Mặc dù việc triển khai thực hiện luật Quản lý thuế trong những năm qua đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ, nhưng một số khâu trong công tác quản lý thuế TNDN vẫn còn những điểm hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Tình trạng thất thu thuế và nợ đọng thuế vẫn chưa được khắc phục triệt để, còn bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục.
Thứ nhất, môi trường quản lý thuế còn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế: Trình độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng, mức sống, trình độ người dân chưa cao.
Thứ hai, hiểu biết về thuế của NNT chưa sâu, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của NNT còn nhiều hạn chế.
66
chi phí được trừ chưa thực sự rõ ràng, ví dụ: quy định về chứng từ bắt buộc trong các giao dịch mua bán được đưa vào để xác định doanh thu, thu nhập chịu thuế khác và chi phí được trừ…nên tạo kẽ hở cho các DN trốn, tránh thuế; các quy định còn chưa tạo điều kiện cho NNT và chưa phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Ví dụ quy định một số khoản chi phí lớn, thực tế phát sinh nhưng bị khống chế như chi phí quảng cáo, khuyến mại…quy định về thuế suất thuế TNDN còn cao so với các nước có trình độ phát triển tương đồng với Việt nam…Do vậy, số thuế TNDN phải nộp còn cao nên về xu hướng chung, các DN sẽ tìm mọi cách để trốn, tránh thuế, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Thứ tư, công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm. Chức năng, quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về thuế.
Thứ năm, trong đội ngũ cán bộ thuế, cá biệt vẫn còn tồn tại một số cán bộ chưa nghiêm túc trong công tác quản lý, còn gây phiền hà, khó khăn cho NNT khi thi hành nhiệm vụ. Yếu tố năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức của công chức thuế cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng trong các hạn chế nêu trên.
Mặc dù số công chức quản lý chiếm hơn 50% tổng số cán bộ, công chức của Cục thuế nhưng chủ yếu là các công chức sắp đến tuổi về hưu, sức ì trong quản lý là rất lớn. Bên cạnh đó, số công chức mới tuyển dụng còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, chưa năng động, sáng tạo trong công việc, còn phục thuộc và dựa dẫm vào việc giải quyết công việc của các công chức làm việc lâu năm, dẫn đến công việc giải quyết chậm và sự phân công trong công việc chưa cân bằng, hợp lý, người phải thực hiện nhiều công việc, người thực hiện ít công việc, dẫn đến không khí làm việc căng thẳng làm giảm hiệu lực công việc.
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ tin học còn vướng mắc, mới chỉ tập trung chủ yếu vào một số bộ phận quản lý như: Đăng ký thuế, cấp MST, quản lý ấn chỉ, phân tích tình trạng kê khai thuế…ứng dụng phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế chưa chính xác.
Thứ bẩy, nguồn nhân lực giới hạn, trong khi đó số NNT ngày càng tăng, quy mô ngày càng rộng đã gây nên những vấn đề tồn tại, hạn chế hiệu quả công tác phân tích đánh giá rủi ro, xây dựng mức độ cảnh báo hành vi vi phạm về thuế…
Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được nhiều thành công nhưng công tác
quản lý thuế TNDN đối với DN NQD không thể tránh khỏi vẫn còn một số điểm hạn chế, yếu kém. Những yếu kém đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan.
-Các nguyên nhân chủ quan
Một số nguyên nhân chủ quan cơ bản của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD là:
Công tác quản lý nộp thuế của NNT chưa phát huy hết hiệu quả. Công tác xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và xác định, ấn định số thuế phải nộp cho NNT chưa được chú ý đúng mức, mặc dù công tác tuyên truyền tuy đã được thực hiện đầy đủ nhưng hiệu quả chưa cao. Trình độ hiểu biết về pháp luật thuế của nhân dân còn thấp, tâm lý, ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người tiêu dùng và các DN còn hạn chế. Hơn nữa, thuế TNDN là thuế gián thu, thuế bị che lấp trong giá cả nên họ nghĩ mình không phải là người chịu thuế dẫn đến thái độ thờ ơ của người tiêu dùng đối với chính sách thuế, điều đó đã tiếp tay cho người bán trốn lậu thuế.
Công tác kiểm tra, thanh tra chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Công tác kiểm tra, thanh tra hiện tại chỉ được thực hiện qua một khâu, các biên bản kiểm tra, thanh tra về thuế nếu không có khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra, nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, bỏ sót nguồn thu hoặc tạo điều kiện cho một số cán bộ thông đồng với DN gây thất thu cho NSNN .
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn mỏng (mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng số cán bộ trong cơ quan), trong khi khối lượng công việc lớn, nhiệm vụ nặng nề, khó khăn. Với yêu cầu hiện nay, biên chế cho bộ phận này phải đạt từ 40-45% tổng số cán bộ, công chức toàn ngành.
Sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, chưa thực sự chủ động. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành, các cấp về đăng ký thuế và cấp MST chưa đồng bộ, như việc cấp giấy phép kinh doanh không gắn liền với việc kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế của DN với cơ quan thuế gây khó khăn trong việc quản lý NNT.
Việc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế, chưa hiệu quả. Việc phối hợp trong việc quản lý đối tượng đăng ký kinh doanh còn yếu, có trường hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép kinh doanh nhưng DN chưa đến đăng ký nộp thuế mà cơ quan thuế vẫn không biết, cơ quan thuế không theo dõi được tình hình hoạt động của các DN sau khi đăng ký thuế nên có DN đã nghỉ kinh
68
doanh nhưng cơ quan thuế vẫn không biết. Hay có trường hợp NNT chây ỳ, chưa nộp thuế vào Kho bạc nhưng cơ quan thuế chưa giải quyết được dứt khoát. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với Hải quan trong việc quản lý thuế đối với hàng hoá xuất- nhập khẩu còn hạn chế gây thất thu cho NSNN....
Công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN vẫn còn nhiều hạn chế, bị coi nhẹ, dẫn đến không thu nợ triệt để những khoản nợ đến hạn, quá hạn, gây thất thoát NSNN.
-Các nguyên nhân khách quan
Công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD còn những điểm yếu kém, hạn chế ngoài các nguyên nhân chủ quan trên, còn có tác động của một số nguyên nhân khách quan cơ bản sau: chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế còn hạn chế; môi trường pháp lý chưa phù hợp; các quy định của Nhà nước chưa phù hợp; công tác quản lý Nhà nước trên máy tính chưa cao, chưa toàn diện; sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa hiệu quả; nền kinh tế của Tỉnh phát triển chưa cao, chưa đồng đều; luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế TNDN còn nhiều hạn chế.
Môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp. Môi trường pháp lý cho kinh doanh đã thay đổi nhưng vẫn chưa phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện luật thuế TNDN. Luật doanh nghiệp quá thông thoáng, thủ tục thành lập DN đơn giản, không có sự kiểm tra kịp thời sau đăng ký kinh doanh nên có nhiều DN đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không khai báo nộp thuế mà cơ quan thuế vẫn không phát hiện ra.
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn chưa thực sự chặt chẽ và thiếu tính đồng bộ. Sự thiếu thống nhất về chính sách, chế độ đã tạo ra kẽ hở, thậm chí trở nên rất nguy hiểm nếu có sự đồng tình giữa các đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế.
Các quy định của Nhà nước chưa phù hợp. Nhà nước chưa quy định bắt buộc các DN kết nối mạng máy tính của DN với cơ quan quản lý Nhà nước, chưa quy định về việc khai thác trên mạng số liệu thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, chưa xây dựng hệ thống các tiêu chí chuẩn về DN để áp dụng quản lý DN thông qua hệ thống máy tính. Do đó, việc áp dụng hệ thống quản lý thuế trên máy tính chưa phát huy hết hiệu quả.
Đội ngũ kế toán tại các DN chưa được đào tạo tốt, đặc biệt như trong các DN tư nhân, việc hạch toán, kế toán vẫn còn chưa đúng quy định, sản xuất, kinh doanh còn mang tính gia đình. Có trường hợp chồng làm chủ DN, vợ vừa làm kế toán vừa
làm thủ quỹ, thậm chí chưa được đào tạo qua trường lớp nào, do đó công tác hạch toán, kế toán dễ xảy ra sai sót, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.
Sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa hiệu quả. Việc xử lý vi phạm còn chậm và chưa nghiêm dẫn đến tình trạng chiếm dụng tiền thuế ngày càng tăng. Một số trường hợp được hoàn thuế TNDN đã bị cơ quan thuế và công an phát hiện có sự gian lận nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm hoặc chỉ bị xử phạt nhẹ, không có tác dụng răn đe, giáo dục.
Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế TNDN còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, do việc giải quyết những “giải pháp tình thế” bằng các văn bản dưới luật nên cho đến nay hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN đã rơi vào tình trạng chồng chéo, chắp vá. Đã có hàng trăm văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN và đều có hiệu lực thi hành như nhau, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều hành, tổ chức và quản lý thuế. Chưa nói đến giữa các văn bản lại phát sinh những vấn đề mâu thuẫn, không nhất quán, gây khó khăn khi thực hiện.
Đồng thời do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, bản thân luật thuế TNDN cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm, làm ảnh hưởng tới công tác quản lý, một số đối tượng nộp thuế đã lợi dụng một số quy định chưa chặt chẽ của Luật thuế TNDN để gian lận, trốn tránh thuế.
Từ kết quả trên đây, có thể khẳng định, mặc dù không thể tránh khỏi vẫn còn một số hạn chế song ngành thuế tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý thu ngân sách của Nhà nước.