Không ai không nhận ơn của người khác hay nói cách khác, mỗi người có vô số người ơn Ai cũng có những người ơn kỳ diệu mà không trả ơn được.

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-37 (Trang 28 - 30)

~ Tiểu Đồng

i là người ơn của mỗi người? Nếu bạn phải kể và xếp loại người ơn của mình thì danh sách người ơn chắc phải dài lắm. Nói đơn giản thì ơn là điều gì tốt lành người khác làm cho mình và người ơn là người làm điều gì tốt lành cho mình. Nhiều trẻ nhỏ mẫu giáo ở Úc được các cô giáo dạy về năm người quan trọng đáng tin cậy. Khi các em có chuyện gì không hay, không an toàn thì báo với năm người quan trọng này. Cô giáo xòe bàn tay, vừa tập cho các em học số từ 1 đến 5 vừa nói cho các em nhớ: 1 là mẹ, 2 là cha, 3 là ông bà, 4 là cô giáo và 5 là cảnh sát. Các em mẫu giáo không hiểu gì nhiều, cô dạy sao, ghi nhớ vậy.

Cha, mẹ, ông bà, cô giáo, cảnh sát là những người quan trọng và đều là người ơn. Nếu xã hội không có cảnh sát, con người khó sống an ninh được. Nhưng với năm loại người ơn quan trọng vừa kể, con người vẫn không sống nổi, vì sống con người phải ăn uống, phải học, phải chơi, phải làm việc, có vui buồn, đau ốm, thất bại… Nói chung, con người sống trên đời với ba nhu cầu tinh thần, trí tuệ và thân xác thì không ai không nhận ơn của người khác hay nói cách khác, mỗi người có vô số người ơn.

Về tinh thần, những điều tốt đẹp, cao thượng, làm cuộc đời đáng sống mà con người có được đến nay là ơn của bao nhà tư tưởng, bao người hành động, phấn đấu với nghịch cảnh, ngay cả phải chết để tạo dựng và phát huy. Chẳng hạn, quan niệm tự do và nếp sống dân chủ người dân của nhiều nước hôm nay được hưởng là ơn của vô vàn thế hệ tiền nhân từ nhiều nước trên thế giới qua lịch sử nhiều ngàn năm nay.

Về trí tuệ và vật chất, những kiến thức và ứng dụng kiến thức phục vụ đời sống con

người có được là ơn của biết bao người khổ nhọc tạo nên. Nếu không có những người ơn ấy, làm gì có thơ ca, âm nhạc, hội họa, phim ảnh… như hiện nay. Nếu không có những người ơn ấy, làm gì có điện xài, chạy mát hát, máy điều hòa – làm gì có email bấm một cái là gửi và nhận được thông tin – làm gì có chuyện du hành bằng máy bay nhanh chóng khắp địa cầu. Và nếu con người không có nhau là người ơn, làm gì có cơm ăn ngon, áo quần mặc đẹp, đồ dùng tiện lợi, nhà cửa khang trang…

Bạn nghĩ thử xem ai cũng ăn, giàu nghèo sang hèn đều ăn, nhưng đâu phải ai cũng làm ra thức ăn mà công đầu là do những người làm nông. Chỉ với món bột mì, bánh mì thôi, bác nông dân là người ơn của bao người ăn bánh mì làm từ bột mì xay từ lúa mì do bác làm ra, nhưng đồng thời bác nông dân lại là người nhận ơn của nhiều người khác trong các nhu cầu khác. Chẳng hạn như chuyện mặc, bác là người nhận ơn của người trồng bông vải, chủ hãng dệt, người thợ dệt vải, chủ hãng bán vải, thợ vẽ kiểu, thợ cắt, thợ may, chủ tiệm bán quần áo, nhân viên bán quần áo… Người ăn bánh mì không biết người nướng bánh mì là ai, cũng không biết bác nông dân là ai. Bác nông dân cũng không biết những người góp công sức làm nên quần áo bác mặc là ai. Được một điều là những ơn và nhận ơn vừa kể được bù lại bằng tiền… trả công.

Tuy nhiên, tiền công chỉ có giá trị tương đối. Vào một dịp lễ Phục Sinh, báo The Age đăng bài kể chuyện trứng phục sinh làm bằng sô cô la ngon ngọt được nhiều người yêu thích mua ăn, mua tặng, nhưng tác giả bài báo cũng kể chuyện có những em bé làm việc ở các trại trồng cây ca cao ở Nam Mỹ châu, lương mỗi ngày chỉ 20 xu, chưa

một lần được thưởng thức cái ngon ngọt của miếng kẹo sô cô la mà các em góp công để tạo ra nó.

Và cũng có những công ơn mà tiền không mua được. Có người ốm đau nguy kịch, nếu không có bác sĩ chữa chạy, tiền không hẳn giúp giữ mạng sống của người ấy. Khi ai đó bị ức hiếp vô cớ, một ai đó dám bênh đỡ, người suýt bị ức hiếp không hề dùng tiền để đáp ơn người bênh đỡ mình được? Một người tỵ nạn vượt biển thành công đã trả công cho người tổ chức vượt biển bằng tiền và người tổ chức trả một ít tiền cho người chèo thuyền đưa người vượt biên ra tàu lớn, nhưng sau đó người chèo thuyền bị bắt ở tù, tiền công chèo thuyền có đáng với chuyện người ấy bị ở tù hay không? Ai cũng có nhiều người ơn kỳ diệu mà không trả ơn được. Có người nghĩ vì mình không thể trả ơn cho người ơn của mình được, dù muốn cũng không được, mình chỉ còn cách tỏ lòng biết ơn bằng cách làm ơn cho người khác như người ơn đã làm ơn cho mình. Trí nhớ con người có hạn nên ai cũng dễ quên. Người Úc có cách nhắc người ta nhớ ơn thật đẹp. Để nhắc nhớ công ơn người lính đã hy sinh vì nước Úc, chính phủ Úc cho dựng cột bia nhiều nơi trên chỉ ghi vỏn vẹn ba chữ, “Sợ mình quên/ Lest we forget”.

Người Mỹ có ngày lễ Tạ Ơn/ Thanksgiving Day trọng thể linh đình để nhắc mình sống với lòng biết ơn. Người Việt, có câu tục ngữ

“Uốc nước, nhớ nguồn”. Nhiều chuyên gia cố vấn xã hội và doanh nghiệp cho rằng nếu người ta biết sống với lòng biết ơn, đời người ta tốt lành, đức độ, bình an, hạnh phúc và thành công.

(Bài tái đăng)

A

… Không ai không nhận ơn của người khác hay nói cách khác, mỗi người có vô số người ơn. Ai cũng có những người ơn kỳ diệu mà không trả ơn được. người ơn. Ai cũng có những người ơn kỳ diệu mà không trả ơn được.

cộng_đồng

Sợ mình quên (Lest we for

get) -

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-37 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)