9. Cấu trúc của luận văn
3.5.3. Nhận xét chung
Từ những nhận xét, đánh giá và phân tích các kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép khẳng định: hoạt động dạy học đã thiết kế ở chương 2 là khả thi. Quy trình thực hiện các bước tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm là hợp lí, đảm bảo tính khoa học và dễ dàng áp dụng vào quá trình dạy học môn Toán ở Trung học cơ sở. Nếu thực hiện hiệu quả quy trình và các hoạt động dạy học này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Toán lớp 9 nói riêng và ở Trung học cơ sở nói chung.
Kết luận chương 3
Qua quá trình thực nghiệm, xử lí, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm về việc áp dụng các biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác thông qua dạy học chuyên đề bất đẳng thức cho học sinh khá, giỏi lớp 9, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
- Dạy học theo nhóm không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả học tập mà còn giúp học sinh phát triển cả năng lực hợp tác. Qua quá trình dạy thực nghiệm học sinh có những tiến bộ đáng kể ở kết quả học tập và các kĩ năng hoạt động hợp tác. Những phân tích cả về mặt định tính và định lượng đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp tác động.
- Dạy học theo nhóm không chỉ giúp học sinh hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, sáng tạo mà còn hình thành cho học sinh hành vi, thái độ tinh thần hợp tác tích cực trong học tập cũng như rèn luyện. Những phẩm chất và kỹ năng học tập này đó có ý nghĩa quan trọng đối với người học trong xã hội hiện đại.
- Quá trình thực nghiệm đều cho kết quả tốt, hợp lí, khả quan. Qua quan sát, trò chuyện, trao đổi với học sinh cũng như phân tích các nội dung học sinh lớp thực nghiệm trình bày trong bài kiểm tra đã khẳng định ưu thế của các kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác đã được đề xuất và thực nghiệm. Áp dụng dạy học theo nhóm định hướng phát triển năng lực hợp tác là một hướng đi đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHUNG
Từ kết quả nghiên cứu lí luận về dạy học hợp tác và tìm hiểu thực trạng vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học chủ đề Bất đẳng thức môn Toán ở THCS; đề xuất quy trình, một số biện pháp dạy học hợp tác môn Toán và tổ chức thực nghiệm, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
1. Làm rõ hơn cơ sở lí luận về dạy học hợp tác trong môn Toán ở THCS. Dạy học theo hướng phát triển năng lực là một phương pháp dạy học nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của người học, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục và thời đại. DH theo hướng phát triển năng lực dựa trên cơ sở tâm lý học, xã hội học, giáo dục học hiện đại. DH theo hướng phát triển năng lực hợp tác lấy hiệu quả mối quan hệ giữa học sinh với học sinh trong dạy học làm trung tâm, lấy mục tiêu là phát triển tri thức và năng lực hợp tác, lấy hoạt động nhóm làm hình thức dạy học cơ bản và lấy thành tích của nhóm làm tiêu chuẩn để đánh giá.
2. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, GV và HS đã có nhận thức đúng đắn, có tinh thần đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác. Bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của phương pháp dạy học hợp tác mang lại thì việc thực hiện ở các trường trung học cơ sở hiện nay còn chưa tốt, chưa có quy trình và chưa có phương pháp khoa học, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được cho quá trình triển khai PPDH nên hiệu quả dạy học còn thấp, manh mún.
3. Đề xuất được quy trình và một số hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở THCS phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán, chỉ ra được một số kỹ thuật dạy học hợp tác quan trọng.
4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã xác nhận tính khả thi của vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn toán ở THCS.
Như vậy, dạy học theo nhóm là một hướng đi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1998), Tổ chức dạy học, một số vấn đề lí luận dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bern Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, Hà Nội, tr.42-45.
3. Nguyễn Thanh Bình (1998), Cải tiến tổ chức hoạt động giáo dục trong trường trung học sơ sở theo phương thức hợp tác, Đề tài cấp cơ sở, mã số B69-49-14 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
4. Vũ Hữu Bình (2005), Nâng cao và phát triển Toán 9, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên 2010), Dạy và học tích cực, Dự án Việt-Bỉ, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Luật giáo dục, NXB thống kê, Hà Nội.
7. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Hỏi - Đáp về một số nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, www.moet.gov.vn
8. Nguyễn Hữu Châu cùng các tác giả (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Bộ giáo dục - Đào tạo, Hà Nội.
9. Phan Đức Chính (2006), Bất đẳng thức, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Cường (2008), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông, Hà Nội.
11. Phạm Kim Hùng (2006), Sáng tạo bất đẳng thức, NXB Tri thức, Hà Nội.
12. Lê Thị Thu Hương (2012), Dạy học phân hóa ở tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 13. Phan Huy Khải (2005), Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
14. Hoàng Công Kiên (2013), Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở tiểu học,
Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
17. Nguyễn Vũ Lương (chủ biên, 2007), Các bài giảng về bất đẳng thức Côsi, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Vũ Lương (chủ biên, 2007), Các bài giảng về bất đẳng thức Bunhiacopxki, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Bùi Văn Nghị (2008), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
20. Trần Phương (2006), Những viên kim cương trong bất đẳng thức Toán học, NXB Tri thức, Hà Nội.
21. Lê Văn Tạc, (1/2004), “Một số vấn đề về cơ sở lí luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí giáo dục, (81), Hà Nội, tr.23-25.
22. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
23. Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên, 2005), 23 chuyên đề giải 1001 bài toán sơ cấp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Phạm Viết Vượng (2012), Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Tiếng Anh
25. Robyn M. Gillies and Andrian F. Ashman., (2003), Co-operative Learning. The Social and Intellectual of Learning in Groups, RoutledgeFalmer, London.
26. Stepanek J.B (1999), The Inclusive Classroom: Meeting the Needs of Gifted Students Differentiating Mathematics and Science Instruction, Northwest Regional Education Laboratory.
PHỤ LỤC 1
Để phục vụ cho việc nghiên cứu dạy học và tổ chức dạy học theo nhóm đạt hiệu quả khi dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh khá giỏi lớp 9, mong Thầy (Cô) vui lòng đọc kĩ những câu hỏi dưới đây và cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp.
Ý kiến của Thầy (Cô) là những đóng góp quý báu cho nghiên cứu của chúng tôi.
Câu 1. Các dạng mô hình tổ chức dạy học Toán trong quá trình dạy học? (đánh dấu x
vào các mức độ sử dụng)
TT Các dạng mô hình tổ chức dạy học
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ 1 Dạng toàn lớp
2 Dạng nhóm
3 Dạng cá nhân
Câu 2. Đồng chí đã chú ý đến việc phát triển ở HS Trung học cơ sở khả năng hợp tác và hoạt động tập thể trong quá trình dạy học môn Toán:
a. Rất chú ý b. Ít khi chú ý c. Chưa chú ý
Câu 3. Theo đồng chí bản chất của DHHT nhóm là:
a. Xếp chỗ ngồi cạnh nhau trong cùng một bàn và để HS làm việc độc lập b. Một HS khá, sau khi đã được GV hướng dẫn, có nhiệm vụ giúp đỡ các HS khác
c. HS trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học
d. HS liên kết và phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập chung của nhóm
e. Một HS khá, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, thay mặt nhóm báo cáo kết quả
Câu 4. Khi tổ chức phân chia lớp thành các nhóm, đồng chí lựa chọn tiêu chí nào sau đây cho các cá nhân của một nhóm:
a. Có cùng một trình độ và năng lực nhận thức.
b. Có đầy đủ các thành phần của trình độ và năng lực nhận thức. c. Có cùng một đơn vị tổ.
d. Có cùng một vị trí ngồi trong lớp học. e. Phân chia ngẫu nhiêu
Câu 5. Số lượng học sinh trong một nhóm đồng chí thường phân chia là mức nào trong các mức sau đây:
a. Ít hơn 4 học sinh b. Từ 4 đến 6 học sinh
c. Từ 6 đến 8 học sinh c. Nhiều hơn 8 học sinh.
Câu 6. Mức độ cần thiết của việc vận dụng DHHT nhómtrong quá trình dạy học Toán ở THCS ?
a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Bình thường d. Không cần thiết
Câu 7. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vận dụng DHHT nhóm? (có thể chọn nhiều phương án)
a. Cơ sở vật chất không đầy đủ
b. Sĩ số lớp quá đông
c. Nội dung dạy học có cấu trúc phức tạp d. Thói quen sử dụng các hình thức dạy học cũ e. Hạn chế trong năng lực sư phạm của GV g. HS chưa có kĩ năng hợp tác
h. Chưa có những biện pháp sư phạm tổ chức DHHT hợp lý i. Không đảm bảo thời gian quy định
k. Khó tạo ra sự hứng thú cho HS
l. Khó khăn trong việc quản lí và tổ chức lớp học
m. Khó khăn trong việc đánh giá cho điểm kết quả hoạt động hợp tác n. Khó khăn trong việc xác đinh các điểu kiện kết hợp, hỗ trợ việc tổ chức DHHT hiệu quả.
Một số thông tin về cá nhân
Tuổi: . . . . .. . .. . .. .. . . .. . . .. . . .. . . .. . . .. .. Trình độ đào tạo: . . . . .. . .. . . .. .. .. . . .. . .
Dạy lớp: . . .. . .. . .. . . .. . . .. . . .. . . .. . . Trường THCS: . . .. . . . .. . .. . . .. . . .. . . .. . . . .. . .. . .
PHỤ LỤC 2
Ngày soạn: 12 / 11 / 2014 Tiết 5
LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố cho HS kĩ năng dùng các quy tắc khai phương một tích và nhân các căn thức bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thức.
2. Kỹ năng
- Tập cho HS cách tính nhẩm, tính nhanh, vận dụng làm bài tập chứng minh, rút gọn, tìm x, so sánh hai biểu thức, chứng minh bất đẳng thức đơn giản.
3. Thái độ
Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo. Rèn luyện năng lực làm việc hợp tác.
4. Tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic; - Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Hợp tác nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.GV: bài soạn, eke 2.HS: đọc trước bài ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
Ngày giảng Lớp Sĩ số
15 / 11 /2014 9A1 16
2. Kiểm tra bài cũ
- HS 1: Phát biểu định lí liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương ? Chữa bài tập 20d) (SGK - 15)
- HS 2: Phát biểu quy tắc khai phương một tích và quy tắc nhân các căn bậc hai? Chữa bài tập 21 (SGK - 15).
Đáp án sơ lược:
2 2 2 2 2 2 2 (3 ) 0, 2. 180 9 6 0, 2.180 9 6 36 9 6 6 (1) a a a a a a a a a a a + Nếu a 0 a a:Vậy 2 2 (1) 9 6aa 6a 9 12aa . + Nếu a 0 a a:Vậy 2 2 (1) 9 6aa 6a 9 a . *BT 21 (SGK - 15): chọn (B). 120 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Luyện tập
*Mục tiêu: học sinh vận dụng được tính chất khai phương, áp dụng được trong chứng minh, rút gọn hoặc so sánh hai biểu thức.
*PP: Phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm
*Phương tiện DH: SGK, bảng phụ
*Dạng 1: Tính giá trị căn thức.
Bài 22 a) b) (SGK - 15): biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành dạng tích rồi tính. a) 132 122
b) 172 82
-GV: em có nhận xét gì về các biểu thức dưới dấu căn ?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
*Dạng 2: Chứng minh Bài 23 (SGK - 15): chứng minh ) (2 3)(2 3) 1. a )( 2006 2005) b và
-HS: biểu thức dưới dấu căn là HĐT thứ 3. -HS 1: 2 2 13 12 (13 12)(13 12) 25 5. -HS 2: 2 2 2 17 8 (17 8)(17 8) 25.9 (5.3) 15.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
( 2006 2005)là hai số nghịch đảo của nhau.
-GV: thế nào là hai số nghịch đảo của nhau ?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Bài 26 (SGK - 16): Bài 27 (SGK - 16):
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo cấu trúc Hòn tuyết và cho HS làm ra phiếu học tập a) So sánh 25 9 và 25 9. b)Với a > 0 và b > 0, chứng minh . a b a b c)So sánh 4và 2 3. d)So sánh 5và - 2. *Cách tiến hành: +GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 8 thành viên.
-HS: hai số là nghịch đảo của nhau khi tích của chúng bằng 1. -HS 1: 2 2 (2 3)(2 3) 2 ( 3) 4 3 1
Vậy VT = VP, ta có điều phải chứng minh. -HS 2: 2 2 )( 2006 2005)( 2006 2005) ( 2006) ( 2005) 2006 2005 1. b Vậy ( 2006 2005)và ( 2006 2005)
là hai số nghịch đảo của nhau.
- HS hoạt động, các đại diện lên bảng trình bày lời giải.
) 25 9 34 25 9 5 3 8 64 a Mà 34 64 25 9 25 9. 2 2 ) ( ) ( ) 2 b a b a b a b a b a b a b ab BĐT cuối đúng với a > 0, b > 0.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
+các cặp đôi thảo luận và lần lượt các cặp điền theo thứ tự: cặp 1 thảo luận và điền vào ô trống thứ nhất, cặp 2 vào ô trống 2, …
+ cặp 1 và cặp 2, cặp 3 và cặp 4 tạo thành 2 nhóm bốn để chia sẻ ý kiến.
+ 2 nhóm bốn kết hợp thành nhóm tám để hoàn thành hết 4 câu hỏi đề ra.
+ GV nêu nhận xét bài làm của các nhóm.
Bài tập nâng cao:
GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo cấu trúc Lắp ghép.
- GV đưa đề bài lên bảng phụ. a) Cho a b c, , 0.Chứng minh rằng: . a b c ab bc ca b) Cho a > 0, b > 0. Chứng minh rằng: . a b a b b a c) Cho a b, 0.Chứng minh rằng: