6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
a. Những hạn chế
- Đối với cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cũng như cho vay mua ô tô, phạm vi cho vay là cá nhân, hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi BIDV Hải Vân đóng trụ sở, cụ thể là phải có hộ
khẩu tại địa bàn Đà Nẵng, điều này hạn chế rất nhiều số lượng người sống và làm việc tại thành phố Đà Nẵng nhưng chưa có hộ khẩu Đà Nẵng, những người làm việc ở các khu liên doanh, khu công nghiệp. Chính những người này nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn. Đây cũng là hạn chế của phần lớn các NHTMCP hiện nay như ACB, VCB, NH Quốc Tế... Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là ở
thành phố lớn và đáng sống nhưĐà Nẵng. Do đó NH cần mở rộng cho vay tới các đối tượng từ nơi khác đến và làm việc tại các thành phốĐà Nẵng
- Mức CVTD của NH còn thấp. Mỗi khoản cho vay chỉ được cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản (tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản đảm bảo khác). Số tiền này còn nhỏđặc biệt với đối tượng khách hàng có thu nhập cao, có nhu cầu được vay cả giá trị tài sản đó.
- Sản phẩm CVTD của NH còn chưa phong phú, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống như: Mua nhà, mua ô tô, các sản phẩm như cho vay tín chấp CBCNV, vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên,
đặc biệt khu vực nông thôn Việt Nam còn rất hạn chế. Nhu cầu vay của CBCNV chủ yếu để sửa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, chữa bệnh,
đóng học phí… nên dư nợ cho vay loại này là từ 1 năm đến dưới 5 năm (trung hạn). Sản phẩm dịch vụ này đã được nhiều NH triển khai, nên thời gian tới BIDV Hải Vân nên xem xét triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ mới này.
hướng của BIDV trong giai đoạn đến là trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng
đầu Việt Nam. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng năm 2013 đã tăng lên 10,97% so với các năm trước song nếu so với tỷ trọng CVTD ở các nước phát triển thường chiếm 40-50% trong tổng dư nợ thì con số này còn khá nhỏ bé. Rõ ràng BIDV Hải Vân đang chọn cho mình một hướng đi mới mẻ và đúng đắn, song chưa tìm ra giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong cạnh tranh khốc liệt vào giai đoạn hiện nay.
- Quy trình nghiệp vụ của hoạt động CVTD : thực tế những NH có thời gian hoạt động lâu năm sẽ có những quy trình nghiệp vụ mang tính chuẩn, trong khi đó tại BIDV Hải Vân các quy trình chuẩn còn bị hạn chế về sự đa dạng của các loại hồ sơ. Trên thực tế, hồ sơ thủ tục của một khoản vay tiêu dùng thường không quá phức tạp, song đôi khi chính sự cung cấp hồ sơ lại là một khó khăn cho KH nên gây hệ lụy ảnh hưởng đến khâu thẩm định và giải quyết hồ sơ của NH không được nhanh chóng
- Hoạt động truyền bá thông tin và sản phẩm của BIDV Hải Vân chưa thực sự hiệu quả, vì mới thành lập và hơn nữa trên địa bàn còn có BIDV Chi nhánh Đà Nẵng, đã thành lập lâu năm, đứng vững trên địa bàn và số lượng khách hàng trung thành nhiều nên số lượng khách hàng biết tới BIDV Hải Vân là rất ít, vậy nên trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung các hoạt
động giới thiệu về chi nhánh của mình thông qua các kênh quảng cáo như là các phương tiện truyền thanh, các báo đài, trang web.
- Chiến lược của ngân hàng: ta dễ dàng biết được BIDV Hải Vân là một chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ chủ yếu là đầu tư xây dựng các công trình cơ bản, vậy nên chi nhánh chưa thực sự tập trung chú ý vào lĩnh vực hoạt động CVTD, thế nên chi nhánh chưa có những kết quả nổi bật so với các NH khác. Trong thời gian tới, NH cần có những biện pháp quyết liệt hơn nữa để phát triển hoạt động CVTD, góp phần mở
rộng mô hình bán lẻ theo định hướng của BIDV.
- Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực làm việc ở chi nhánh còn rất mỏng, chưa có những phòng chuyên nghiên cứu thị trường về lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, cũng như một số lượng CBTD còn hạn chế, trong khi đó việc phải tiếp xúc với một lượng KH ngày càng đông tới NH gây nên tình trạng quá tải, có thể gây
ảnh hưởng tới tâm lý của cán bộ dễ nổi nóng làm ảnh hưởng xấu tới ngân hàng.
b. Nguyên nhân của những hạn chế
Dư nợ CVTD của BIDV Hải Vân còn chưa cao và quy mô còn thấp, chất lượng dịch vụ sản phẩm CVTD còn hạn chế là do các nguyên nhân sau :
ü Xuất phát từ các chính sách từ phía ngân hàng
- Tỷ trọng cho vay /giá trị tài sản đảm bảo chưa linh hoạt: theo chính sách cho vay tiêu dùng tại BIDV thì khách hàng được vay tối đa 70% giá trị
của tài sản đảm bảo (phần lớn là giá trị nhà đất) giá trị này do phòng thẩm
định tài sản đảm bảo định giá (và thường thấp hơn so với giá trị thị trường). Song do thẩm định chưa tốt, không nắm chắc được khả năng trả nợ của khách hàng nên NH thường chỉ cho vay ở mức 45%-55% giá trị tài sản đảm bảo, không thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng.
- TSĐB là nhà đất được quyền thế chấp thì phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Vì thế nhiều khách hàng có nhân thân tốt, đủ khả năng tài chính để trả nợ nhưng không được vay vốn vì không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo (chưa được cấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) hạn chế số lượng khách hàng được vay vốn NH.
ü Đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa hợp lý
Thời gian cho vay tiêu dùng chưa đủ dài: Thời gian cho vay trả góp mua nhà theo quy định của BIDV tối đa là 10 năm nhưng thực tế triển khai thời hạn lại ngắn hơn rất nhiều, phần lớn từ 2 –3 năm, số khoản vay từ 5-7 năm chiếm số ít. Rõ ràng trong điều kiện phần lớn người dân có thu nhập
trung bình hiện nay thì thu nhập hàng tháng cần thiết để trả các nghĩa vụ cho một khoản vay 12 năm chỉ bằng một nửa số tiền cần thiết cho một khoản vay 5 năm, sẽ phù hợp với thu nhập của đại bộ phận khách hàng có thu nhập trung bình đến vay mua, xây sửa nhà hơn.
ü Chưa có chính sách khuyến khích hợp lí với cán bộ công nhân viên BIDV Hải Vân chưa có chính sách cụ thể để động viên khuyến khích cán bộ nhân viên phát triển tuy được quan tâm nhưng chưa được xây dựng một cách có hệ thống, đội ngũ cán bộ, nhân viên được bổ sung từ các nguồn nhân lực khác còn theo xu hướng tình thế, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển chung. Hơn nữa, ở các phòng giao dịch của BIDV Hải Vân chưa hề có sự tách biệt kinh doanh giữa hai bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Rõ ràng một cán bộ tín dụng không thể cùng lúc có thể làm tốt một lúc cả hai công việc đó.
ü Chưa có các bộ phận hỗ trợ tín dụng
Ở một số các NHTMCP khác ví dụ như ngân hàng ACB ngoài tổ thẩm
định thì có tổ dịch vụ khách hàng tín dụng riêng và tổ hỗ trợ tín dụng (bộ
phận pháp lý chứng từ, chuyên môn hóa về mặt pháp lí), sự hỗ trợ này giúp
đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hồ sơ.
ü Công nghệ thông tin chưa được đầu tư
Hiện nay ở BIDV Hải Vân, đang ứng dụng hệ thống mạng LAN có tên là "Banking 2000". Nhưng chất lượng của hệ thống tỏ ra chưa đáp ứng nhu cầu phát sinh của hoạt động tín dụng. Nhiều trường hợp khách hàng đến thanh toán tiền lãi vay hoặc thanh lí hợp đồng, hệ thống mạng nội bộ tỏ ra quá tải là tốn rất nhiều thời gian của khách hàng, đồng thời làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của NH.
ü Hoạt động quảng bá hình ảnh NH chưa thực sự phát huy hiệu quả
Hội sở Hà Nội với nhiệm vụ tìm kiếm các cộng tác viên và phát triển sản phẩm mới, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo vẫn được tiến hành thường xuyên thông qua một Công ty có chức năng quan hệ cộng đồng (P/R) chuyên nghiệp tuy nhiên hoạt động này tỏ ra chưa hiệu quả. Hoạt động marketing của bộ phận nào chỉ do bộ phận đấy đảm nhiệm. Hoạt động marketing của bộ
phận tín dụng chỉ do CBTD đảm trách, song song với theo dõi quản lý hồ sơ
cho vay họ còn phải tiếp thị mở rộng thị trường.
Hay việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm CVTD của NH chứ
chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích mà CVTD của NH đem lại cho mình trong khi điều đó là rất cần thiết để gợi mở nhu cầu của khách hàng. Cũng chính vì thế có thể nhận thấy, khách hàng đến vay tiêu dùng tại NH chủ yếu là khách hàng truyền thông gắn bó lâu năm với NH hoặc qua sự
giới thiệu của người thân, bạn bè.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Với khoảng thời gian ba năm, từ 2011 – 2013, qua tìm hiểu, phân tích về các sản phẩm CVTD của BIDV Hải Vân đã giúp tôi có một góc nhìn toàn cảnh về thực trạng tình hình hoạt động CVTD tại NH. Với những phân tích,
đánh giá trên có thể nhận định rằng trên lĩnh vực hoạt động bán lẻ cũng như
hoạt động CVTD của mình, BIDV Hải Vân đã đạt được những thành công nhất định song vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để có thể phát triển thị
phần CVTD tại Đà Nẵng trong thời gian đến, NH cần phải có những giải pháp chiến lược và định hướng cụ thể trong việc phát triển CVTD. Qua đó giúp khẳng định hướng đi đúng đắn xứng tầm của BIDV trong thời gian đến. Vì vậy, đòi hỏi Chi nhánh Hải Vân cần có những giải pháp cho hoạt động CVTD tại Chi nhánh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI VÂN