Tổng quan về kinh nghiệm chuyển dịch CCKTcông nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 34 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Tổng quan về kinh nghiệm chuyển dịch CCKTcông nghiệp trong

phát triển kinh tế của một số quốc gia và một số địa phương trong nước

1.2.1. Tổng quan về kinh nghiệm chuyển dịch CCKT công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế của một số quốc gia trình phát triển kinh tế của một số quốc gia

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc [28].

Sau hơn 20 năm mở cửa, cải cách từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh với mức tăng GDP bình quân hàng năm từ 10 - 11%. Có được tăng trưởng này là do Trung Quốc đã thực hiện chuyển đổi CCKT, lấy ngành công nghiệp làm trọng tâm, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chủ lực: công nghiệp chế tạo, cơ khí, dầu mỏ, điện tử, thiết bị thông tin, chế tạo ô tô... giảm tỷ trọng một số ngành công nghiệp truyền thống. Trung Quốc đã sản xuất nhiều sản phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới: sản xuất thép, vải, xi măng, máy thu hình, phân hóa học. Với chính sách đầu tư thông thoáng Trung Quốc đã thu hút đầu tư nước ngoài với số lượng lớn, trở

thành nước đứng đầu các nước đang phát triển về thu hút đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên nhanh, đứng hàng thứ 6 trên thế giới; đã tập trung vào đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao tạo ra những bước đột phá phát triển ngành hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, điện tử. Ngoài ra với sức cạnh tranh cao, giá rẻ, giá lao động và tài nguyên thấp đã giúp hàng hóa của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang đối mặt với một số vấn đề tồn tại cần giải quyết là: sự tiềm ẩn hiểm họa ô nhiễm môi trường sinh thái, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực ngày càng gia tăng, giữa miền Đông với miền Tây, miền Trung và vấn đề chống tham nhũng, giải quyết lạm phát, thất nghiệp, Trung Quốc đang có các biện pháp, chính sách phù hợp để có thể tiếp tục phát triển bền vững nền kinh tế.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan [13].

Trong 4 thập kỷ qua, nền kinh tế Thái Lan đã có sự chuyển đổi nhanh chóng từ cơ cấu đến tốc độ phát triển kinh tế. Trong 2 thập kỷ 60, 70 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 7% - 8%, nhưng năm 1997 tăng trưởng -1,75% do cơn bão khủng hoảng tài chính châu Á, sau đó đã phục hồi và giữ được đà tăng trưởng.

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Thái Lan gắn liền với sự chuyển đổi CCKT trong nước theo hướng CNH thay thế nhập khẩu, phát triển mạnh sản xuất hàng tiêu dùng để phục vụ thị trường nội địa. Năm 1970 khi thị trường nội địa bão hòa, Thái Lan đã điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế sang hướng về xuất khẩu, đã đem lại những thay đổi quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu. Cơ cấu công nghiệp chuyển biến mạnh; các ngành CN chế tạo sử dụng nhiều vốn, có trình độ tinh xảo tăng nhanh và giảm dần những ngành sử dụng nhiều lao động và dựa vào sản phẩm nông nghiệp. Tỷ trọng các ngành điện tử, thép, các thiết bị ngành chế tạo. Các sản phẩm như lọc dầu, máy điện tăng nhanh.

tốt, sức mua của thị trường nội địa lớn nên từ những năm 1980 đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào Thái Lan tăng nhanh, vốn FDI đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghệ chế tạo, điện máy, thiết bị vận tải, hóa chất, thép... góp phần tạo ra sự chuyển dịch CCKT hướng về xuất khẩu, từ hàng hóa xuất khẩu sơ chế được thay thế bằng hàng hóa đã qua chế tạo như máy tính, hàng điện và điện tử, ô tô, hàng dệt may, thực phẩm đã qua chế biến góp phần cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong gần 4 thập kỷ qua, nhưng điều này cũng đã kích thích đầu cơ và đã trở thành một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính ở Thái Lan năm 1997.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc [2].

Sau chiến tranh Triều Tiên 1945, Hàn Quốc bước vào thời kỳ hậu chiến tranh với tình trạng nghèo nàn, thu nhập bình quân đầu người thấp. Chính phủ Hàn Quốc bắt tay vào cải cách kinh tế vào đầu những năm 1960, chú trọng vào phát triển các ngành công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động và đẩy mạnh làm hàng xuất khẩu, đồng thời thực hiện cải cách tiền tệ, tăng cường thể chế tài chính, áp dụng quản lý kinh tế một cách linh hoạt, kết hợp chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, phát triển thị trường tài chính hiệu quả Sang thập kỷ 70, chính phủ tập trung đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lượng vốn lớn, với hàm lượng kỹ thuật cao như ngành công nghiệp hóa chất, luyện thép, đóng tàu biển, chế tạo ô tô... đã góp phần làm tăng trưởng GDP bình quân hàng năm gần 10% từ năm 1963 đến năm 1978. Bước vào thập niên 80, Hàn Quốc đi sâu vào lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông để làm bàn đạp cho việc phát triển nhanh chóng nền kinh tế, trở thành một lực lượng mới trong nền kinh tế thế giới và là một trong những nước CNH mới hùng mạnh của thế giới thứ ba.

1.2.2. Tổng quan về kinh nghiệm chuyển dịch CCKT công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế của một số địa phương trong nước trình phát triển kinh tế của một số địa phương trong nước

Để phát huy vai trò đầu tầu của Thủ đô Hà Nội đối với phát triển kinh tế, tiếp theo Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XI, Đại hội XII đã xác định: "Cơ cấu kinh tế ở Hà Nội là: Công nghiệp - thương mại, du lịch - nông

nghiệp nhưng thay đổi quan hệ tỷ lệ nội bộ và các trọng điểm phát triển" Trong

đó "Công nghiệp Hà Nội phải phát triển với tốc độ nhanh, hiệu qủa kinh tế lớn,

trên cơ sở cải tiến cơ cấu sản xuất với phương châm ưu tiên những ngành đòi hỏi công nghệ và hàm lượng chất xám cao..." [29].

Đại hội XIII Đảng bộ thành phố Hà nội (năm 2000)đã chủ trương chuyển dịch CCKT công nghiệp: "Tiếp tục phát triển công nghiệp có chọn

lọc; ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng sản xuất tư liệu sản xuất, các mặt hàng xúât khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, các ngành hàng có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh lân cận và cả nước. Những năm trước mắt lực chon phát triển một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành: Điện - điện tử - thông tin, cơ khí, dệt - may - da, chế biến thực phẩm, vật liệu mới. Phát triển các ngành công nghiệp mới phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô " [30].

Qua nghiên cứu chuyển dịch CCKT ngành công nghiệp Hà Nội những năm đổi mới, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Những năm trước đổi mới, cơ cấu ngành công nghiệp Hà Nội theo mô hình của các nước XHCN, phát triển công nghiệp khai thác, công nghiệp cơ khí, chế tạo máy, hoá chất... ít quan tâm phát triển công nghiệp tiêu dùng; hầu hết thiết bị, công nghiệp, nguyên nhiên liệu, phụ tùng thay thế phụ thuộc vào nhập khẩu. Sang giai đoạn đổi mới, công nghiệp Hà Nội chuyển sang phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, tận dụng tiềm năng thế mạnh của Hà Nội và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao so với dịch vụ và nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành

công nghiệp chế biến, xây dựng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.

- Từ năm 1993 trở đi, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, đóng góp quan trọng phát triển công nghiệp. Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dich theo hướng phát triển mạnh kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế công nghiệp ngoài nhà nước.

- Thành phố phát triển công nghiệp có chọn lọc, hướng vào những ngành có hàm lượng chất xám. Tuy vậy, trong cơ cấu GTSX nội ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng không đều và thiếu ổn định giữa các nhóm ngành.

- Xuất khẩu hàng công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên địa bàn thành phố có 06 khu công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 60% diện tích, giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động, đóng góp gần 1/4 kim ngạch xuất khẩu. Thành phố có 16 dự án cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, do chậm quy hoạch phát triển một số lĩnh vực công nghiệp và đổi mới thiết bị công nghệ, nhất là tại các làng nghề tiểu thủ công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường về không khí, bụi, khói, nước, chất thải... đang là vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 về phê chuẩn phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020. Nội dung cơ bản là: Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố công nghiệp vào trước năm 2015 - 2017, là trung tâm công nghiệp, giữ vai trò đầu tầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; phát triển mạnh các ngành công nghiệp và đẩy mạnh chuyển dịch CCKT công nghiệp theo hướng ưu tiên và tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử, tin học, viễn thông, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí chế tạo máy.

công nghiệp lớn của cả nước, các ngành sản xuất khá tiên tiến với quy mô sản xuất hàng hoá lớn. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp rất phong phú, với lực lượng khoa học đông đảo, được đào tạo ở các nước tiên tiến là nhân tố rất quan trọng phát triển thành phố. CCKT là: dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp, trong ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ

trọng cao. Sản phẩm công nghiệp phục vụ tốt nhu cầu thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hiện nay công nghiệp thành phố chiếm 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, 50% giá trị sản xuất công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố đã tiến hành quy hoạch và và thực hiện các chương trình mục tiêu chuyển đổi đầu tư theo hướng tập trung các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, HĐH trang thiết bị, đưa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các khu quy hoạch. Tập trung đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị của các ngành khai thác, chú trọng đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho hàng xuất khẩu. Số lượng và giá trị sản xuất khu vực công nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, khu vực ngoài nhà nước tăng cả về số lượng, giá trị và lao động; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao.

Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp Thành phố đã chuyển mạnh sang sản xuất các hàng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2006 đã tăng lên 2,5 lần so với năm 2003. Công nghiệp chế biến phát triển tốt, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh và đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Thành phố tập trung đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp trọng điểm nên đã xuất hiện thêm nhiều ngành công nghiệp mới có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhiều năng lực sản xuất mới đưa vào sản xuất với trang thiết bị hiện đại, làm tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp; đã chú trọng 03 ngành công nghiệp chủ lực là: cơ khí, điện tử và hoá dược; từng bước chuyển dịch các ngành sử dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm ra khu vực ngoại thành; thực hiện hợp tác giữa các ngành công

nghiệp của thành phố với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Qua 30 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn thay đổi từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp cơ bản hiện đại trong cả nước. Bên cạnh đó, bộ mặt đô thị cũng được quan tâm đầu tư, tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng thông thoáng, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sống, học tập và làm việc của người dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhìn lại năm 1997, Bình Dương có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50,45% - 26,8% - 22,8%. Tuy giá trị công nghiệp chiếm 50,45% nhưng lúc bấy giờ giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 3.042 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 363 triệu USD gói gọn trong các ngành hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ, thu ngân sách đạt 817 tỷ đồng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước còn khiêm tốn, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 24%… Đến nay, Bình Dương phát triển vượt bậc với những chỉ tiêu kinh tế cao gấp hàng chục lần so với ngày tái lập. Cụ thể, đến cuối năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 187.531 tỷ đồng, tăng gấp hơn 34,3 lần so với thời điểm 1997. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 103.493 tỷ đồng, tăng gấp 34 lần; kim ngạch xuất khẩu đạt 17.741 triệu USD, tăng gần 49 lần; thu ngân sách đạt 32.000 tỷ đồng, tăng gần 39,6 lần, tỷ lệ đô thị hóa đạt 82%, tăng 3,4 lần. Cơ cấu kinh tế của tỉnh với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 60,8% - dịch vụ 36,2% - nông nghiệp 3,0%.

Đạt được kết quả như hôm nay là do trong quá trình phát triển kinh tế, Bình Dương luôn lấy công nghiệp làm nền tảng đột phá mà hạt nhân chính là xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp gắn với đô thị hóa. Nếu năm 1997, Bình Dương có 6 KCN tập trung ở hầu hết phía nam với diện tích quy hoạch 800 ha thì đến nay, đã phát triển lên 28 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích trên

10.000 ha được phân bố trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ hạ tầng bảo đảm mà trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút đầu tư hiệu quả với 17.266 doanh nghiệp trong nước đăng ký hoạt động với tổng số vốn là 129.498 tỷ đồng và 2.367 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 20,3 tỷ USD.

Sự hoàn thiện của hạ tầng các KCN ngày càng đưa tiếng vang của Bình Dương đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, Bình Dương luôn có môi trường đầu tư lý tưởng để ưu tiên chọn lựa. Chính vì vậy, nguồn đầu tư vào Bình Dương không chỉ tăng về lượng mà còn vượt về chất với nhiều dự án tầm cỡ của nhiều tập đoàn lớn có tiếng trên thế giới.

Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp thì việc phát triển đô thị nhằm phục vụ cho công nghiệp là vấn đề mà tỉnh ưu tiên hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)