Có ba cơ chế kháng aminoglycoside ở vi khuẩn là: (1) làm giảm hấp thụ kháng sinh hoặc giảm tính thấm màng tế bào, (2) thay đổi các vị trí liên kết của kháng sinh trên ribosome và làm biến đổi kháng sinh, (3) ở Salmonella, khả năng kháng aminoglycoside là do các kênh bơm ngược thải kháng sinh ra khỏi tế bào. Cơ chế này
13
không đóng vai trò quan trọng trong kháng aminoglycoside ở Salmonella nhưng tạo điều kiện để khángcác kháng sinh khác. Chưa thấy báo cáo nào về biến đổi ribosome là nguyên nhân gây kháng aminoglycoside ở Salmonella. Loài vi khuẩn này sử dụng các cơ chế như biểu hiện các enzyme để biến đổi aminoglycoside qua trung gian plasmid để kháng kháng sinh này. Các enzyme này được phân loại thành ba nhóm và được đặt tên dựa trên các phản ứng mà chúng thực hiện, gồm phosphotransferase
acetyltransferase, và nucleotidyltransferase (Abatcha và ctv, 2014).
Tùy thuộc vào khu vực mà enzyme làm biến đổi, người ta phân aminoglycoside acetyltransferase (AAC) thành bốn nhóm enzyme, bao gồm AAC (1), AAC (2'), AAC (3) và AAC (6'). Các gen mã hóa các enzyme này gọi là aac. Những gen này đã được tìm thấy ở nhiều serovar như Salmonella Agona, Salmonella Typhimurium, Salmonella Newport, Salmonella Copenhagen, Salmonella Kentucky.
Aminoglycoside acetyltransferase có khả năng kháng TOB, GN, và K.
Aminoglycoside phosphotransferase được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào vị trí đặc hiệu mà chúng tiến hành phosphoryl hóa. Nhóm APH (3”) và APH (6) có khả năng kháng STR. Hầu hết các gen mã hóa enzyme này được đặt tên là aph. Nucleotidyl transferase có khả năng kháng aminoglycoside, các enzyme này được chia thành nhiều nhóm dựa trên vị trí biến đổi các nhóm hydroxyl. Gen mã hóa các enzyme này thường được gọi là aad, một số gen còn được gọi là ant. Gen aadAcòn
được gọi là ant (3”), được tìm thấy ở Salmonella, có khả năng kháng STR. Gen aadB,
còn được gọi là ant (2')-Ia, có khả năng kháng TOB và GN (Mascaretti, 2003).