Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và sự hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 64 - 71)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng của chuyển dịch CCKTcông nghiệp đến kinh tế ở tỉnh

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và sự hình thành

những ngành công nghiệp mới

3.2.2.1. Tình hình chuyển dịch về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp

Đến 01/01/2016 toàn tỉnh có 11.567 cơ sở sản xuất công nghiệp, sự chuyển dịch như sau:

Thứ nhất, Chuyển dịch về số lượng cơ sở CN theo thành phần kinh tế

số lượng lớn nhất. Năm 2016 có 11.510 cơ sở chiếm 99,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục đăng ký doanh nghiệp được đổi mới, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã thực hiện sắp xếp và chuyển đổi hình thức sở hữu.

- Khu vực doanh nghiệp nhà nước: Số cơ sở công nghiệp giảm dần. Năm 2016 còn 20 (doanh nghiệp TW là 16, doanh nghiệp địa phương là 04). Số doanh nghiệp quốc doanh địa phương giảm chủ yếu do chuyển đổi hình thức sở hữu sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng qua các năm. Năm 2016 tăng lên 37 cơ sở.

Bảng 3.8: Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

2010 2014 2015 2016 Số lượng (Cơ sở) cấu (%) Số lượng (Cơ sở) cấu (%) Số lượng (Cơ sở) cấu (%) Số lượng (Cơ sở) cấu (%) Tổng số: 10.269 100,0 12.545 100,0 11.279 100,0 11.567 100,0 Khu vực kinh tế trong nước 10.267 99,98 12.529 99,87 11.249 99,73 11.530 99,68 + Nhà nước: 21 0,20 21 0,17 19 0,17 20 0,17 - TW quản lý 13 0,13 16 0,13 14 0,12 16 0,14 - Địa phương quản lý 8 0,08 5 0,04 5 0,04 4 0,03

+ Ngoài nhà nước: 10.246 99,78 12.508 99,71 11.230 99,57 11.510 99,51

Khu vực kinh tế có

vốn ĐTNN: 2 0,02 16 0,13 30 0,27 37 0,32

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên)

Thứ hai, Sự chuyển dịch số lượng cơ sở công nghiệp theo ngành CN

- Số cơ sở ngành công nghiệp khai khoáng: giảm mạnh, năm 2010 có

330 cơ sở, giảm xuống 82 cơ sở năm 2014, năm 2016 còn 66 cơ sở.

- Số cơ sở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong ngành công nghiệp tỉnh, năm 2010 có 9.832 cơ sở chiếm 95,74%, năm 2014 tăng lên 12.401 cơ sở chiếm 98,85%, năm 2016 có 11.424 cơ sở,

chiếm 98,76%. Trong ngành công nghiệp chế biến thì phân ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng nhiều nhất, tiếp đến là ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác và ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; phân ngành sản xuất kim loại giảm nhiều.

- Số cơ sở ngành công nghiệp SX và phân phối điện: số cơ sở giảm dần nhưng là những cơ sở lớn, năm 2010 có 84 cơ sở, giảm xuống 44 năm 2014, năm 2016 còn 43 cơ sở.

- Số cơ sở cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải:

có số cơ sở ít nhất, năm 2010 có 23 cơ sở, năm 2014 có 18 cơ sở, năm 2016 có 34 cơ sở.

Thứ ba, Cơ sở công nghiệp phân bố theo địa bàn

Các cơ sở công nghiệp nằm trên tất cả 9 huyện, thành, thị trên địa bàn, nhưng tập trung chủ yếu ở những huyện có khu công nghiệp như: TP Thái Nguyên, TP Sông Công, huyện Phú Bình và TX Phổ Yên. Các huyện miền núi cao như Định Hóa, Võ Nhai có số cơ sở công nghiệp thấp do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là các cơ sở công nghiệp khai khoáng.

Bảng 3.9: Tốc độ phát triển GTSX công nghiệp chia theo huyện/thành phố/thị xã

Đơn vị tính: % Huyện/thành/thị 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Toàn tỉnh 111,18 110,34 101,20 94,49 682,27 210,23 126,65 TP Thái Nguyên 103,89 99,31 90,82 94,31 99,37 126,93 106,22 TP Sông Công 130,49 138,75 118,52 76,81 103,85 103,36 140,82 TX Phổ Yên 112,55 102,70 124,32 110,39 5.018,08 224,26 126,77 H Định Hoá 113,83 90,30 143,54 103,97 92,55 100,69 134,04 H Võ Nhai 111,07 113,67 99,60 93,95 95,60 116,31 96,23 H Phú Lương 98,27 113,55 93,68 99,40 89,52 108,18 45,42 H Đồng Hỷ 106,00 266,10 125,50 110,94 92,33 98,44 90,03

H Đại Từ 121,97 259,87 131,47 100,13 319,95 126,42 137,42 H Phú Bình 175,95 119,45 117,64 108,88 144,57 437,99 264,41

3.2.2.2. Chuyển dịch về cơ cấu lao động công nghiệp

Quy mô lao động ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển biến đáng kể, năm 2010 chỉ có hơn 52 nghìn lao động, đến năm 2014 tăng lên là 62 nghìn lao động và đến năm 2016 tăng đột biến đạt 172 nghìn lao động. Trong đó, tăng chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, năm 2010 là 45 nghìn lao động, chiếm 87,7% tổng số lao động công nghiệp; năm 2014 là 56 nghìn lao động, chiếm 89%; năm 2016 là 166 nghìn lao động, chiếm 96%. Còn lại các ngành công nghiệp khác đều có tỷ trọng giảm, ngành công nghiệp khai khoáng năm 2010 đạt 5,8% giảm xuống 2% năm 2016; ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện từ 4,6% năm 2010 giảm xuống còn 1,1% năm 2016 và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải từ 1,9% năm 2010 xuống còn 1% năm 2016...

Bảng 3.10: Số lượng lao động ở các cơ sở công nghiệp phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2010 2014 2016 Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Tổng số ngành công nghiệp 52.220 100 62.602 100 172.276 100 CN khai khoáng 3.031 5,80 3.817 6,10 3.407 1,98 CN chế biến chế tạo 45.830 87,76 55.725 89,01 165.375 95,99 CN sản xuất và phân phối điện 2.385 4,57 1.820 2,91 1.863 1,08

Cung cấp nước hoạt động quản lý và xử lý nước thải

974 1,87 1.240 1,98 1.631 0,95

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên)

3.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2010 là 10.173 tỷ đồng, năm 2014 là 39.068,2 tỷ đồng, năm 2016 là 33.504,9 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là 22,0%/năm, trong đó chủ yếu tập trung cho phát triển sản xuất công nghiệp (CN chế biến chiếm đa số).

- Năm 2010 tổng đầu tư cho công nghiệp là 5.108,1 tỷ đồng, công nghiệp chế biến 1.829,5 tỷ đồng, chiếm 35,81%; năm 2014 là 24.262,7 tỷ đồng, chiếm 62,1%; năm 2016, tổng đầu tư cho công nghiệp là 21.487,4 tỷ đồng, công nghiệp chế biến 16.268,2 tỷ đồng, bằng 75,71%. Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 tăng lên 27,05%/năm.

- Giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp tỉnh tăng nhanh. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến tăng cao. Trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp công nghiệp năm 2010 là 13.040,9 tỷ đồng, trong đó CN chế biến chế tạo là 10.566,2 tỷ đồng, chiếm 81,02%; năm 2014 là 22.673,2 tỷ đồng; năm 2016 là 149.484,6 tỷ đồng, trong đó CN chế biến chế tạo là 139.359,4 tỷ đồng, chiếm 93,22%.

3.2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng theo thành phần kinh tế

Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo thành phần kinh tế đã chuyển dịch mạnh, rõ nét:

- Kinh tế công nghiệp nhà nước: Giá trị SX tăng chậm; tỷ trọng công nghiệp Trung ương ngày càng giảm do một số doanh nghiệp chuyển sang hình thức cổ phần; tỷ trọng công nghiệp nhà nước địa phương giảm do cổ phần hóa và một số công ty chuyển đổi mô hình do sắp xếp lại doanh nghiệp.

kinh tế tư nhân có xu hướng tăng mạnh.

- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tăng từ 8,72% năm 2010 lên 91,67% năm 2016 do môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn.

Bảng 3.11: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (tính theo giá cố định 2010) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TỔNG SỐ 24.902,2 27.478,3 27.807,1 26.274,6 179.263, 4 376.863, 9 477.290, 5 Nhà nước 13.349,5 14.687,6 14.219,1 13.442,4 12.807,0 13.996,0 15.216,0 Trung ương 13.204,3 14.592,3 14.114,2 13.333,8 12.681,2 13.876,8 15.206,3 Địa phương 145,2 95,3 104,9 108,6 125,8 119,2 9,7 Ngoài Nhà nước 9.380,5 10.901,7 11.657,2 10.610,6 13.175,6 15.613,7 18.695,5 Tập thể 111,7 983,2 595,3 563,0 172,3 100,6 63,6 Tư nhân 7.672,0 8.128,8 9.122,7 7.899,8 10.697,6 12.985,1 15.482,9 Cá thể 1.596,8 1.789,7 1.939,2 2.147,8 2.305,7 2.528,0 3.149,0

Đầu tư nước

ngoài 2.172,2 1.889,0 1.930,8 2.221,6 153.280, 8 347.254, 1 443.379, 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên) 3.2.2.5. Sự hình thành một số ngành công nghiệp mới

Giai đoạn 2010 - 2016 do có sự chuyển dịch tích cực trong CCKT công nghiệp nên sản phẩm công nghiệp tỉnh phát triển khá đa dạng, ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng của các sản phẩm truyền thống như các sản phẩm luyện kim, cơ khí, dệt may, xi măng, gạch ốp lát... ngành đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới, có giá trị cao: điện tử, khai thác và chế biến khoáng sản kim loại màu...

Từ chuyển dịch CCKT đã xuất hiện một số ngành công nghiệp mới, đó là sản xuất các sản phẩm xuất khẩu trong các khu công nghiệp như sản xuất

điện thoại thông minh, máy tính bảng, linh kiện điện tử, sản xuất thép và sản xuất sản phẩm may đang phát triển mạnh. Thái Nguyên đã trở thành trung tâm lớn nhất Trung du miền núi phía Bắc về sản xuất sản phẩm công nghiệp..

Bảng 3.12: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Than sạch khai thác 1000 Tấn 1.403,9 1.472,9 1.305,4 1.364,9 1.078,8 458,7 1.060,0 Thép cán kéo 1000 Tấn 807,1 823,6 706,0 656,7 678,1 939,5 1.032,0 Điện thoại thông minh Triệu cái - - - - 29,9 77,2 99,9 Máy tính bảng TAB Triệu cái - - - - 11,3 27,2 24,9 Vonfram và sản phẩm vonfram 1000 Tấn - - - 0,2 8,2 11,9 19,1 Đồng tinh luyện và đồng lõi 1000 Tấn - - - - 25,4 32,3 44,0 Thiếc thỏi Tấn 1.346,0 1.224,0 927,0 785,0 1.184,0 4.285,0 4.650,0 Kẽm thỏi Tấn 9.552 10.008 7.595 384 5.114 9.859 10.800 Thức ăn chăn nuôi 1000 Tấn 52,7 70,2 74,2 67,1 60,9 121,0 253,8 Chè chế biến các loại Tấn 11.739 11.329 10.571 10.392 5.824 6.153 4.660 Quần áo may sẵn Triệu SP 14,3 17,7 25,2 29,5 40,8 49,7 51,1 Xi măng các loại 1000 T 1.130,0 1.745,6 2.623,0 2.041,9 1.949,8 2.420,3 2.785,0 Gạch xây dựng (bằng đất sét

nung và gốm sứ) Triệu viên 177,5 174,1 117,5 117,9 150,5 187,2 188,0 Giấy, bìa các loại 1000 Tấn 24,88 25,95 21,1 22,5 18,7 12,6 10,5 Nước máy triệu m3 11,2 11,7 12,2 12,3 13,4 13,5 28,2 Điện sản xuất triệu Kwh 694,0 755,0 768,5 606,0 588,0 899,0 1.571,0 Điện thương phẩm triệu Kwh 1.268,0 1.415,0 1.496,4 1.604,0 1.693,0 2.560,3 3.900,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê Thái Nguyên)

Giá trị hàng hóa xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công nghiệp Thái Nguyên: Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là 244%/năm. Sản phẩm XK chủ yếu là: điện thoại và linh kiện điện thoại, sản phẩm may mặc, kim loại màu và tinh quặng kim loại màu, sản phẩm từ sắt thép...Tuy kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị tăng thêm của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu không cao do sản xuất chủ yếu theo hình thức gia công, tỷ lệ nội địa hoá thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)