BÀI HỌC KINH NGHIỆM DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 62)

Ngoài ba quốc gia có hoạt động xúc tiến TMĐTXBG nổi bật kể trên, có rất nhiều quốc gia cũng đang thành công ở thị trường TMĐTXBG màu mỡ này. Nhìn chung, các quốc gia đều có điểm tương đồng trong các hoạt động xúc tiến, vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào ba đại diện mà Việt Nam dễ tiếp cận và học hỏi nhất. Bởi Việt Nam hiện đang có nhiều liên kết, hợp tác với doanh nghiệp TMĐT Trung Quốc và Mỹ, ngoài ra còn xét về vị trí địa lý cũng như những tương đồng về văn hóa với doanh nghiệp TMĐT Indonesia. Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG ở các quốc gia trên thế giới, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, hoạt động xúc tiến TMĐTXBG cần được thực hiện một cách có kế hoạch và có chiến lược, dựa vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng từng thị trường, từng đối tượng khách hàng, đâu là phương thức mà tiếp cận khách hàng nhanh chóng và phủ sóng nhất để khi thực hiện các hoạt động xúc tiến thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao. Mỗi bước đi, mỗi quyết định tiến hành các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG nào đó, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để triển khai và thực hiện. Vì vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình cũng như chủ động trong hầu hết mọi yếu tố tác động của môi trường, xác định được đâu là lợi thế, đâu là bất lợi cần phải hắc phục.

Thứ hai, luôn bắt ịp với xu hướng của thời đại công nghệ số để ứng dụng vào các công cụ xúc tiến phát triển như quảng bá trực tuyến, video trực tiếp, sử dụng công nghệ AR và VR, email marketing hay thuật toán AI,... Cụ thể, về quảng bá trực tuyến, thay vì đặt các biển quảng cáo tại các cửa hàng hay nơi trưng bày sản phẩm, in ấn trên các tờ báo, tạp chí thì nay các doanh nghiệp TMĐTXBG nên sử dụng quảng cáo hiển thị trên các trang website của công ty, trên các trang báo mạng hay bất kì một trang có lượt truy cập nhiều như trang phim, ca nhạc, dựa vào các yếu tố như hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt một thông điệp quảng cáo cụ thể nào đó. về video trực tuyến, doanh nghiệp TMĐTXBG có thể ết hợp với người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng thực hiện các video phát trực tiếp trong các hung giờ dễ tiếp cận nhiều hách hàng trên mạng internet qua các kênh mạng xã hội như Youtube, Facebook, VLive,...

Việc Iivestream sẽ giúp doanh nghiệp và người dùng dễ dàng tương tác với nhau, khách hàng có thể xem được hình ảnh thực tế sản phẩm, có thể nhờ bên bán hàng thử sản phẩm như là khách hàng cầm được sản phẩm, cũng như dễ dàng đặt câu hỏi nếu có điều gì thắc mắc về sản phẩm, qua đó thúc đẩy quá trình trao đổi và bán hàng xuyên biên giới diễn ra thuận lợi hơn. Những video này luôn tạo được hấp dẫn bởi nó có độ tin cậy và sự tương tác cao, cũng như đánh trúng tâm lý mua hàng đám đông, mua hàng qua sự phản hồi, đánh giá của người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng. về công nghệ VR, nó mang tới một thế giới ảo hoàn toàn cho người dùng, bằng việc mô phỏng những hình ảnh, âm thanh và cảm nhận thực tế hiến hách hàng dường như lạc vào một thế giới tưởng tượng đầy ngoạn mục, kích thích tất cả các giác quan. Trong khi đó, công nghệ AR là sự kết hợp độc đáo giữa thế giới thực và ảo, bổ sung những sự vật ảo vào môi trường thế giới thực, hiến cho các sự vật như được hiện hữu ngay trước mắt một cách chân thật nhất. Việc mua sắm xuyên biên giới qua mạng internet mặc dù rất phổ biến, nhưng khách hàng vẫn rất e ngại khi đặt hàng trên các sàn TMĐTXBG bởi họ sợ rằng những hàng hóa trên hình ảnh quảng cáo khác so với thực tế hoặc họ muốn trực tiếp thử các sản phẩm trước hi mua nhưng hông thể đến tận nơi để thử thì công nghệ AR đã giải quyết khó khăn này cho họ. Ví dụ, khi khách hàng muốn mua một thỏi son trên trang TMĐTXBG nhưng lại không biết màu son định mua có hợp với màu da của bản thân hay hông thì AR giúp hách hàng có thể thử được tất cả các màu son bằng cách sử dụng ứng dụng có tích hợp AR, sau đó đưa mặt trước máy ảnh điện thoại, chuyển đổi các màu son với thao tác cực kỳ đơn giản. Việc sử dụng công nghệ VR và AR đang dần trở thành xu hướng thúc đẩy mua sắm nhiều hơn, chân thực hơn. Về email mar eting, đây là hình thức tốn ít chi phí nhất trong các hình thức xúc tiến TMĐTXBG. Email marketing phù hợp với hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu tiếp thị, bán hàng tìm iếm những hách tiềm năng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm mới, các chương trình huyến mại. Về thuật toán AI, hầu hết các trang TMĐTXBG lớn họ đều ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh của mình, bởi AI được lập trình siêu việt, từ việc giúp khách hàng tìm mặt hàng thông qua tìm kiếm bằng hình ảnh cho đến cá nhân hóa trải nghiệm giải trí của họ thông qua ứng dụng chatbot. Đồng thời, AI giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về hách hàng, thông qua phân

tích sở thích, tính cách, thói quen tiêu dùng, nhờ đó việc đưa sản phẩm đến khách hàng cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Thứ ba, đối với mỗi biến cố không thể lường trước, doanh nghiệp cần nhạy bén và tìm tòi ra giải pháp cho mình. Xét trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong ngắn hạn doanh nghiệp khó có thể áp dụng các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG như trong bối cảnh bình thường. Doanh nghiệp nào có thể đối mặt và vượt qua được những khó khăn, thách thức từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài thì doanh nghiệp đó sẽ thành công và chiếm lĩnh được thị trường TMĐTXBG rộng lớn này. Nếu doanh nghiệp chỉ thụ động và không biết tự nắm bắt được cơ hội thì doanh nghiệp đó sẽ không thể phát triển và dễ bị lung lay, rất có thể sẽ bị thị trường xoá sổ. Như trong đại dịch Covid-19, hàng nghìn doanh nghiệp trên thế giới đứng trước tình thế phải đóng cửa do lệnh giãn cách xã hội, nếu doanh nghiệp vẫn đầu tư mạnh cho việc xúc tiến TMĐTXBG bằng phương thức trực tiếp thì doanh nghiệp có thể sẽ bị thua lỗ nặng do không thể thu hút khách hàng, những người không đi ra khỏi nhà.

Thứ tư, với tốc độ phát triển nhanh chóng của TMĐTXBG như hiện nay thì các doanh nghiệp cần phối hợp, đề xuất với chính phủ, bộ ban ngành về việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến TMĐTXBG cũng như các hoạt động thanh toán, bảo mật thông tin, thuế quan và đặc biệt là trong hoạt động xúc tiến TMĐTXBG, tạo điều kiện cho các hoạt động xúc tiến diễn ra trôi chảy và đem lại kết quả tốt. Bởi bản thân các doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong sự thành công của TMĐTXBG. Chính họ là những người dẫn dắt và thúc đẩy TMĐTXBG tiến xa hơn nữa, phát huy hết tiềm năng và hai thác được những hía cạnh inh tế mà thị trường rộng lớn này đem lại. Một quốc gia có thị trường TMĐTXBG phát triển là một quốc gia mà ở đó có các doanh nghiệp TMĐTXBG tiên phong, bởi họ là người trong cuộc, là người mà nhìn thấy được những hó hăn hi hoạt động xúc tiến TMĐTXBG. Nếu họ hông là người lên tiếng để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân họ thì hông ai có thể giúp cho họ. Việc các doanh nghiệp chủ động kết hợp, đưa ra các kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước về những điểm bất cập khi thực hiện xúc tiến TMĐTXBG sẽ giúp cho TMĐTXBG nước nhà phát triển toàn diện hơn, các doanh nghiệp sẽ có môi trường tốt nhất để cạnh tranh với các doanh nghiệp TMĐTXBG trên thế giới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tìm hiểu và phân tích các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG đã và đang được áp dụng tại ba nước có tốc độ phát triển TMĐTXBG mạnh mẽ nhất ở trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung, đó là Trung Quốc, Mỹ và Indonesia. Có thể thấy, các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG hiện nay đều được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về TMĐTXBG và xúc tiến TMĐTXBG đã đề cập ở chương 1, song ở mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia lại có các hoạt động xúc tiến nhất định để phù hợp với từng thị trường mà quốc gia đó nhắm tới cũng như thế mạnh của họ. Tiếp đó, tác giả cũng chỉ ra những thành quả mà các quốc gia này đã đạt được nhờ vào việc tiến hành các hoạt động xúc tiến. Tuy rằng rất khó để đánh giá cụ thể ảnh hưởng của các hoạt động xúc tiến này, do còn có rất nhiều yếu tố khác tác động đến TMĐTXBG nhưng không thể phủ nhận rằng các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG là một trong những chất xúc tác chính khiến cho TMĐTXBG phát triển mạnh mẽ và rầm rộ hơn bao giờ hết. Một số kinh nghiệm được rút ra từ việc thực hiện các hoạt động xúc tiến của các quốc gia này chính là bài học cho các quốc gia khác tiếp thu và học hỏi trong việc phát triển TMĐTXBG trong giai đoạn hiện tại và tương lai, trong đó có Việt Nam. Trong chương 3 tiếp theo, tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị dựa trên thực trạng hoạt động xúc tiến TMĐTXBG ở Việt Nam để có thể thúc đẩy hoạt động xúc tiến TMĐTXBG trong nước phát triển và mang lại hiệu quả như mong đợi.

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 CHO CÁC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚITRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1.1. Khái quát tình hình thương mại điện tử Việt Nam

Với xu thế phát triển công nghệ trong khu vực và trên toàn thế giới đã tạo đà cho TMĐT ở Việt Nam từng bước phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong bước phân phối sản phẩm. TMĐT Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của mình đến từng khách hàng trong nước và hơn thế nữa là tiếp cận khách hàng ở thị trường thế giới. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chính phủ Việt Nam đưa ra các lệnh giãn cách xã hội, tránh dịch lây lan, người tiêu dùng Việt Nam không được ra ngoài, thay vào đó mọi hoạt động học tập, làm việc, vui chơi giải trí, mua săm,... đều được thực hiện qua internet. Đây chính là động lực giúp TMĐT Việt Nam có thể phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain& Company (2020), trong năm 2020, tại khu vực Đông Nam Á, việc sử dụng internet tiếp tục tăng với 40 triệu người dùng mới, tăng từ 360 triệu người dùng năm 2019 lên 400 triệu người dùng năm 2020. Cụ thể, xét tình hình sử dụng internet tại Việt Nam, trong khoảng thời gian đại dịch Covid-19 đang diễn ra, số lượng người dùng có xu hướng tăng. Việt Nam được thống kê là nước có tỷ lệ người dùng internet mới cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể có 41% tổng số người tiêu dùng dịch vụ kỹ thuật số là người mới. Khi được hỏi về quyết định có tiếp tục sử dụng các dịch vụ internet sau đại dịch, có 94% số người dùng mới này có ý định tiếp tục sử dụng. Cũng theo công bố của báo cáo trên, người dân Việt Nam sử dụng trung bình 4,2 giờ/ngày truy cập mạng internet vào đỉnh điểm dịch và giảm xuống 3,5 giờ/ngày khi Covid-19 tạm thời được kiểm soát. Trong khi trước Covid-19, người Việt Nam chỉ bỏ ra 3,1 giờ/ ngày để lên mạng. Hơn nữa, có tới 8 trong 10 người nghĩ rằng công nghệ là công cụ quan trọng trong đại dịch xảy ra, nó bắt buộc có trong cuộc sống, giúp mọi người ết nối, giao tiếp, trao đổi mua bán và nhiều

mục đích khác. Xét tại thời điểm công bố báo cáo, ngành TMĐT ở Việt Nam đạt tổng giá trị là 14 tỷ USD với mức tăng trưởng 46%, đây là một con số ấn tượng mà ít quốc gia có thể đạt được. Có thể nói rằng, chính đại dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu sử dụng internet của người Việt Nam, khiến cho TMĐT tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng.

TMĐT có rất nhiều hình thức khi kết hợp ba đối tượng là chính phủ (G), doanh nghiệp (B) và người tiêu dùng (C), trong đó có hai hình thức là B2B và B2C là phổ biến và được áp dụng nhiều hơn cả.

3.1.1.1. Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B)

TMĐT theo mô hình B2B là một trong những hình thức kinh doanh tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao trong lĩnh vực TMĐT. Tại thị trường Việt Nam, hình thức này còn khá mới mẻ, ít được sử dụng và quan tâm cũng như chưa tạo được điểm nhấn trong nền kinh tế chung của Việt Nam. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp còn e rè đối với hình thức này. Đặt trong bối cảnh dịch Covid-19, khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy ở các nước mà chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch, ví dụ như Trung Quốc, Italy, Anh thì doanh nghiệp của các nước mà hợp tác với những nước này khó có thể có nguồn cung sản phẩm được. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải đi tìm đối tác mới, thị trường mới để có thể mở rộng sản xuất, bù đắp tổn thất do đại dịch Covid-19 tác động.

Các trang TMĐT B2B đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Xét ở thị trường Việt Nam, mô hình này đã tạo ra một số thành công nhất định, giúp cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có được các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm đối tác, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các sàn TMĐT này. Có thể kể đến một số website dùng cho giao dịch B2B ở Việt Nam hiện nay như Cvn.com, Gocom.vn, Vietgo.vn, Vietnamesemade.com, Vietnamexport.com, Bizviet.net,... Số lượng các website B2B còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều website đã phải đóng cửa bởi vì không đem lại giá trị cho các doanh nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp sử dụng website đặt ra hoặc chưa tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu mà website hướng đến. Khi công nghệ và kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng cao dẫn đến việc TMĐT B2B cần phải ưu việt hơn và đem đến những trải nghiệm mua sắm dễ dàng và tiện ích giống

như B2C. Người dùng cũng có yêu cầu cao với thiết kế và chức năng trang website B2B sao cho đẹp mắt, bố cục rõ ràng, giá cả được niêm yết và phân đoạn cụ thể để người dùng có thể xem xét giá cả trước, không mất nhiều thời gian khi hỏi lại giá bên nhà cung cấp.

Đối với việc nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến của các doanh nghiệp thì theo “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2020” của Bộ Công thương (2020), đã thực hiện khảo sát trên gần 4.000 doanh nghiệp từ tháng 09/2019 tới tháng 11/2019 trong cả nước, cho thấy email là kênh trực tuyến mà doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, chiếm 84% doanh nghiệp khảo sát. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w