VIII. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
8.3.3 Hoạt động của IMC:
1. Báo động cấp 1:
Ở cấp báo động cấp 1, các họat động chủ yếu là của chủ đập, bao gồm:
1) Giám đốc IMC báo cáo xin ý kiến Trưởng ban điều hành EPP để ban hành báo động 1 và thông báo cho các đơn vị liên quan theo quy định trong Cơ chế và Sơ đồ thông báo.
PIC’s final draft on 3 Dec 2019 24 2) Khẩn trương thu thập tài liệu khí tượng thủy văn, tính toán dự báo lưu lượng lũ đến và xả khỏi hồ, khả năng gây ngập hạ lưu, nhận định xu hướng phát triển để nếu cần nâng mức báo động.
3) Điều chỉnh quy trình vận hành theo mục tiêu xả lũ tối đa bảo vệ công trình, tránh nguy cơ tràn, vỡ đập. Xét duyệt phương án xả lũ tối ưu cho hồ chứa.
4) Thường xuyên giữ liên lạc thông suốt với Trung tâm Khí tượng Thủy văn và các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện EPP theo quy chế và sơ đồ thông báo.
5) Kiểm tra, theo dõi sát tình hình tại khu vực công trình và hồ chứa, kịp thời phát hiện các hư hỏng nếu có để xử lý ngay giờ đầu.
6) Theo dõi và nắm vững tình hình ngập ở hạ du nếu có (do chuyển sang chế độ xả lũ khẩn cấp) để báo cáo thường xuyên cho ban chỉ huy PCTT-TKCN và chủ đập.
7) Lập báo cáo theo quy định.
2. Báo động cấp 2
Từ cấp báo động 2 trở đi, Trưởng ban chỉ huy PCTT-TKCN bắt đầu nắm công việc điều hành thực hiện EPP (trường hợp ủy quyền điều hành BĐ 1) để cùng với chủ đập và các đơn vị liên quan thực hiện các công việc cần thiết.
1) Trưởng ban Điều hành EPP báo cáo xin ý kiến và thông báo lệnh công bố báo động cấp 2 cho tất cả các cơ quan và tổ chức liên quan theo quy định trong Cơ chế thông báo.
2) Tiếp tục theo dõi tình hình lũ đến và xả để điều chỉnh quy trình vận hành hoặc nâng cấp báo động nếu cần thiết.
3) UBND các huyện, xã và các ban PCTT-TKCN nắm thông tin để hỗ trợ chủ đập khi có yêu cầu và khởi động công tác chuẩn bị cần thiết đề phòng tình huống xấu hơn.
4) Thực hiện các điểm 4, 5, và 6 như với Báo động 1. 5) Lập báo cáo theo quy định.
3. Báo động cấp 3
1) Thực hiện các điểm 1, 2, 3, và 4 như với Báo động 2.
2) Thông báo về khả năng ngập lớn cần sơ tán dân theo quy định trong Cơ chế thông báo. 3) Lập báo cáo theo quy định.
4. Báo động cấp 4
1) Trưởng ban điều hành EPP báo cáo xin ý kiến cấp trên (nếu cần) và thông báo lệnh công bố báo động cấp 4 cho tất cả các cơ quan và tổ chức liên quan theo quy định trong Cơ chế thông báo. Phổ biến rộng rãi các thông tin trên hệ thống truyền thanh, truyền hình lệnh sơ tán và kế hoạch sơ tán.
2) Triển khai kế hoạch sơ tán theo nhiệm vụ IMC được phân công.
Những hoạt động của IMC và IME trong ứng với từng cấp báo động trường hợp khẩn
cấp khi xả lũ lớn sự cố đập nêu ở trên cần được tập hợp trong “Bảng kê các hoạt động khẩn
cấp” theo mẫu ở Bảng 2 và đưa vảo Phụ lục EPP (Quyển 1) để dẽ thực hiện.
8.3.4 Hoạt động của UBND các cấp
a. Báo động 1, 2
Nắm tình hình và kiểm tra công tác chuẩn bị sơ tán.
b. Báo động 3
Chuẩn bị sơ tán theo kế hoạch
c. Báo động 4
PIC’s final draft on 3 Dec 2019 25
Bảng 2: Bảng kê các họat động khẩn cấp của IMC và IME (ứng với các cấp báo động) TT Tình huống khẩn cấp (mô tả tóm tắt) Cấp báo động Ghi chú 1 2 3 4 1 Tình huống 1: Xả lũ lớn IME: