Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, là đầu tàu của mỗi quốc gia, mỗi quyết định của cơ quan này đều mang đến những tác động to lớn đối với thị trường TMĐTXBG Việt Nam.

Đầu tiên, cần tăng cường đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho TMĐTXBG, có như vậy các giao dịch thông qua TMĐTXBG mới thực sự được diễn ra trôi chảy và nhanh chóng.

Thứ hai, triển khai những chính sách vi mô cũng như vĩ mô cụ thể nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực TMĐTXBG trong nước cũng như đưa ra các giải pháp để cải thiện môi trường TMĐTXBG lành mạnh hơn, tránh các tiêu cực từ an toàn thông tin mạng như bị tin tắc tấn công, bị virus, bị đánh cắp thông tin,... Từ đó, giúp tăng lòng tin của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào TMĐTXBG.

Thứ ba, chính phủ cần ban hành những văn bản pháp lý mang tính thiết thực cao hơn, cập nhật hơn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của TMĐTXBG. Bởi thị trường TMĐTXBG luôn biến động và ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào cũng

như các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG. Việc liên tục điều chỉnh pháp luật cũng như bổ sung thêm những điểm thiếu sót trong các văn bản pháp lý quy định về TMĐT nói chung và TMĐTXBG nói riêng giúp cho các chủ thể khi tham gia vào TMĐTXBG nắm được quyền và nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng để từ đó bảo vệ chính bản thân họ, cũng như giúp các doanh nghiệp mới tham gia vào TMĐTXBG có lòng tin vào quyết định của mình hơn nữa.

Thứ tư, phát triển hệ thống thanh toán quốc tế và logistics nhằm tạo bước đệm cho sự TMĐTXBG phát triển mạnh mẽ bởi một trong những nguyên nhân khiến cho TMĐTXBG có thể vận hành một cách nhanh chóng và tiên lợi là nhờ vào đội ngũ và cơ sở vật chất logistics toàn diện giúp việc phân phối hàng hóa dễ dàng cũng như việc thanh toán quốc tế diễn ra đơn giản và gặp ít rủi ro.

Thứ năm, tăng cường ký kết các hiệp định thương mại cũng như hợp tác quốc tế về TMĐTXBG nhằm tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi cho các doanh nghiệp TMĐTXBG Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ, trao đổi về các kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG cũng như phát triển TMĐTXBG trong nước.

Thứ sáu, chính phủ cũng cần đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp TMĐTXBG Việt Nam từ việc hỗ trợ về nguồn vốn, công nghệ, con người đến việc khen thưởng, biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp này. Bởi việc tham gia vào thị trường TMĐTXBG là việc khá mạo hiểm và phải đi đường dài, không thể trong một sớm một chiều mà có thể gặt hái được thành công. Cũng cần nhấn mạnh rằng, nếu TMĐTXBG thực sự được khai thác hết tiềm năng phát triển của mình thì lĩnh vực này sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị kinh tế to lớn, nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một phần của tài liệu 899 xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w