của thời đại và của Việt Nam
Công nghiệp hóa (CNH) không phải là câu chuyện mới. Thế giới đã trải qua chặng đường CNH mấy trăm năm và thể nghiệm mô hình CNH đến mấy thế hệ. Xin tạm sắp xếp như sau: CNH thế hệ thứ nhất gồm các nước Âu Mỹ hồi thế kỷ XVII-XVIII kéo dài mấy trăm năm (còn gọi mô hình cổ điển tuần tự); CNH thế hệ thứ hai mà tiêu biểu là Nhật Bản hồi cuối thế kỷ XIX tới nửa đầu thế kỷ XX, mất chừng 50-60 năm (mô hình phi cổ điển tuần tự); CNH thế hệ thứ ba gồm các nước NICs trong những thập kỷ 60-80 thế kỷ XX, mất 30- 35 năm (mô hình phi cổ điển rút ngắn); ngoài ra, có CNH của các nước Đông Nam Á, các nước Mỹ latinh, các nước chuyển đổi như Việt Nam, Trung Quốc, Nga…
Dĩ nhiên, giữa các thế hệ và mô hình CNH cũng có những khác biệt và đặc trưng riêng, có những kinh nghiệm mang tính phổ quát hoặc những kinh nghiệm mang tính đặc thù không lặp lại. Cũng đã có những tổng kết và đánh giá về CNH, chủ yếu theo hướng tích cực, thuận chiều. Nhưng chúng tôi lại quan tâm
tới vấn đề khác còn đang ít được đề cập: đó là câu chuyện về thất bại của CNH. Vấn đề ở chỗ, cùng với mặt trái và mâu thuẫn đang tăng lên, không thể xem thường nguy cơ rủi ro cao của các quá trình CNH và phát triển trong thời đại ngày nay. Lý luận và thực tiễn cũng chỉ ra, CNH không thể không dựa trên cơ sở kinh kinh tế thị trường và hội nhập (thất bại của CNH xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô- viết đã chứng minh điều này); tuy nhiên, CNH theo con đường phát triển kinh tế thị trường tự do và phương Tây hóa cũng không phải tối ưu. Trong khi một nhóm các nước công nghiệp hàng đầu ở phương Tây đang gặt hái về phát triển thì trái lại, đa số các nước ngoài phương Tây, kể cả các nước chuyển đổi - tức đa số dân cư trên hành tinh lại thất bại sâu sắc trong những nỗ lực CNH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập.
Thất bại của CNH và phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) đã không còn là điều bí mật: “Chủ nghĩa tư bản (CNTB) chỉ giành được thành công trong 10% hoặc 20% dân số thế giới. Còn đối với thế giới thứ ba, đối với những người nghèo chiếm đại đa số dân số