8. Cấu trúc của luận văn
3.3.7. Tăng cường kiểmtra đánh giá công tác giáo dục truyền thống văn
văn hóa dân tộc trong nhà trường
a. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng của thực hiện kế hoạch, sẽ nắm rõ được tình hình thực hiện kế hoạch, có thể kiểm tra và điều chỉnh cho việc thực hiện đi đúng mục tiêu được đề ra.
Việc kiểm tra đánh giá còn có thể nắm bắt được tình hình tham gia hoạt động học của HS một cách khách quan, nằm đề ra những biện pháp cách giải quyết để điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động và nâng cao tinh thần cho các GV và HS.
73
b. Nội dung của biện pháp
Kiểm tra vừa là chức năng vừa là biện pháp quản lý, kiểm tra là nhằm đánh giá kết quả thực hiện. Kinh nghiệm trong công tác quản lý cho thấy, cần thường xuyên kiểm tra đánh giá thì hiệu quả công tác càng cao.Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên ở tất cả các khâu, từ nội dung của hoạt động đến biện pháp và kết quả đạt được.
Kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, trách hình thức, đặc biệt đối với hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS trong giai đoạn hiện nay. Kiểm tra phải linh hoạt, kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra định kỳ gắn với kiểm tra, đánh giá đột xuất.
c. Cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo hiệu phó chuyên môn và các tổ trưởng cùng các cá nhân, đoàn thể kiểm tra rà soát thường xuyên có kế hoạch kiểm tra cũng như kiểm tra đột xuất về các hoạt động giáo dục VHDT như các tiết học chính khóa cũng như hoạt động GDNGLL
Việc thường xuyên kiểm tra sâu sắc của cán bộ quản lý có tác dụng thúc đẩy tập thể, cá nhân, giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các hoạt động đồng thời giúp cán bộ quản lý nắm bắt được thực tế hoạt động để đưa ra những quyết định đúng đắn tạo điều kiện cho hoạt động truyền thống VHDT ngày càng phát triển tốt hơn.
Sau mỗi tiết học hoặc các hoạt động như tổ chức tọa đàm, hội diễn văn nghệ... Cần tổ chức rút kinh nghiệm những mặt làm được cũng như những mặt chưa làm được để rút kinh nghiệm và nâng cao hiệu quả ở những mặt sau
Đánh giá kết quả giáo dục truyền thống văn hóa đan tộc có nhiều nội dung nhứ:
- Đánh giá qua số lượng HS tham gia hoạt động
74
- Đánh giá qua nhận thức của HS về hoạt động giáo dục
- Đánh giá qua ý thức, thái độ chấp hành các nội dung trên của HS - Đánh giá bằng kết quả học tập rèn luyện sau từng đợt sinh hoạt giáo dục bằng hình thức chấm bài thu hoạch và theo dõi tinh thần ý thức, thái độ tham gia lớp học…
- Đánh giá qua phiếu kiểm tra. - Đánh giá qua bài viết thu hoạch. - Đánh giá qua trao đổi tọa đàm.
- Đánh giá qua nhận xét của người khác (các lực lượng giáo dục ).
d. Vấn đề cần lưu ý
Nên thành lập ban thi đua để việc đánh giá có kết quả cao và phải có kế hoạch kiểm tra cụ thể rõ ràng, có những tiêu chí để đánh giá việc thực hiện trong từng giai đoạn của kế hoạch cũng như xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch
* Mối quan hệ giưa các biện pháp
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBGVNV, HS và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống VHDT ở trường PT
Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác giáo dục truyền thống VHDT Biện pháp 3: Xây dựng đội ngũ thực hiện công tác giáo dục truyền thống VHDT
Biện pháp 4: Phối hợp và huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục truyền thống VHDT
Biện pháp 5: Xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống VHDT trong trường PT
Biện pháp 6: Đa dạng hóa môi trường hoạt động và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống VHDT cho HS trường PT
75
Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục truyền thống VHDT trong nhà trường
Các biện pháp giáo dục đều có những mối liên hệ với nhau mỗi biện pháp có một mục đích và vai trò nhất định, chúng tương tác và hỗ trợ cho nhau cho việc nâng cao chất lượng giáo dục , trên đây là 7 biện pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống VHDT cho các em HS của các trường PT trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nhưng chúng phải được sử dụng đồng bộ, không được đơn độc, tách rời thì sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình xây dựng, quản lý công tác giáo dục truyền thống VHDT của các nhà trường.