Kết quả định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua dạy học theo nhóm chủ đề bất đẳng thức​ (Trang 100 - 101)

9. Cấu trúc của luận văn

3.5.1. Kết quả định tính

Để đánh giá được định tính theo các tiêu chí đã nêu, chúng tôi quan sát và ghi chép cụ thể các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong tiết học, sau đó tiến hành phân tích. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo ý kiến và hồ sơ của giáo viên dạy thực nghiệm, xem vở ghi của học sinh, sử dụng phiếu hỏi ý kiến học sinh. Kết quả định tính được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả định tính Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm % Sau thực nghiệm% TN ĐC TN ĐC 1. Hiểu được lợi ích của học tập môn Toán 87% 86% 96% 86% 2. Thích học môn Toán 80% 85% 98% 85% 3. Hăng hái phát biểu xây dựng bài 90% 92% 99% 92% 4. Tích cực tham gia các hoạt động học tập 95% 94% 98% 94% 5. Trình bày lời giải đúng, ngắn gọn, lô gic 78% 81% 95% 81%

Nhận xét: Sau khi tiến hành thực hiện các kế hoạch bài học ở lớp thực nghiệm thì kết quả học tập cũng như thái độ học tập môn Toán của học sinh được cải thiện. Học sinh hứng thú với những tiết học toán và "chờ đợi" những tiết học hợp tác mà giáo viên mang lại.

Bảng 3.3. Mức độ hứng thú học tập của HS đối với môn Toán Đối tượng Mức độ Lớp 9A1 (TN) Lớp 9A2 (ĐC) SL TL (%) SL TL (%) Rất thích 14 87,5 7 43,75 Thích 2 12,5 7 43,75 Bình thường 0 0 2 12,5 Không thích 0 0 0 0 Tổng 16 100 16 100

Nhìn chung, HS lớp thực nghiệm tỏ ra hứng thú hơn, thích những giờ học toán hơn so với lớp đối chứng.

Hứng thú học tập của HS lớp thực nghiệm còn được thể hiện rõ qua các tiết học chúng tôi đã dự giờ, các em rất hăng hái tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài. Khi phát phiếu điều tra ở lớp thực nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy rõ sự hào hứng và sôi nổi của các em.

Ngoài ra, sau tiết học chúng tôi có cuộc trao đổi lấy ý kiến của GV giảng dạy và dự giờ hầu hết các cô đều cho rằng: Khi đưa các kĩ thuật dạy học hợp tác vào sử dụng trong giờ học toán không khí học tập của lớp sôi nổi hơn, các em tích cực hoạt động xây dựng bài. Nhiều em bình thường còn trầm hoặc nhút nhát nhưng khi học những tiết này các em cũng tích cực tham gia sôi nổi. Tiết học rất thoải mái, không căng thẳng, kết quả HS đạt được cũng cao hơn so với tiết dạy theo tiến trình bình thường.

Ý kiến của giáo viên dự giờ: Khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh được tham gia vào các hoạt động nhiều hơn. Học sinh nào cũng được tham gia các hoạt động dạy học tích cực nên không có hiện tượng học sinh yếu, lười ỷ lại vào các học sinh khác trong nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua dạy học theo nhóm chủ đề bất đẳng thức​ (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)