Sau trận thắng giòn giã ở Ba Căng, không những ta mở được đường từ Thanh Hóa qua Nghệ An mà chiến thắng này đã cổ vũ thêm tinh thần chiến đấu của quân sĩ, nâng cao niềm tin vào phương hướng chiến lược mới của bộ tham mưu Lam Sơn. Nghĩa quân theo
1 Việt sử thông giám cương mục, q.XIII, tờ 17a, bản dịch tập VIII, tr. 19. Văn bia “Quốc triều tá mệnh công thần”
(trong Khởi nghĩa Lam Sơn) ghi câu nói của Nguyễn Chích như sau: “Tôi thường qua lại Nghệ An nên biết rõ nơi hiểm yếu, nơi bình dị. Nay nên vào chiếm lấy trại Cầm Bành, nếu thuận theo thì vỗ về, nếu chống lại thì đánh lấy, rồi tiến ra Đông Đô thì việc nước có thể thành được”. Kiến văn tiểu lục và Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép tương tự như vậy. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2007), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nxb GD, tr. 290
đường “thượng đạo”, luồn lách, di chuyển rất vất vả nhưng nghĩ có thể đánh đuổi được kẻ thù thì lại phấn chấn, cùng nhau vượt qua bao khó khăn trước mắt. Quân sĩ ngày càng hưng phấn qua từng trận đánh, từ “Trà Lân trúc trẻ tro bay” đến giải phóng hoàn toàn Nghệ An, uy thế của Lam Sơn ngày một vang dội. Những chiến thắng liên tiếp của nghĩa quân ở Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu – Bồ Ải làm cho bộ máy chính quyền của giặc bị lung lay tận gốc.
Thừa thắng tiến tiếp, nghĩa quân tỏa đi các nơi giúp nhân dân chống lại ách thống trị của nhà Minh, giải phóng các châu, huyện. Nghĩa quân đi đến đâu bà con đi theo mừng đến đó,
“Người già trẻ tranh nhau đem trâu rượu ra đón tiếp và khao quân, đều nói rằng: Không ngờ ngày nay lại thấy uy nghi nước cũ”1, đi đến đâu nghe tiếng là quy phụ, cùng hợp sức để đánh giặc. Cảm kích về tấm lòng của nhân dân đối với nghĩa quân, Lê Lợi hạ lệnh cho binh sĩ rằng: “Dân ta lâu nay phải khổ vì chính sự hà ngược của nhà Minh, quân ta đi đến đâu, không được phạm đến mảy may của dân, không phải là trâu bò, lợn gạo của giặc thì không được lấy”2. Điều này cho thấy mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt giữa nhân dân với nghĩa quân, từ đó lòng người về quy tụ Lam Sơn khởi nghĩa ngày càng đông, điều này chứng tỏ được khí phách của con người Việt trong thời kì gian khổ này, sự chia sẽ cùng nhau làm nên việc lớn ở đời, Lam Sơn trỏ thành một biểu tượng cho sự đoàn kết dân tôc rộng rãi, nhiều danh tướng đã xin theo lá cờ Lam Sơn đại nghĩa, như: Lộ Văn Luật và Phan Liêu bấy lâu hoạt động ở Yên Thành – Nghệ An nay thấy Lam Sơn hùng cường đã theo về dưới trướng Lê Lợi, tiếp đến là Nguyễn Biên ở Can Lộc – Hà Tĩnh tự nguyện cùng đồng lòng chung sức với Lam Sơn chiến đấu chống thù chung, kể đến là Nguyễn Vĩnh Lộc và 19 người bạn nguyện đứng trong hàng ngũ của nghĩa quân Lam Sơn, chính Nguyễn Vĩnh Lộc sau này đã dâng kế hạ thành Khả Lưu3. Khởi nghĩa Lam Sơn đã trở thành nơi quy tụ của nhiều cuộc khởi nghĩa và nhiều lực lượng yêu nước, xu thế này đã được Nguyễn Chích hưởng ứng đầu tiên, nay trở thành hiện tượng phổ biến và tiêu biểu cho một xu thế phát triển quan trọng của cuộc khởi nghĩa khi chuyển hướng vào Nghệ An. Đây cũng có thể xem là một biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc khi không chỉ các lãnh tụ người Việt xin theo mà
1 Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2007), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nxb GD, tr. 294
2 Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, Nxb VHTT, tr. 308
3 Nguyễn Vĩnh Lộc đại tông phả kí do Nguyễn Vĩnh Lộc soạn năm Thuận Thiên thứ 4 (1431)
cả những thủ lĩnh các dân tộc ít người xin gia nhập, như: tù trưởng người Thái là Cầm Quỳ đem 8000 quân và 10 thớt voi chiến xin gia nhập cuộc khởi nghĩa, hơn 5000 trai tráng châu Trà Lân xin được tuyển vào đội ngũ nghĩa quân, Lê Lợi đã “vỗ về yên ủi các bộ lạ, khen thưởng các tù trưởng”1.
Với sự hợp lực của các cánh quân ở Nghệ - Tĩnh sức mạnh của nghĩa quân ngày càng hùng vững, thế và lực của nghĩa quân bây giờ đã mạnh hơn trước rất nhiều. Đến tháng 2 – 1425, 20 châu huyện của phủ Nghệ An đã được giải phóng, xây dựng Nghệ An thành một căn cứ địa cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi tạo được chỗ đứng ở Nghệ An theo như đường lối chiến lược đã đề ra, nghĩa quân nhanh chóng tạo bàn đạp tiến đánh Thanh Hóa, về cơ bản giải phóng được một số vùng ở Thanh Hóa, từ đó tạo tiền đề cho việc giải phóng hai phủ Tân Bình, Thuận Hóa. Với chủ trương: “Bỏ chỗ mạnh đánh chỗ yếu, tránh chỗ vững chắc đánh chỗ núng, thì dùng sức một nửa mà thành công gấp bội”2, nghĩa quân gấp rút tiến vào giải phóng hai khu phía Nam.
Như vậy nghĩa quân đã giải phóng được một khu vực rộng lớn nối liền một dãi từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân. Trên khu vực này quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành lũy đã bị cô lập và hoàn toàn bị vây hã, tê liệt mọi hoạt động. Từ tháng 10 – 1424 đến tháng 8 – 1425, chỉ trong vòng 10 tháng, quân Lam Sơn đã giành được những thắng lợi hết sức có ý nghĩa về mặt chiến lược, làm thay đổi về cơ bản cục diện chiến tranh và so sánh lực lượng ta và địch. Bước tiến nhảy vọt đó đang tạo ta thế và lực đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc tiến lên giai đoạn toàn thắng. Đạt được những thành công ban đầu một phần nhờ vào tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng của toàn bộ nghĩa quân Lam Sơn, thể hiện truyền thống đấu tranh quật cường của dân tộc, phần khác là đường lối chiến lược đúng đắn của bộ chỉ huy Lam Sơn, tạo ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống quân Minh ngang tàn. Cuộc khởi nghĩa lại có được lòng tin ở nhân dân, vì thế mà khí thế càng ngày càng lớn, tạo đà cho những trận quyết chiến, chiến lược sắp tới.
1 Đại Việt sử kí toàn thư, sđd, tập II, tr. 252
2 Đại Việt sử kí toàn thư, sđd, tập II, tr. 255
Sau khi củng cố được lực lượng và mở rộng vùng giải phóng từ Thanh Hóa trở vào, nghĩa quân tham gia ngày càng đông giúp cho sức mạnh tăng lên rất nhiều và ta có thể chủ động trên chiến trường, có thể bao vây địch hàng tháng trời mà không phải lo lắng về lương thảo, bởi phía sau nghĩa quân là các tầng lớp nhân dân ở trong vùng giải phóng cũng như trong vùng địch quản lí nhiệt tình hăng hái giúp đỡ. Đây là một điều kiện thuận lợi để bộ tham mưu nghĩ đến phướng án tác chiến mới. Trong khi ta đang chiến thắng vang dội, lòng quân, lòng dân đang hưng khởi, thì tình hình giặc lại ngược lại, địch đang trong cơn khốn quẩn, lực lượng suy yếu dần mà viện binh của giặc lại chưa đến kịp, tinh thần quân Minh hoang mang vô độ, mất dần tinh thần chiến đấu, một phần trong quân đội Minh là những người Việt bị cưỡng bức đi lính cho chúng, khi thấy nghĩa quân tới đã tự bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân, với đất nước, tiếp tục chống lại quân Minh hung bạo, phần khác các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ngày càng ác liệt hơn trước gây cho quân Minh những tổn thất khó lường. Trong tình hình mới có lợi cho nghĩa quân, Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định mở cuộc tiến quân chiến lược ra Bắc, Nguyễn Trãi đã nói:
“thời cơ, thời cơ, thực không nên lỡ”1, Lê Lợi nhận định tình hình: “Thế giặc ngày một yếu, quân ta ngày một mạnh, thời cơ đã đến mà không hành động ngay, sợ lỡ mất cơ hội”2 Mục đích của cuộc tiến quân lần này là nhằm tranh thủ một thời cơ có lợi, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển lên quy mô cả nước, giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng về quân sự và chính trị để chủ động đối phó với viện binh của giặc. Tháng 9 – 1426, quân Lam Sơn chia ba hướng tiến quân ra Bắc, quyết đánh đuổi giặc Minh về nước, lòng quân rất hưng phấn, trên dưới một lòng hy sinh vì dân, vì nước, vì độc lập dân tộc, vì thế hệ người Việt sau này đã anh dũng tiến đi quyết sạch bóng quân thù mới trở về.
Đạo thứ nhất, do Phạm Văn Xảo, Lý Triện…chỉ huy cùng 3.000 quân và một voi chiến tiến ra giải phóng Thiên Quan, Quảng Oai, Gia Hưng, Quy Hóa, Đà Giang, Tam Đái, tức vùng Tây Bắc, uy hiếp trực tiếp phía Tây thành Đông Quan và ngăn chặn viện binh của giặc từ Vân Nam sang.
1 Nguyễn Trãi (1961), Quân trung từ mệnh tập, Nxb sử học, Hà Nội, tr. 46
2 Đại Việt sử kí toàn thư, sđd, tập II, tr. 24.
Đạo thứ hai, do Lưu Nhân Chú, Bùi Bị…chỉ huy, gồm 5.000 quân và 2 voi chiến, chia hai hướng tiến đánh. Nhiệm vụ là giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút quân của giặc từ Nghệ An về Đông Quan, cánh khác giải phóng vùng Đông Bắc để chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
Đạo thứ ba, do Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huy dẫn 2.000 quân tiến thẳng ra phía Nam thành Đông Quan.
Cả ba đạo quân chỉ 10.000 quân và 3 voi chiến. vậy thế và lực của nghĩa quân là ở đâu để có thể hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, sau Minh nhiều lần tăng viện quân thiệt hại đi thì cũng cỡ vài vạn quân, thế mà Lam Sơn dựa vào đâu để có thể chống đỡ được thế giặc, tuy cùng quẩn nhưng lực vẫn mạnh. Cái mà nghĩa quân tin tưởng đề ra phương châm tác chiến như vậy là sự vận dụng và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc trong cuộc chiến chiến lược giữa nghĩa quân với giặc ở mặt trận phía Bắc. Nhiệm vụ của nghĩa quân không phải là chiến đấu một cách đơn độc, mà luồn sâu vào vùng chiếm đóng của địch, kết hợp với các lực lượng yêu nước địa phương và sự nỗi dậy của nhân dân nhằm “chiếm giữ đất đai, chiêu phủ nhân dân, triệt đường viện binh của giặc”1. Trước đó, Lê Lợi đã phái Phan Liêu và Lê Văn Luật ra Bắc để liên lạc với các tù trưởng, thủ lĩnh ở đây chuẩn bị tiếp ứng cho Lam Sơn khi tiến ra Bắc. Đây là cách đánh rất hay của bộ chỉ huy Lam Sơn, vừa khai thác được tính đoàn kết cố hữu trong mỗi người Việt, vừa tạo uy thế để quân thù nhục chí, tạo điều kiện để nghĩa quân vây hãm thành Đông Quan và tiến đánh vào viện binh của giặc, trước sức mạnh tiến công của một cuộc chiến tranh nhân dân như vậy, “Người Minh chỉ lo ngồi giữ để chờ quân cứu viện mà thôi”2.
Nghe tin thành Đông Quan bị vây, đầu năm 1427 vua Minh liền cử sang thêm 15 vạn quân để cứu vãn tình hình, do Liễu Thăng và Mộc Thạch dẫn quân. Đây có thể xem là một khó khăn lớn nhất trong suốt ngót 10 năm dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Trong thời khắc này, nếu không có phương án phù hợp thì công sức bấy lâu có thể tan thành tro bụi, vấn đề quan trọng là sự chỉ đạo chiến lược đặt ra là: hạ thành trước hay diệt viện trước.
1 Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd, tr. 60 và bản Lam Sơn thực lục, Ti Văn Hóa Thanh Hóa xuất bản 1976, tr. 249
2 Đại Việt Sử kí toàn thư, sđd, tập II, tr. 257.
Cuối cùng, bộ chỉ huy Lam Sơn không tán thành việc hạ thành trước, mọi người đồng tình khẳng định “vây thành diệt viện”. Lê Lợi phân tích tình hình một cách sâu sắc và giải thích chủ trương đó như sau: “Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành bền vững, hàng năm hàng tháng không hạ được, quân ta sức mỏi, khí nhụt. Nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước đằng sau đều bị mặt. Đó là con đường nguy! Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân viện đến, đánh phá được quân viện thì thành tất phải hàng. Thế là một việc mà lợi hai, là kế vẹn toàn”1. Kế hoạch diệt viện được đưa ra và tất cả mọi người đều đồng lòng quyết đánh một trận sinh tử, quyết định đến sự nghiệp đấu tranh bấy lâu nay, thành công thì đất nước sạch quân thù, vì vậy mọi người lại càng hăng hái hơn bao giờ hết để có thể thấy được cảnh nước nhà thái bình. Sự mong mỏi của nhân dân đã nhanh chóng trở thành hiện thực, chỉ từ khi quân tiếp viện của giặc bắt đầu qua tháng 1 – 1427 đến tháng 10 – 1427, quân ta liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng, như: trận Chi Lăng, trận Cần Trạm, trận Phố Cát, trận Xương Giang, trận Tốt Động – Chúc Động và nhiều trận lớn nhỏ khác, góp phần vào chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Sau những cố gắng cuối cùng không thành công, Vương Thông ở thành Đông Quan buộc phải nghị hòa với ta, để giữ mặt nhà Minh Lê Lợi chấp nhận hưu binh, cho quân Minh về nước an toàn và chu cấp đầy đủ để về nước.
Ngày 10 – 12 – 1427 (ngày 22 – 11 năm Đinh Mùi), tại một địa điểm phía Nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, hội thề giữa Lê Lợi với Vương Thông – đại diện vua Minh được tiến hành, được gọi là Hội thề Đông Quan. Hội thề là sự chấm dứt 20 năm đô hộ nước ta của nhà Minh, kết thúc quá trình đấu tranh gian khổ giữa Lam Sơn với quân Minh ròng rã 10 năm trời. Cuộc chiến tranh kết thúc bằng chiến thắng hào hùng của dân tộc ta và cuộc đầu hàng rút lui nhục nhã của quân thù:
“Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng, Tướng giặc bị bắt tù, xin thương hại vẫy đuôi cầu sống.
Uy thần chẳng giết hại, lấy khoan hồng thể bụng hiếu sinh, Bọn tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp
1 Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb VHTT, tập II, tr 63
Năm trăm thuyền, đã vượt biển vẫn hồn kinh phách lạc.
Lũ tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh, được cấp Cho mấy nghìn ngựa, đã về nước còn ngực đập chân run.
Chúng sợ chết thèm sống mà thực muốn cầu hòa, Ta lấy toàn quân làm cốt cho dân được yên nghỉ.
Chẳng những mưu kế kì diệu, Cũng là chưa thấy xưa nay”
(Bình Ngô Đại Cáo)
Điều này cho thấy, mặc dù nợ nước, nợ dân ta nhưng Lê Lợi vẫn khoan hồng cho quan binh nhà Minh được toàn quân trở về, thực là một nghĩa làm có lợi về sau, Lê Lợi dụ rằng:
“Phục thù báo oán là thường tình của mỗi người, mà không thích giết người là bản tâm của người nhân giả…Thỏa mối giận một buổi để mang tiếng giết kẻ hàng đến muôn đời, chi bằng để sống ức vạn người để dứt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, thiên cổ truyền thơm, há chẳng lớn sao!”1. Câu nói này cũng thể hiện tích cách con người Việt, đầy tính nhân văn, yêu thương con người, tạo sợi dây đoàn kết giữa hai nước về sau, thực là việc làm nhân nghĩa ở đời.
Sau 10 năm gian khổ đấu tranh bền bỉ, nhân dân ta dưới là cờ Lam Sơn đại nghĩa đã kiên cường, anh dũng cùng nhau đồng tâm cộng khổ trong lao động và đấu tranh, nay đã thành công vẻ vang, mở ra cho lịch sử dân tộc bước sang một trang lịch sử mới – xây dựng vững chắc chính quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.
1 Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, Nxb VHTT, tr. 316