Bảng 3.19. Mối liên quan giới tính, thu nhập trung bình đến thỏa dụng
cuộc sống (EQ-5D-5L)
Yếu tố Coef SE P 95% CI
Giới tính
Nữ so với nam -2 1,2 0.1
Thu nhập trung bình
Dưới 4 triệu so với từ 4 triệu trở lên 3,9 1,8 0.001 0,95 8,2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến thỏa dụng cuộc sống của người bệnh (EQ-5D). Người bệnh có thu nhập trung bình từ 4 triệu trở lên có có chất lượng cuộc sống cao hơn so với các người bệnh có thu nhập trung bình dưới 4 triệu/tháng Coef=3,9; p<0,05.
Bảng 3.20. Mối liên quan điều trị ARV đến thỏa dụng cuộc sống (EQ-5D- 5L)
Yếu tố Coef SE P 95% CI
Thời gian điều trị ARV (4-5 năm)
1-3 năm 1.051 .710 0.14
≥ 6 năm 2.49 1.5 0.56
Tuân thủ điều trị
(Có so với Không) 1.728 1.179 0.144
Bệnh nhân có thời gian điều trị ARV 4-5 năm không có sự khác biệt chất
lượng cuộc sống với bệnh nhân có thời gian điều trị 1-3 năm hoặc ≥ 6 năm.
Không có sự khác biệt về CLCS của bệnh nhân theo sự tự đánh giá tuân thủ điều trị ARV.
Bảng 3.21. Mối liên quan yếu tố chỉ số khối cơ thể, miễn dịch đến thỏa dụng cuộc sống (EQ-5D-5L) Yếu tố Coef SE p 95% CI Tế bào T-CD4 (≥ 500) < 200 -0.156 0.949 0.869 200-499 -0.21 0.06 0.56 Tải lƣợng virus (≥1000) < 200 -4.029 1.443 0.006 - 9,2 - 1.5 200-1000 Chỉ số BMI (bình thường) Gầy 0.431 0.243 0.78 Thừa cân
Bệnh nhân tải lượng virus càng thấp thì chất lượng cuộc sống càng cao. Bệnh nhân có tải lượng virus < 200 có CLCS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân có tải lượng virus ≥1000 Coef = -4.029; p = 0.006.
Bảng 3.22. Mối liên quan kì thị đến thỏa dụng cuộc sống (EQ-5D-5L)
Yếu tố Coef SE P 95% CI
Đổ lỗi, phê phán
(Có so với Không) 2.229 1.336 0,97
Tự xấu hổ
(Có so với Không) 0.987 1.387 0.477
Phân biệt đối xử
(Không so với có) 1.968 1.406 0,16
Ngƣời xung quanh sợ lây nhiễm
(Không so với có) 2.760 1.262 0.03 1,8 7,3
Người bệnh không bị phân biệt đối xử, không bị người xung quanh lo sợ lây nhiễm có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với người bệnh bị phân biệt, bị người xung quanh sợ lây nhiễm.
Bảng 3.23. Các yếu tố liên quan đến thỏa dụng cuộc sống (VAS)
Yếu tố Coef SE P 95% CI
Giới tính
Nữ so với nam -0,03 0,06 0.96
Thời gian điều trị ARV (4-5 năm)
1-3 năm 0.62 0.038 0,11
≥ 6 năm 0.87 0.012 0,31
Tuân thủ điều trị
(Có so với Không) 1,4 0,061 0,00 0.9 3,6
Thu nhập trung bình
Dưới 4 triệu so với từ 4 triệu trở lên 0,13 0.062 0,8
Tế bào T-CD4 (≥ 500) < 200 -.1.36 0.05 0,47 200-499 -0,54 0.043 0,7 Tải lƣợng virus (≥1000) < 200 -18 0,75 0.018 11,7 47,4 200-1000 -5,5 0.62 0.07 Chỉ số BMI (bình thường) Gầy 0.035 0.073 0.7 Thừa cân 0.058 0.012 0.56 Đổ lỗi, phê phán (Có so với Không) -0.18 0,72 0,8 Tự xấu hổ (Có so với Không) -0,102 .073 0.167
Phân biệt đối xử
(Không so với có) 0.105 .075 0.16
Ngƣời xung quanh sợ lây nhiễm
Mô tả một số yếu tố liên quan đến thỏa dụng cuộc sống của người bệnh (VAS). Người bệnh tuân thủ điều trị có hài lòng về cuộc sống cao hơn so với các người bệnh không tuân thủ Coef=1,4; p<0,05. Các người bệnh có tải lượng virus càng thấp thì CLCS càng cao, người bệnh có tải lượng virus < 200 thì có chất lượng cuộc sống cao hơn so với các người bệnh có tải lượng > 1000 (Coef=-18,; p<0,05).
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS đang điều trị ARV tại Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là địa điểm điều trị cho người bệnh HIV lớn nhất tỉnh và các vùng lân cận. Chất lượng cuộc sống của người bệnh được đo lường bằng công cụ EQ-5D-5L nhằm đánh giá các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến sức khỏe của người bệnh. Áp dụng khung lý thuyết về các yếu tố liên quan của tác giả Damon J. Vidrine đồng thời bổ sung một số yếu tố về tâm lý – xã hội, nghiên cứu đã xác định được một hệ thống các đặc điểm dự báo chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chúng tôi cũng tiến hành mô tả đặc điểm của các biến dự báo này một cách cụ thể nhằm xây dựng một bức tranh tổng thể về người bệnh HIV/AIDS điều trị AVT tại Nghệ An.
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế, xã hội
Về giới tính, người bệnh nam giới chiếm đa phần với tỉ lệ 63,6%, nữ
36,4% trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Như vậy có thể thấy rằng số lượng người bệnh nam giới điều trị ARV cao hơn so với nữ giới. Điều này phù hợp với tình hình chung tại Việt Nam khi dịch HIV/AIDS tập trung chủ yếu ở đối tượng tiêm chích ma túy, trong đó nam giới chiếm phần lớn. Tỷ lệ người bệnh nữ tương tự nghiên cứu tại khoa Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai năm 2014. Tuy nhiên, so sánh với một số nghiên cứu trước đó, tỉ lệ nữ giới trong nghiên cứu này cao hơn như tại Bệnh viện Nhiệt đới năm 2016 là 27,1%. Điều này phản ảnh tình hình dịch HIV tại Việt Nam đang trong giai đoạn dịch chuyển từ tiêm chích ma túy sang quan hệ tình dục, chủ yếu ở đối tượng vợ hoặc bạn tình của người nhiễm HIV.
Về độ tuổi, người bệnh có tuổi trung bình là 38,8 ± 7,5 chủ yếu ở nhóm tuổi 30 đến 39 tuổi chiếm 46%, điều này phù hợp với đặc điểm người bệnh HIV tại Việt Nam năm 2018 là 40% người bệnh ở độ tuổi 30-39 tuổi. Kết quả này tương đồng so với các nghiên cứu khác khi độ tuổi trung bình của người bệnh điều trị ARV nằm trong khoảng từ 31% - 36%. Đây cũng là độ tuổi hiện nhiễm HIV chủ yếu tại Việt Nam theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2015 (tỉ lệ người bệnh từ 20-29 là 32,9% và từ 30-40 là 45,1%). Tuy nhiên thấp độ tuổi ở người bệnh tại BVHNĐK Nghệ An trẻ hơn so với nghiên cứu của Nông Minh Vương năm 2015 nhóm 30-39 tuổi là 63,5%. Theo nghiên cứu Nông Minh Vương triển khai rộng trên cả 3 tuyến bệnh viện trung ương, tỉnh, huyện, do vậy độ tuổi đối tham gia đa dạng hơn, phần lớn có các người bệnh trẻ mắc bệnh ở giai đoạn sớm chưa có biến chứng nên điều trị ở tuyến huyện.
Tình trạng hôn nhân có 58,4% người bệnh đã kết hôn, 15,9% độc thân. Tỷ lệ này tương tự các nghiên cứu trước đây về chất lượng cuộc sống người bệnh HIV, theo Nông Minh Vương là 60%, tuy nhiên thấp hơn so với Lê Thị Minh Nguyệt là 78%. Đây là vấn rất đáng lưu tâm bởi trong các năm trở lại, dịch tại Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển từ tiêm chích ma túy sang quan hệ tình dục không an toàn. Bằng chứng là, theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, có tới 34% các ca nhiễm mới trong năm 2013 tại Việt Nam là từ vợ/chồng của người nhiễm. Kết quả này gợi ý chúng ta cần chú ý theo dõi và dự phòng cho vợ và chồng của người bệnh đang điều trị để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục.
Về việc làm, chỉ có 5,8% người bệnh hiện đang thất nghiệp chủ yếu rơi vào nhóm người bệnh tuổi cao và người bệnh có thời gian dài sử dụng ma túy dài sức khỏe kém không thể lao động. Thấp hơn rất nhiều so với người bệnh theo nghiên cứu của Nông Minh Vương là 20%, và tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 11,8%. Đây là tín hiệu cho thấy trong các năm qua người bệnh
HIV đã chủ động hơn trong tìm kiếm việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình. Đồng thời, cũng cho thấy xã hội đã cởi mở hơn trong về tạo công việc làm cho người bệnh HIV. Tuy nhiên, có đến 46,9% người bệnh là lao động tự do, nhóm nghề dịch vụ như lái xe, buôn bán... Đây là những nghề có thời gian lao động linh hoạt theo điều kiện của người bệnh, thu nhập không ổn định, mức trung bình và phụ thuộc vào kĩ năng và sự chăm chỉ của người bệnh. Thu nhập trung bình của người bệnh là 3.900.000đ ± 170.000đ/tháng. Đây là thực trạng đáng lo ngại bởi điều trị toàn diện cho người bệnh HIV không chỉ là vấn đề sức khỏe, mục tiêu của chương trình điều trị còn là giúp người bệnh hòa nhập xã hội và trở lại trạng thái tâm lý - xã hội ổn định. Bên cạnh đó, không có việc làm, việc làm có thu nhập thấp, không ổn định càng dẫn đến tình trạng người bệnh không có thu nhập, điều kiện kinh tế kém đồng thời gia tăng sự kỳ thị và phân biệt đối xử ở gia đình, cộng đồng cũng như sự tự ti từ chính người bệnh. Đa số người bệnh có điều kiện kinh tế trung bình 79,2%. Có 11,9% người bệnh là hộ cận nghèo, 8,8% là nghèo cho thấy đời sống kinh tế của người bệnh còn rất khó khăn. Trước đây, điều trị ARV đang được cung cấp miễn phí, tuy nhiên, từ năm 2019 với việc cắt giảm các nguồn tài trợ quốc tế, người bệnh phải đối mặt với các gánh nặng về chi phí điều trị. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến duy trì điều trị cũng như hiệu quả về mặt sức khỏe của người bệnh. Do vậy, để tiếp tục được điều trị ARV tất cả người bệnh HIV ở đây đều đã tham gia BHYT.
Về học vấn, đa số người bệnh ở mức tốt nghiệp THCS 38,9% và THPT 38,5%. Tương tự kết quả nghiên cứu ở nhóm đối tượng này tại các bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh, huyện năm 2015 của Nông Minh Vương là 37% và 32%; và Lê Thị Minh Nguyệt là 32%. Đặc điểm chung của người bệnh HIV là có học vấn không cao, chủ yếu ở mức phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông. Do vậy, các chương trình truyền thông, can thiệp giảm
thiểu tác hại và chăm sóc bệnh nhân cần chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm học vấn và kênh tiếp cận với người bệnh.
Về hôn nhân, 58,4% người bệnh đã kết hôn và hiện đang sống với vợ chồng thứ nhất; 7,1% đang sống với vợ chồng sau tái hôn. Nhận thấy tỷ lệ lớn người bệnh có tình trạng hôn nhân đây là cơ sở vững chắc để người bệnh yên tâm điều trị. Bởi vì, điều trị ARV là một quá trình lâu dài, cần sự quan tâm và hỗ trợ của gia đình, người thân đặc biệt trong giai đoạn đầu khi người bệnh chưa quen với các tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh có vợ chồng sẽ được chăm sóc về sức khỏe thể chất, hỗ trợ về tinh thần và tuân thủ điều trị, làm ảnh hưởng tích cực đến CLCS.
4.2. Đặc điểm hành vi nguy cơ và nghiện chất
Theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng, lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo trong năm 2018, số người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 58% tăng 15% so với năm 2013, tiếp đến số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 32% giảm 10% so với năm 2013.
Trong vòng 12 tháng trước khi nghiên cứu có 64,6% người bệnh có quan hệ tình dục với một bạn tình, chủ yếu là nhóm có tình trạng hôn nhân hiện tại đang sống với vợ chồng (65,5%) Nhóm người bệnh có bạn tình thường xuyên thì có 62,9% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với nhóm người bệnh theo nghiên cứu của Nông Minh Vương năm 2015 là 38,7%; theo nghiên cứu của Dương Công Thành năm 2009 là 20%. Do nhóm người bệnh này chỉ có một bạn tình do vậy có thể bạn tình của họ đã nhiễm HIV nên khi quan hệ tình dục họ không sử dụng bao cao su. Nhưng với người bệnh có bạn tình không thường xuyên, hoặc mua dâm với gái mại dâm thì 100% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Đây
là tín hiệu đáng mừng cho thấy người bệnh đã chủ động phòng ngừa lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
Có tiền sử sử dụng ma túy và sử dụng ma túy đồng thời trong quá trình điều trị ARV đã được chứng minh là có ảnh hưởng tiêu cực đến tuân thủ, hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy có 39,4% người bệnh đã từng sử dụng ma túy, trong đó có 6,2% hiện vẫn đang sử dụng ít nhất một loại ma túy. Tỷ lệ này tương đương người bệnh năm 2015 trong nghiên cứu của Nông Minh Vương. Tỉ lệ này là tương đối thấp, tuy nhiên vẫn có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị của người bệnh. Loại ma túy người bệnh đang sử dụng có 2,7% heroin, 2,7% loại khác như cần sa, ma túy tổng hợp, đặc biệt có 2 người bệnh đang sử dụng ma túy đá, đây là những nhóm chất gây nghiện tàn phá sức khỏe người bệnh. Do vậy, để nâng cao CLCS cho người bệnh song song với điều trị cần kết hợp các biện pháp để giúp người bệnh từ bỏ ma túy.. Có 27 người bệnh đã tham gia điều trị methadone. Methadone là liệu pháp điều trị nghiện chất có chi phí hiệu quả cao, đồng thời đã được chứng minh là tăng tuân thủ điều trị cũng như hiệu quả sức khỏe cho các người bệnh đang điều ARV. Cán bộ y tế cần có biện pháp tích cực kết hợp với gia đình vận động 14 người bệnh đang sử dụng ma túy tha gia điều trị methadone để tiến tới can nghiện hoàn toàn, để nâng cao CLCS cho người bệnh.
Nghiên cứu mô tả hành vi sử dụng rượu/bia của đối tượng nghiên cứu. Tỉ lệ sử dụng rượu bia 2-3 lần/tuần chiếm tỉ lệ cao nhất với 39,4%, tiếp theo là hàng tuần 4%, hàng tháng 3,5% và ≥4 lần/tuần 2,2%. Trong số người bệnh sử dụng rượu bia có 28 người bệnh say có say trong vòng một tháng qua. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu trước đó đã được hiện tại Việt Nam với 30,1% người bệnh sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ và 22,3% ở mức độ say xỉn. Sử dụng rượu bia gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tuân thủ điều trị
của người bệnh, đồng thời giảm hiệu quả điều trị cũng như CLCS của người bệnh. Tình trạng này đòi hỏi chúng ta cần phải có các can phải có các can thiệp nhằm giảm lượng tiêu thụ rượu bia trong đối tượng HIV, lồng ghép với quy trình thường quy hiện tại.
Tỉ lệ người bệnh sử dụng thuốc lá trong nghiên cứu ở mức cao 41,2%, thấp hơn so với người bệnh năm 2015 là 50% có hút thuốc, tuy nhiên vẫn cao hơn so với nhóm dân số nói chung tại Việt Nam. Theo thời gian thì người bệnh HIV có xu hướng giảm hút thuốc lá, song tỷ lệ hút vẫn ở mức cao. Hút thuốc gây ra các tác hại đặc biệt nghiêm trọng cho những người nhiễm HIV. Hút thuốc lá ức chế chức năng tế bào lympho T - CD4 và do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nhất định, đặc biệt là nhiễm trùng phổi. Các bằng chứng khoa học đã chỉ ra sự lây nhiễm HIV được liên kết với một tình trạng viêm mãn tính, ngay cả ở những người có nhiễm HIV được điều trị và cũng là tình trạng viêm này làm tăng nguy cơ bệnh tật mà thuốc lá đã là một nguyên nhân. Những bệnh bao này gồm bệnh tim mạch (như cơn đau tim và đột quỵ), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, mật độ khoáng của xương và gãy xương, và nhiều loại ung thư không xác định khác. Bên cạnh đó, nghiện thuốc lá đang ngày càng được nhận định là một yếu tố nguy cơ có hại đến đáp ứng điều trị ARV, giảm tuân thủ điều trị và chất lượng cuộc sống. Do vậy, để nâng cao thể trạng và CLCS người bệnh cần giảm và tiến tới từ bỏ thuốc lá.
4.3. Đặc điểm về lâm sàng và tuân thủ điều trị
Về giai đoạn lâm sàng, đa phần người bệnh đang ở giai đoạn không có