7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao
3.1.1. Quan điểm
Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường phải bảo đảm gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, là khâu đột phá phát triển ngành tài nguyên và môi trường, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước; coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển, từng bước tăng cường đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân lực cao ngành tài nguyên và môi trường.
Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường phải có tính chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; có trọng tâm, trọng điểm.
Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường phải bảo đảm tính hài hòa về cơ cấu, cân đối theo lĩnh vực, vùng, miền và phải gắn liền với việc bố trí, sử dụng, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của công chức góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.
Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường ngoài việc tập trung nâng cao hiệu quả đào tạo, cần tập trung công tác cán bộ; ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đào tạo đội ngũ
chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ, các nhóm nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường phải kết hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước và nước ngoài. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và xã hội trong phát triển nhân lực của ngành.
3.1.2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường cần bám sát mục tiêu đáp ứng yêu cầu nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu ngành hợp lý; có phẩm chất, năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển ngành, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành được đội ngũ nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và hợp lý về cơ cấu trình độ để đáp ứng nhu cầu nhân lực tài nguyên và môi trường trong nước; đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới; làm tốt vai trò là nòng cốt trong sự nghiệp phát triển ngành tài nguyên và môi trường đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện.
- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đủ mạnh ở những lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia,
cán bộ khoa học và công nghệ các lĩnh vực tổng hợp và lĩnh vực chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút, tuyển chọn người có nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp phòng theo Thông báo Kết luận số 202-TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị.
- Tuyển dụng nhân lực chất lượng cao cần phải được tổ chức công khai, minh bạch. Minh bạch trong công tác bổ nhiệm cán bộ các chức danh lãnh đạo, quản lý. Đảm bảo người giỏi, người tài, có đủ năng lực được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.
- Hoàn thiện các chính sách liên quan đến cán bộ, chế độ vị trí việc làm; căn cứ tính chất, nội dung và yêu cầu công việc để thu hút và bố trí nhân lực chất lượng cao; đánh giá nhân lực chất lượng cao theo chất lượng và kết quả đầu ra.
- Đầu tư nguồn lực phục vụ phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ nhân lực chất lượng cao và đảm bảo việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả; nghiên cứu lập Quỹ nhân lực chất lượng cao. Thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhân lực chất lượng cao thống nhất từ Bộ đến công chức cấp xã, phường, thị trấn của ngành tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng trang thông tin điện tử về tuyển dụng nhân lực chất lượng cao ngành tài nguyên và môi trường nhằm thông tin một cách công khai, minh bạch về tiêu chí, quy trình, điều kiện phát hiện, thu hút và đãi ngộ nhân lực chất lượng cao. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng tài năng và thu hút nhân lực chất lượng cao là người nước ngoài.
- Song song với việc phát hiện, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, cần phải bố trí, tạo điều kiện cho nhân lực chất lượng cao tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng để họ phát triển, cống hiến nhiều hơn.
- Công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân lực chất lượng cao cần làm liên tục, có bài bản, có hệ thống. Đào tạo, bồi dưỡng bao gồm cả về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc cũng như bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ này.
- Hoàn thiện và cải cách mạnh mẽ chế độ tiền lương, bảo đảm nguồn thu nhập chính từ tài năng, cống hiến của nhân lực chất lượng cao cho cơ quan, đơn vị và đất nước. Có các chính sách riêng dành cho nhân lực chất lượng cao những ưu đãi vật chất đặc biệt cần thiết.
- Tiếp tục tăng cường và mở rộng đào tạo đại học, sau đại học, chuyên gia đầu ngành tài nguyên và môi trường, số lượng khoảng 300 đến 400 cán bộ trình độ tiến sĩ, tăng 50% nhu cầu so với giai đoạn 2012 - 2020; 2.000 đến 2.400 cán bộ trình độ thạc sĩ, tăng 300% nhu cầu so với giai đoạn 2012 - 2020; 3.000 cán bộ trình độ đại học, không tăng so với giai đoạn 2012 - 2020; khoảng 30 chuyên gia đầu ngành.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành tài nguyên và môi trường có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có trình độ cao, có khả năng giảng dạy và phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến; nâng cao năng lực giảng viên để có các chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; đào tạo được đội ngũ cán bộ để kế tục, phát huy. Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 15 - 20% tổng số giảng viên là tiến sĩ, trong đó, có khoảng 5 - 10% là giáo sư, phó giáo sư.
- Đầu tư, xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cao ngành tài nguyên và môi trường và phục vụ nhu cầu đào tạo của xã hội.
3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030
3.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
a) Yêu cầu phát triển của ngành tài nguyên và môi trường
Trong thời gian tới, tình hình quốc tế có nhiều bất ổn về chính trị, có sự thay đổi trên phạm vi toàn cầu về vai trò, vị thế của các quốc gia trên thế giới và các thể chế quốc tế. Một số quốc gia sau khi đạt được sự trỗi dậy và phục hồi về kinh tế đã chuyển hướng tìm cách thể hiện, khẳng định lại vai trò, vị thế trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế khác, như quốc phòng và các lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là một trong những thách thức phức tạp và lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam luôn là nước xếp thứ hai trong năm nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Môi trường và biến đổi khí hậu là hai chủ đề quan trọng và thường xuyên của các chương trình nghị sự, các sự kiện, diễn đàn ở cả phạm vi Liên hợp quốc, các khu vực và quốc gia. Vì vậy, các tổ chức quốc tế và các quốc gia đang tăng cường hợp tác và dành nhiều ưu tiên cùng nguồn lực cho các mục tiêu, hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với những điều kiện nêu trên, ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên, tranh thủ các điều kiện và cơ hội thuận lợi, huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, đặc biệt phát huy và sử dụng nhiều hơn các nguồn lực trong nước; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, ngăn
ngừa và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; góp phần phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng môi trường sống, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một số nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung trong thời gian tới như sau:
- Xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về tài nguyên và môi trường; kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng cơ chế thu hút, tuyển chọn người trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp phòng theo Thông báo Kết luận số 202-TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị. Tiếp tục triển khai rà soát, hoàn thiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo quy định.
- Triển khai mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch hàng năm và theo Đề án đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt là đối tượng trong diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức gắn với kế hoạch, quy hoạch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Bộ; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng mềm, năng lực tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách của công chức.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công chức; thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức phù hợp với yêu cầu, phát huy năng lực và sở trường.
- Nâng cao chất lượng đào tạo; gắn đào tạo với sử dụng và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
b) Yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức
Ngày 08 tháng 11 năm 2011 Chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết số 30c/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, đặt ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước, với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả. - Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.
- Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm.
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống.
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm.
- Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội; Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại; Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ.
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Ngày 18 tháng 10 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,
công chức” với mục tiêu xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, cụ thể như sau:
- Tiến hành sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức.
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức. 100% các cơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức.
- Thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở xuống.