nông học làm việc không ngừng nghỉ
(sách Tiếng Việt 3), anh Hồ Giáo – nhà chăn nuôi giỏi (sách Tiếng Việt 3 – Chương trình 165 tuần) …
+ Tấm gương các bạn học sinh: có bạn tuổi nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ bố mẹ, gia đình…
- Hỏi: Vậy những biểu hiện lao động là gì? (Gv ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng). *Những biểu hiện yêu lao động là:
+ Vượt mọi khó khăn, chắp nhận thử thách để làm việc của mỉnh…
+ Tự làm lấy công việc của mình. + Làm việc từ đầu đến cuối
*Những biểu hiện không yêu lao động là: + Ỷ lại, không tham gia vào lao động.
+ Không tham gia lao động từ đầu đến cuối.
+ Hay nản chí, không khắc phục khó khăn trong lao động.
*Kết luận:
Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối …. Đó là những biểu
* Hoạt động 2: Trò chơi: “hãy nghe và đoán”
- Gv phổ biến nội quy chơi:
+ Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội có 5 người. Sau mỗi lượt chơi có thể thay người.
+ Trong thời gian 5-7 phút, lần lượt 2 đội đưa ra ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị trước ở nhà để đội kia đoán đó là câu ca dao, tục ngữ nào.
+ Mỗi đội trong 1 lượt chơi được 30 giây suy nghĩ.
+ Mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 5 điểm. + Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều số điểm hơn.
+ 5 HS trong lớp đại diện làm ban giám khảo để chấm điểm và nhận xét các đội.
- Gv tổ chức cho HS chơi thử. Ví dụ:
Đội 1 đọc: Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động xẽ được nhiều người yêu mến; còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến.
Đội 2: Đoán được đó là câu tục ngữ.
Làm biếng chẳng ai thiết Siêng việc ai cũng mời.
- Gv cùng Ban giám khảo nhận xét về nội dung ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà hai đội đã đưa ra.
- GV khen ngợi đội thắng cuộc.
* Một số câu ca dao, tục ngữ: 1. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ 2. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiếu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- Gv yêu cầu mỗi HS hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút.
- Gv yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau: + Đó là công việc hay nghề nghiệp gì?
+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó. + Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì?
- HS trình bày.
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét.
- GV kết luận: Mỗi bạn trong lớp mình đều có những ước mơ về những công việc của mình. Bằng tình yêu lao động, cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình.
- Gv yêu cầu 1 đến 2 HS đọc Ghi nhớ trong SGK
2. Củng cố, dặn dò:
-Chuẩn bị bài : Thực hành kĩ năng cuối kì I.
TUẦN 18
TUẦN 19ĐẠO ĐỨC ĐẠO ĐỨC
TIẾT 19 : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAOĐỘNG ( tiết1) ĐỘNG ( tiết1)
I.
MỤC TIÊU
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
* Ghi chú :Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
* Giáo dục kĩ năng sớng: -Tơn trọng giá trị sức lao đợng.
-Thể hiện sự tơn trọng, lễ phép với người lao đợng.
II. CHUẨN BỊ :
-Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
-Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :1.Bài mới: 1.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Kính trọng biết người lao động.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ của em.
- Yêu cầu mỗi HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ cho cả lớp.
-HS làm việc cá nhân: Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu .
- Nhận xét, giới thiệu :Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm việc ở những lĩnh vực khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” dưới đây.
* Hoạt động 2 :Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên” - Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến rơm rớm nước mắt)
- Chia HS thành 4 nhóm theo 4 tổ. - HS thảo luận nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
1.Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
Vì các bạn đó nghĩ rằng :bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao?
Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó, em sẽ đứng lên, nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà.
- Các nhóm HS nhận xét bổ sung
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm.
-Kết luận: Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thừơng nhất, cũng được người khác tôn trọng.
* Hoạt động 3 :Kể tên nghề nghiệp. - Yêu cầu lớp chia thành 2 đội.
-Thi trò chơi tiếp sức kể tên các nghề nghiệp lao động mà em biết.(thực hiện trong 3 phút)
-HS tham gia thực hiện theo dãy, HS dãy A kể tên một nghề và chỉ định cho HS dãy B, mỗi dãy 5 HS; dãy nào lúng túng sẽ thua.
- Lưu ý các em không được trùng lặp. -GV nhận xét.
Kết luận: trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều nghành nghề khác nhau.
* Hoạt động 4 :Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
+ Những người lao động trong tranh làm nghề gì? + Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào? - Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
*Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
2.Củng cố- Dặn dò:
-Vì sao chúng ta phải biết ơn những người lao động ? … Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao