Đối với UBND huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 124)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.4. Đối với UBND huyện Định Hóa

- UBND huyện hằng năm cân đối nguồn ngân sách địa phương để mở thêm các lớp dạy nghề theo nhu cầu của lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Hỗ trợ kinh phí cho các lớp học nghề để tổ chức đi tham quan các mô hình tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề.

- Bổ sung thêm vốn ngân sách của huyện để tăng cường trang thiết bị dạy nghề tạo điều kiện cho trung tâm dạy nghề huyện cũng nhu các cơ sở dạy nghề khác mở rộng quy mô và phát triển hình thức, ngành nghề đào tạo.

- Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quan tâm hơn nữa đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường tuyên truyền, vận động để lao động nông thôn có nhận thức đúng về việc học nghề, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, từ đó tham gia chủ động, tích cực hơn trong việc học nghề.

- Thực hiện công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề lao động nông thôn trên địa bàn, gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương với mục tiêu giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn tổ chức tốt các lớp dạy nghề trên địa bàn. Quan tâm giải quyết việc làm tại địa phương cho đối tượng sau học nghề. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện.

- Chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách về dạy nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg đối với các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra chặt chẽ hoạt động dạy nghề và học nghề tại địa phương.

- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan thống nhất định mức đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 để trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 sát với tình hình thực tế tại địa phương theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo việc làm, tăng thu nhập sau đào tạo đạt tỷ lệ từ 80% trở lên theo quy định.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là một trong những nhiệm vụ và giải pháp được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và thể hiện rõ quan điểm nhất quán trong mọi chủ trương, đường lối phát triển đất nước. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn chính là giải pháp cho việc giải quyết vấn đề lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, luận văn đã nghiên cứu và đạt được một số kết quả chủ yếu, đó là:

Về lý luận, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề

gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nội dung quản lý đào tạo nghề gắn với CDCCKT; những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo nghề gắn với CDCCKT; bài học kinh nghiệm thực tiễn từ huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) và huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), rút ra được sáu bài học có thể vận dụng cho huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Về thực trạng, phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo nghề gắn với

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, lao động nông thôn qua đào tạo nghề đã biết áp dụng những kiến thức khoa học, kỹ thuật, kỹ năng nghề vào sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên trong thực tế chất lượng công tác đào tạo nghề của huyện còn khá khiêm tốn, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của địa phương về

ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, ngành nghề đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện, của tỉnh cũng như xu thế phân bổ nguồn nhân lực có chất lượng qua đào tạo nghề. Đồng thời, xác định nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Về giải pháp, đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Các giải pháp chỉ ra áp dụng cho địa bàn huyện là: Quy hoạch mạng lưới dạy nghề trên địa bàn huyện; Nâng cao trình độ học vấn dân cư; Nâng cao chất lượng hoạt động định hướng nghề nghiệp; Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Nâng cao năng lực trung tâm giới thiệu việc làm.

Về điều kiện thực thi giải pháp, luận văn đã đưa ra bốn nhóm điều

kiện kiến nghị với các cấp, bộ, ngành và địa phương để thực hiện thành công các giải pháp đề xuất trong lộ trình từ nay đến năm 2022.

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS. Bùi Quang Tuấn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo trong Hội đồng, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Định Hóa để em tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trân Hữu Hân. Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2003, tr11.

2. Nguyễn Văn Bảy (2011), "Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - một đòi hỏi bức thiết hiện nay",Tạp chí quốc phòng toàn dân.

3. Nguyễn Thị Cành (2001). Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và kết quả điều tra doanh nghiệp về nhu cầu lao động. NXB Thống kê, 2001, tr.31.

4. Phạm Đức Chính (2006), Giáo trình kinh tế lao động, NXB Đại học Quốc gia Thành Phố HCM

5. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB giáo dục Việt Nam.

6. Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam. NXB Chính Trị quốc gia Hà Nội, 1997. tr112. 7. Trần Thị Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê 8. Trần Hoàng (1997), Thị trường lao động ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế

số 2/1997, tr21-23

9. Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên). Thị trường lao động Việt Nam - Định hướng và phát triển. NXB Lao động và xã hội, Hà Nội, 2002, tr.7. 10. Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009 về “Đào tạo

nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Dạy nghề

12. Trần Minh Nguyệt (2011), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

13. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

14. Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

15. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Website

16. Thanh Hùng, “Trấn Yên: Đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế”,http://www.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-

tuc.aspx?ItemID=478&l=TinSoNganhDiaphuong, truy cập ngày 20/5/2017 17. An Nhiên, Hội ND Kim Bảng (Hà Nam): Gắn đào tạo nghề với giải

quyết việc làm cho nông dân,

http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1074/54268/hoi-nd-kim-bang- ha-nam-gan-dao-tao-nghe-voi-giai-quyet-viec-lam-cho-nong-dan, truy cập ngày 31/8/2017

18. http://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/nhan-thuc-tich-cuc-ve-dao-tao- nghe/636209.antd, truy cập ngày 11/10/2017

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

Kính chào anh/chị!

Hiện tôi đang tiến hành khảo sát công tác quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Những thông tin anh/chị sắp cung cấp sẽ là những thông tin rất hữu ích cho nghiên cứu của tôi để đề ra những biện pháp nâng cao công tác quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Định Hóa. Những thông tin này chỉ dùng cho mục đích tổng hợp thành tình hình chung, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, khuyến nghị chính sách, các thông tin của từng cá nhân sẽ được tuyệt đối được giữ bí mật. Anh/ chị vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Xin cám ơn sự giúp đỡ của anh/chị !

Vui lòng đánh dấu “X” vào phương án thích hợp!

I. THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

1. Họ và tên:………

2. Địa chỉ: Thôn/bản………Xã/thị

trấn/phường………….Huyện/Tp……….

3. Trình độ học vấn: ……….

4. Độ tuổi: Dưới 31 tuổi Từ 31 đến 35 tuổi Từ 36 đến 40 tuổi Trên 40 tuổi

5. Giới tính: Nam Nữ

6. Dân tộc: Tày Kinh Dao H’mông Khác (tên cụ thể): ………

7. Công việc hiện tại của anh/chị:

Kinh doanh tự do Làm nông Công nhân Khác

8. Tên Trường dạy nghề/ Trung tâm dạy nghề anh chị đã theo học:

………

9. Thời gian của khóa học đã được học:

Tập huấn < 1 tuần Tập huấn từ 1 tuần đến dưới 1 tháng Sơ cấp Trung cấp Đại học Khác (cụ thể):…………

10. Nghề cụ thể đã được học:

Trồng lúa Trồng chè Nuôi cá Nuôi lợn Nuôi gà vịt Thợ mộc Thợ may Thợ hàn Nghề khác (cụ thể):………..

11. Nguồn tài chính nào chi trả cho khóa học:

Bản thân và gia đình Doanh nghiệp cử đi học Ngân sách xã

Ngân sách huyện Ngân sách tỉnh Ngân sách trung ương Dự án ( tên cụ thể):……….

II. THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ

Anh/ chị hãy cho biết mức độ đồng ý của bản thân với các yếu tố liên quan đến công việc đảm nhận trong Nhà trường hiện nay bằng cách đánh dấu “X” vào phương án thích hợp với lựa chọn của mình theo quy ước:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

TT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý 1 2 3 4 5 I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1 Nâng cao thu nhập và việc làm cho người học 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

3 Giảm nghèo bền vững cho các hộ dân trên địa bàn

II. NỘI DUNG ĐÀO TẠO NGHỀ

1 Nội dung giảng dạy hướng tới các công nghệ tiên tiến 2 Nội dung học tập có thể áp dụng và thực tiễn sản xuất 3 Khóa học linh hoạt, mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu học

nghề của người học

4 Chương trình học, nội dung học, ngành đào tạo thiết thực 5 Lượng kiến thức, kỹ năng phù hợp với sức học của học viên

III. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ

1 Chương trình giảng dạy cân đối giữa lý thuyết, thực hành, thực tập

2 Hình thức đào tạo nghề đa dạng, phong phú

3 Giảng dạy phương pháp chỉ dẫn, kèm cặp chỉ bảo công việc

4 Đào tạo theo quy định của Bộ và ngành

IV. NGUỒN TÀI CHÍNH HỖ TRỢ

1 Hỗ trợ kinh phí học tập lý thuyết (không phải nộp học phí) 2 Hỗ trợ kinh phí thực hành (không phải nộp kinh phí

thực hành: nguyên vật liệu, thuê máy móc,…)

3 Hỗ trợ kinh phí thực tập ngoài cơ sở đào tạo (không phải nộp kinh phí thực hành: nguyên vật liệu, thuê máy móc,…)

4 Hỗ trợ kinh phí ăn ở, đi lại khi đến các cơ sở thực tập, thực hành

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ

1 Đào tạo nghề giúp tôi đánh giá thế mạnh và yếu của bản thân

2 Những gì tôi học rất có ích trong nghề nghiệp hiện tại của bản thân

3 Thu nhập của tôi tăng lên sau khi hoàn thành khóa học 4 Những gì học được rất tốt cho tôi trong nghề nghiệp

tương lai

5 Tôi có thể tự tạo việc làm cho mình và cho người lao động khác sau đào tạo

6 Những gì học được tốt cho tôi tiếp tục học các chương trình đào tạo khác hoặc học lên bậc học cao hơn

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ

Thời gian kể từ khi học xong khóa học đến nay:

 Dưới 1 năm  Từ 1 đến 3 năm  >3 năm đến 5 năm  >5 năm

III. Anh/chị muốn cơ sở đào tạo nghề cải tiến chất lượng như thế nào?

Xin chân thành cám ơn anh/chị đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin trong bảng hỏi!

Ngày ….. tháng…. Năm 2017 Người hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)