. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 Kiểm tra bài cũ
TIẾT 16 : YÊU LAO ĐỘNG(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
-Nêu được ý nghĩa của lao động.
-Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.
-Không đồng tình với những bạn lười lao động. * Giáo dục kĩ năng sớng:
- Xác định của giá trị của lao đợng
-Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường
II.CHU ẨN BỊ
Nội dung bài “Làm việc thật là vui” –Sách Tiếng Việt – Lớp 2.
Nội dung một số câu truyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động … và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: 1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo?
2. Bài mới:
*Hoạt động 1:Liên hệ bản thân
- Hỏi: Ngày hôm qua, em đã làm được những công việc gì?Em đã làm được hết bài tập mà cô giáo giao về nhà; Em đã giúp mẹ lau nhà; Em đã cùng mẹ nấu cơm; Em dọn dẹp phòng của mình.
*Kết luận: Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình , nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a” sau đây.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
*Hoạt động 2: Phân tích truyện “một ngày của pê-chi-a”
- Đọc lần 1 câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”. - Chia HS thành 4 nhóm.
+1 HS đọc lại câu chuyện lần 2. +Tiến hành thảo luận nhóm.
+Đại diện các nhóm trình bày kết quả:
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi như trong SGK.
1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện.
+ Trong khi một người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày cày xới đất, mẹ Pê-chi-a hái quả chín đóng vào hòm, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ xây đã xây được bức tường gạch, …) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả.
2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
Pê-chi-a cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó.
3. Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không? Vì sao? Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc … để nuôi sống được bản thân và xã hội.
**Kết luận:
Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung
quanh. Bởi vậy: mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động.
- Hỏi: Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào?
-Tiểu kết: Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động.
*Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau.
1. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời Lạnh. Nhàn nhờ Hồng xin phép hộ với lí do bị ốm. Việc làm của Nhàn là đúng hay sai?
Sai, vì lao động trồng cây xung quanh trường làm cho trường học sạch đẹp hơn, các bạn học tập tốt hơn. Nhàn từ chối không đi là lười lao động, không có tinh thần đóng góp chung cùng tập thể.
2. Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫn từ chối và tiếp tục giúp bố công việc.
Việc làm của Lương là đúng. Yêu lao động là phải thực hiện việc lao động đến cùng, không được đang làm thì bỏ dở.
3. Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết công việc của các bạn.
Nam làm thế chưa đúng. Yêu lao động không có nghĩa là cố làm hết sức mình, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bản thân, làm cho bố mẹ và người khác lo lắng.
4. Vì sợ cô giáo mắng, các bạn chê cười. Vui không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết trồng cây ở trường.
Vui yêu lao động là tốt nhưng ở đây, ông bà đang ốm, rất cần sự thăm hỏi, chăm sóc của Vui. Ở đây, Vui nên về thăm ông bà, làm những việc phù hợp với sức và hoàn của mình.
2. Kết luận: Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân.
3. Củng cố - dặn dò:
Gv yêu cầu mỗi HS về nhà sưu tầm:Các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩ, tác dụng của lao động.
*Kể về sự chăm chỉ lao đợng của mình hoặc các bạn trong lớp, trong trường.
- Chuẩn bị bài : Yêu lao đợng (tt)
TUẦN 17Đ Đ
ẠO Đ ỨC