Khi Công việc chuẩn bị đang còn dang dở thì bọn Minh nghe tin nghĩa binh nổi lên ở Lam Sơn liền đưa quân tức tốc tiến đánh, tên Việt gian Lương Nhữ Hốt vốn que ở Thanh Hóa, mật báo với quân Minh: “Chúa Lam Sơn chiêu vong nạo bạn, đãi ngộ quân lính rất hậu, chí nó không phải là nhỏ. Nếu giao Long mà gặp được mây mưa thì tất không phải là con vật trong ao nữa đâu. Nên sớm trừ đi, chớ để lo về sau”2, phần do bị Việt gian dẫn đường thình lình đến đánh úp nghĩa quân, phần nghĩa quân đang còn yếu, tổ chức lực lượng chưa đầy đủ, quân Minh bắt nhiều tướng sĩ cùng thân thuộc vợ con của Lê Lợi, chúng còn đào mồ mã của Lê Lợi. Bộ tham mưu nghĩa quân cùng các tỳ tướng, nghĩa binh rút lên ẩn náu ở núi Chí Linh. Lần này giặc nghĩ nghĩa quân đã tan rã và có vẻ như nhân dân ta theo Lam Sơn còn ít nên nghĩ đã dẹp xong cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi như bao cuộc đàn áp khác ở trên nước ta, chúng trở về luôn. Lê Lợi cùng mọi người nhanh chóng củng cố lại lực
1 Đào Duy Anh (2003), Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb KHXH, tr. 369
2 Lam Sơn Thực Lục – Đại Việt thông sử (đế kỉ),
lượng, do phải chạy sâu nên ván đề lương thực không thể đáp ứng kịp, nhưng trên dưới một lòng, tình quân tràn khắp, nghĩa quân đã nhanh chóng phục hồi, tiếp tục đương đầu với giặc, quyết đánh đuổi ra khỏi Đại Việt.
Bồi dưỡng được ít lâu, tháng 4 – 1419, Lê Lợi dẫn quân đi đánh Việt gian Nguyễn Sao, sau viện binh của giặc tới, biết không thể chống cự được nghĩa quân lại trở về núi Chí Linh lần thứ hai để ẩn trú. Lần này quân giặc đến vây ráo riết, tình hình rất khốn quẩn, lương thực không đủ trong khi quân Minh đang xiết chặt vòng vây, nếu chúng không bắt được Lê Lợi thì sẽ không rút, nếu cố gắng cầm cự sẽ không giữ nổi với địch, lúc này lực lượng quân sĩ còn rất ít, lại thiếu thốn lương thảo: “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Lúc Khôi Huyện quân không một đội”
(Bình Ngô Đại Cáo)
Lê Lợi nói: “Ai có thể mặc áo vàng của Trấm, dẫn năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành Tây Đô. Thấy giặc ra đối địch, thì tự xưng tên: “Ta là Chúa Lam Sơn đây!”. Để cho giặc bắt? để tâ được náu mình, nghỉ binh, thu họp cả quân sĩ, mưu tính việc về sau!”1. Các tướng không ai trả lời, chỉ có Lê Lai thưa rằng: “Tôi bằng lòng xin mặc áo nhà vua. Ngày sau Bệ hạ gây nên Đế nghiệp, có được thiên hạ, thương đến công tôi, cho con cháu được muôn đời chịu ơn nước. Đó là điều tôi mong mỏi!”2. Nhà Vua khấn lại rằng: “Lê Lai có công đổi áo. Sau này Trẫm cùng con cháu, và các tướng tá, con cháu các công thần, nếu không thương đến công ấy, thì xin đền đài hóa ra rừng núi, ấn vàng hóa ra đồng sắt, gươm thần hóa ra đao binh!”3. Điều này cho thấy sự đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, lời hứa của Lê Lợi đối với Lê Lai không chỉ là để dành riêng cho Lê Lai mà cũng là phần thưởng xứng đáng cho tất cả những người theo phụ giúp sự nghiệp cứu nước nhà của Lê Lợi. Lời hứa này trở thành một niềm tin bất diệt trong nghĩa quân Lam Sơn, nó biến thành một sức mạnh to lớn, trở thành nguồn cổ vũ to lớn cho toàn binh sĩ, khiến cho nghĩa
1 Người dịch Bảo Thần (1944), Lam Sơn Thực Lục - cuốn thứ nhất, Nxb Tân Việt, tr. 9
2 Người dịch Bảo Thần (1944), Lam Sơn Thực Lục - cuốn thứ nhất, Nxb Tân Việt, tr. 9
3 Người dịch Bảo Thần (1944), Lam Sơn Thực Lục - cuốn thứ nhất, Nxb Tân Việt, tr. 9
quân có thể vượt qua được những thử thách gian khổ hơn trong cuộc đấu tranh trước mắt – sức mạnh của đoàn kết cùng với tinh thần yêu nước sẽ đưa công cuộc khôi phục đất nước đến sự thành công.
Sau khi Lê Lai xông trận và bị giặc bắt, quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát còn Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết. Thoát nạn, Lê Lợi sai Trịnh Khả và Trịnh Đồ, trước đã từng đến Ai Lao, nay đem thư của Bình Định Vương giả lệnh của nhà Minh để mượn binh và khí giới. Vì thế mà binh lực lại càng mạnh lên, vì thế mà nghĩa quân Lam Sơn chuyển vùng hoạt động lên thượng du sông Mã, xây dựng căn cứ mới ở Mường Thôi (Tây Bắc Thanh Hóa giáp Lào). Tại đây nghĩa quân được người Lào giúp đỡ về lương thực, vũ khí và voi ngựa, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết chiến đấu đẹp đẽ giữa hai nước, hai dân tộc Việt – Lào, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, hoạn nạn giúp đỡ nhau của hai dân tộc, phát huy trong sáng truyền thống đoàn kết của hai nước. Từ đây, nghĩa quân không ngừng lớn mạnh và liên tiếp chủ động mở những cuộc tấn công với quy mô khác nhau, chứng tỏ thực lực của quân Lam Sơn ngày càng tăng.
Đồng thời với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, nhân dân cả nước nhiều nơi cũng vùng lên đấu tranh mạnh mẽ gây cho địch những trở ngại và khó khăn, vì thế mà căn cứ của Lam Sơn có thời gian để ổn định và phát triển lực lượng. Cùng với khí thế của cả nước đồng tâm đồng lòng quyết chí đánh giặc, nhiều anh hùng hào kiệt mọi nơi về quy tụ dưới trướng Lê Lợi ngày càng đông, uy thế vang dội. Trong hai năm 1420, 1421 nghĩa binh hoạt động nhiều ở miền thượng du Thanh Hóa, gây cho quân Minh nhiều lần khốn đốn.
Năm 1422, quân Minh uy hiếp triều đình Ai Lao buộc không được giúp đỡ nghĩa quân và phải cùng quân Minh tiến đánh Lam Sơn. Do bao năm tháng cùng sát cánh bên nhau nên Lê Lợi không ngờ quân Ai Lao lại phản trắc, trong cuộc tiến đánh của quân Minh, quân của Lê Lợi đã bị quân của Ai Lao tập kích gây thương vong lớn, tình hình rất bi quan, nhiều tướng sĩ đã quyết liều mình phá vòng vây, đưa nghĩa binh trở lại núi Chí Linh lần ba.
Lần này cũng như hai lần trước nghĩa quân đang lâm vào tình trạng khốn nguy,
“ngàn cân treo sợi tóc”, “tiến thoái lưỡng nan”, tình hình lương thực rất nguy, có khi hai
tháng trời quân sĩ phải ăn măng và rễ cây, phải giết cả voi ngựa để lấy thức ăn cho mọi người, đến khi không còn gì để ăn, có nhiều người đã không chịu được đã phải bỏ hàng ngũ, Lê Lợi rất cảm kích và thương các tướng sĩ, Người cho giết luôn cả con ngựa vào sinh ra tử với ngài để lấy thức ăn cho quân sĩ, mọi người rất hiểu tấm lòng của Ngài dành cho sự nghiệp thiêng liêng và cao cả đang còn dang dở, từ đó mọi người càng trở nên vững tin hơn và cùng ở lại với nghĩa quân cùng xây dựng lại lực lượng. Có thể nói tinh thần đoàn kết hơn bao giờ hết được thể hiện lúc này đã phát huy được vốn truyền thống quý báu đó, từ gian khổ đấu tranh bền bỉ và đầy hy sinh nhưng truyền thống đoàn kết của mọi người vẫn không bao giờ bị lung lay, không những thế qua từng trận đấu là qua những trải nghiệm tiếp thêm cho mọi người nguồn lực lớn để có thể tiếp tục viết lên trang sử hào hùng cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa đang đi vào những năm tháng quyết định, nếu như lúc này sợi dây đoàn kết trong nội bộ Lam Sơn bị tách ra từng mảng thì sự nghiệp đuổi thù chung không biết sẽ đến bao giờ thành công, và lại đi theo vết xe đổ mà Trần Ngỗi đã làm, qua đó ta nhận ra rằng Lê Lợi – một vị lãnh tụ tinh thần, là nguồn cuội của sức mạnh đoàn kết đã quy thuận lòng người, cùng đồng tâm cộng khổ để đưa cuộc khởi nghĩa bước sang một bước ngoặt mới.
Trong giai đoạn khó khăn này, nhiều tướng sĩ tỏ ra khá mệt mỏi xin Lê Lợi tạm hòa hoãn với giặc để chờ thời tiếp tục cuộc khởi nghĩa, bất đắc dĩ Lê Lợi sai Nguyễn Trãi viết thư xin hòa với giặc. Nhà Minh trong thời kì này cũng gặp một số khó khăn nên việc ở nước ta có phần ít để tâm hơn, với lại quân của Trần Trí, Sơn Thọ, Lý Bân ở Thanh Hóa thua Lam Sơn nhiều trận nên tinh thần cũng sa sút, khi nhận được thư cầu hòa thì ngay lập tức chấp nhận. Tháng 5 – 1423, Lê Lợi đưa quân sĩ trở về Lam Sơn để làm việc khẩn hoang. Bên ngoài thì hòa hoãn nhưng bên trong nghĩa quân vẫn tiếp tục chuẩn bị lực lượng, dẫu nhiều lần Trần Trí, Sơn Thọ đem trâu ngựa, mắm muối, lúa gạo và đồ làm ruộng sang biếu và Lê Lợi cũng sai Lê Trăn đem vàng bạc để đáp lễ. Sau Minh Nhân Tôn Chu Cao Xí lên thay Minh Thành Tổ băng hà, khiến Sơn Thọ dụ Lê Lợi trao cho chức quan Tri Phủ Thanh Hóa. Nhưng Lê Lợi không bao giờ nhận lời đề nghị này, quân Minh bắt Lê Trăn, hai bên chấm dứt hòa hoãn. Lê Lợi đưa quân về đóng ở Lư Sơn.
Trước khi bước vào giai đoạn đấu tranh mới, yêu cầu lịch sử đặt ra là phải làm sao phải có một hướng đi quyết định trong sự phát triển của khởi nghĩa. Lê Lợi nói: “Chúng ta sẽ đi về đâu để lo việc nước?”. Điều đó có nghĩa là phải tìm ra một phương hướng chiến lược mới tạo nên những bước phát triển vượt bậc của cuộc khởi nghĩa. Trước yêu cầu mới của cuộc khởi nghĩa, tướng quân Nguyễn Chích lúc bấy giờ giữ chức nội thiếu úy trong nội bộ nghĩa quân Lam Sơn, đã đề ra một kế hoạch mang tầm chiến lược quan trọng. Trong một buổi họp bàn của các tướng sĩ, Nguyễn Chích nói: “Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông, tôi đã từng qua lại nên rất thông thuộc đất ấy. Nay hãy trước hết thu lấy Trà Long, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và của cải đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”1. Có thể thấy Nghệ An không hơn gì Thanh Hóa, nhân dân ở đây có ý chí quật cường và lực lượng địch ở đây tương đối yếu, xa Tây Đô cũng như Đông Đô, vùng Tân Bình, Thuận Hóa lực lượng thì rất mỏng, đây là cơ hội để nghĩa quân có thể tiến đánh giải phóng vùng Nghệ An rộng lớn.
Sau cuộc họp, chí hướng mà bộ tham mưu Lam Sơn đề ra được mọi người tin theo, lòng quân lại khởi sắc, tiếp tục giai đoạn chiến đấu mới. Từ Lam Sơn, ngày 12 – 10 – 1424, nghĩa quân bất ngờ tiến quân đồn Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) để mở đường tiến vào giải phóng Nghệ An. Đây là nước cờ quyết định trong sự giằng co giữa nghĩa quân với giặc trong suốt năm năm qua, là con đường để đưa tình hình thoát ra khỏi sự sụp đổ, là sự mở rộng vùng hoạt động cũng như tạo điều kiện để kết tụ thêm hào kiệt, quần chúng theo nghĩa quân Lam Sơn. Đây là bước đi mang tính đột phá của bộ tham mưu Lam Sơn.