7. Bố cục của luận văn
2.2. Hình tượng người chiến sỹ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng
2.2.2. Luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, tình hữu ái giai cấp
Với tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em”, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng xã hội Pháp, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp lầm thứ XVIII, họp tại thành phố Tua, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu, đã tranh luận, đã lên tiếng bảo vệ Quốc tế thứ ba. Vì Quốc tê thứ ba do Lênin sáng lập, vì “Quốc tế thứ ba bênh vực nhân dân các nước thuộc địa” [65, tr.106]. Nguyễn Ái Quốc cùng nhiều đại biểu khác đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế ba, “những người bỏ phiếu chống việc gia nhập Đệ tam quốc tế bỏ phòng họp, rủ nhau đi họp ở một phòng họp khác...những người đồng ý gia nhập Quốc tế ba đã ở lại họp và quyết định thành lập Đảng Cộng sản Pháp... Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp – là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam” [65, tr.107]. Rồi tại các diễn đàn khác như tại Đại hội lần thứ hai Đảng Cộng sản Pháp họp tại Pari, từ 21 đến 24 tháng 10 năm 1922, Nguyễn Ái Quốc dự và có bài phát biểu, Nguyễn kêu gọi “ Vì hòa bình thế giới, vì tự do và sự ấm no của mọi người, những người bị bóc lột thuộc mọi giống nòi, chúng ta hãy đoàn kết lại và đấu tranh chống bọn áp bức... Nghĩa vụ của mỗi người cộng sản là làm tất cả mọi việc để giải phóng các dân tộc thuộc địa” [65, tr. 143]
Tinh thần quốc tế vô sản, tình hữu ái giai cấp là một phần quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của người chiến sỹ cách mạng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Phóng viên Man đenxtam đã đăng bài Thăm một chiến sỹ Quốc
tế cộng sản – Nguyễn Ái Quốc trên của tờ Ogonniok (Tia lửa nhỏ), số 39, ngày
23/12/1923 với những dòng viết về người chiến sỹ cộng sản như sau “Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền bắc và miền trung Châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc...” [65, tr. 180]
Là một chiến sỹ cộng sản quốc tế, Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân đã giao cho Nguyễn những trọng trách quan trọng. Đây là thư của Quốc tế Nông dân gửi cho Nguyễn năm 1926 “Theo Nghị quyết của đoàn chủ tịch ngày 31/7, đồng chí được phân công phụ trách không những phong trào của nông dân Trung Quốc mà còn của tất cả các thuộc địa mà đồng chí có thể liên lạc được từ Quảng Châu, nghĩa là của Đông Dương, Miến Điện, Xiêm, Đài Loan và Nam Dương. Đồng chí đặt ngay liên lạc với những thuộc địa trên và tiến tới thành lập các nông hội ở đấy” [65, tr.298]. Đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Cục Phương Nam thuộc Ban phương Đông, Quốc tế Cộng sản. Nguyễn tham gia và phát biểu tại nhiều Đại hội khác nhau (tham dự Đại hội Quốc tế Nông dân 10/1923, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ 1924, Đại hội V Quốc tế Cộng sản 1924...), là đại biểu duy nhất cho xứ Đông Dương.
Tình cảm của Nguyễn Ái Quốc với lãnh tụ Lênin trước hết cũng là tình đồng chí, tình quốc tế vô sản, tình ái hữu giai cấp vô sản. Khi Lênin từ trần, ngày 22/1/1924, “Nguyễn sững sờ, tim như thắt lại. Anh khóc, bỏ bữa ăn sáng”, “Trời lạnh, áo không đủ ấm Nguyễn vẫn rời khỏi khách sạn Luých Xơ đến nhập vào dòng người như vô tận để đến chào vĩnh biệt Lênin... Đường ngập tuyết, gió lạnh từ phía Bắc thổi giật từng cơn đâm vào da thịt như muôn vàn mũi kim. Hai tai, hai tay Nguyễn tê cóng tưởng như muốn nứt ra... Lòng Nguyễn đau như cắt, anh không được gặp Lênin khi người còn sống... ” [65. Tr.186]. Nguyễn Ái Quốc là người dân thuộc địa duy nhất viết bài phát biểu -
trong số báo đặc biệt vĩnh biệt Lênin - đăng trên báo “Sự thật” (Parvđa), ngày 27 tháng giêng năm 1923...
Trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc, nhà văn Hoàng Quảng Uyên miêu tả: Khi làm bếp tại khách sạn Cáclôtôn (Carlton), thủ đô Lôn Đôn (Anh) do “vua bếp” Étcôphie điều hành, ở đây Nguyễn Tất Thành có hành động khác với những người làm khác, đó là “Những thức ăn thừa của khách đều đổ bỏ, riêng Tất Thành làm khác, anh nhặt riêng những thức ăn còn dùng được, đôi khi là nửa con gà, một miếng bít tết to tướng... cho vào túi sạch đưa trở lại nhà bếp. Nhiều lần như vậy, ông già vua bếp Étcôphie gọi anh đến hỏi:
- Tại sao anh không quẳng những thức ăn còn thừa vào thùng như người kia? - Dạ thưa – Tất Thành trả lời vua bếp bằng một thứ tiếng Pháp thuần thục- Không nên vứt đi một cách phí phạm, chúng ta có thể đem những thứ đó cho người nghèo! Những người nghèo nhiều lắm, họ ở ngoài kia, ở khắp các phương trời châu Mỹ, Châu Phi...” [65, tr.52]. Khi ở Xiêm, Thầu Chín làm công việc bốc thuốc cứu người, anh rất tận tụy hết lòng vì người bệnh “Khi người bệnh đã đỡ hẳn Thầu Chín nhẹ nhàng cởi áo thấm máu của người bệnh ra, thay cho anh một cái áo khác rồi đem chiếc áo xuống sông giặt...” [65. Tr. 361]. Có thể nói, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh phải có tinh thần quốc tế vô sản, tình hữu ái giai cấp cao cả mới có những lời nói, hành động và việc làm như vậy!