Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Đối với Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Tổng cục Dạy nghề
- Bộ Lao động - TB&XH, Tổng cục Dạy nghề tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho Trung tâm Dạy nghề huyện Định Hóa theo đề án đã được phê duyệt; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề, thiết bị dạy nghề tối thiểu trình độ sơ cấp.
- Ban hành giáo trình chuẩn quốc gia cho các nghề đã có chương trình dạy nghề, nghiên cứu xây dựng chương trình theo hướng mở đế áp dụng linh hoạt, phù hợp cho từng địa phương;
- Hướng dẫn các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề; Xây dựng chương trình, giáo trình kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn học nghề.
- Xây dựng ngân hàng đề thi và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.
4.3.3. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên
- UBND tỉnh, Sở Lao động - TB&XH hằng năm cần giao tăng kinh phí và chỉ tiêu đào tạo nghề theo Đề án 1956; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giao kinh phí dạy nghề nông nghiệp cho Trung tâm Dạy nghề huyện Định Hóa; thực hiện cấp kinh phí trong năm để huyện có cơ sở tổ chức
các lớp dạy nghề đạt chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý, lựa chọn, tư vấn học nghề và giải quyết việc làm cho đội ngũ cán bộ, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên các cơ sở dạy nghề.
- Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, như: Kinh phí điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo nghề hàng năm và giai đoạn; đầu tư thiết bị đào tạo nghề phi nông nghiệp ...
- Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với yêu cầu thực tế tại địa phương; Quan tâm chỉ đạo thực hiện và bố trí các nguồn lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên cấp huyện nhằm phát huy công năng sử dụng và thúc đẩy hoạt động đào tạo, hướng nghiệp có hiệu quả.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động đào tạo nghề nâng cao tay nghề cho người lao động tại doanh nghiệp; tham gia tích cực vào thị trường lao động của tỉnh để đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo nghề.
- Đề nghị các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức rà soát, sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc để phát huy công năng sử dụng các nguồn lực đã được đầu tư và đề xuất xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, như: Các trung tâm của đoàn thể (Trung tâm giới thiệu việc làm của Phụ nữ, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ hội Nông dân) hoạt động chưa có kết quả cao và theo Luật giáo dục nghề nghiệp thì các trung tâm này chỉ đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng.