Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1058 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 132 - 137)

3.3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Môi trường pháp lý là nền tảng cho việc hiện đại hoá và đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng điện tử. Các văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà nước quy định về giao dịch điện tử, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng trên Internet,... cần được ban hành phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Ngân hàng nhà nước cần có chế tài nghiêm khắc đối với những đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng thanh toán có đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí chủ thẻ. Xây dựng cơ chế thống nhất thu và chia sẻ phí thanh toán thẻ qua POS giữa ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và các công ty chuyển

mạch thẻ. Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để kết nối các tổ chức chuyển mạch thẻ và các ngân hàng thành viên thực hiện. Có như vậy, các NHTM mới có thể có căn cứ pháp lý mạnh dạn đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất.

3.3.2.2 Tạo điều kiện cho chứng từ điện tử đi vào cuộc sống

Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng từ điện tử. Đồng thời xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng, chính xác.

3.3.2.3 Tăng cường công tác quản lý rủi ro

Dịch vụ Ngân hàng điện tử là dịch vụ sử dụng phương thức giao dịch bằng công nghệ cao. Do đó rủi ro liên quan đến an toàn, bảo mật dữ liệu đối với dịch vụ này rất lớn và thường vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng. Những loại tội phạm công nghệ ngày càng có nhiều hành vi gian lận tinh vi nhằm đánh cắp dữ liệu, thông tin, tài sản của ngân hàng và KH, gây nhiều thiệt hại về vật chất cũng như uy tín cho ngân hàng. Như các hành vi giả mạo thẻ, thực hiện các giao dịch giả trong lĩnh vực thẻ,... Do đó Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chế tài xử phạt nghiêm ngặt đối với loại tội phạm này.

3.3.2.4 Khuyến khích, hỗ trợ các NHTM phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử

Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên liên hệ trực tiếp với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam để hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử và áp dụng trên toàn hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần khuyến khích các NHTM đầu tư vào công nghệ ngân hàng hiện đại và phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử bằng cách

tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước cạnh tranh với các NHTM nước ngoài có dịch vụ Ngân hàng điện tử đã phát triển mạnh.

Tóm lại, trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ Ngân hàng điện tử có thể nói mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các Ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, không chỉ từ sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của KH. Vì vậy, đòi hỏi mỗi Ngân hàng thương mại cần có chiến lược, sách lược, đường đi nước bước thích hợp để đưa dịch vụ Ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam. Điều này mang đến những cơ hội và cũng không ít thách thức đối với các NHTM trong nước. Một nền kinh tế phát triển cần có một hệ thống thanh toán hiện đại. Các NHTM trong nước nếu vẫn coi hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và bỏ quên hoạt động dịch vụ, nếu không chú trọng đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại cho hoạt động dịch vụ để đổi mới tư duy kinh doanh dịch vụ ngân hàng, thì sẽ không đủ năng lực hoạt động và sức cạnh tranh theo yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Agribank với thế mạnh của một NHTM có quy mô vốn lớn nhất và mạng lưới giao dịch trải rộng khắp cả nước đang không ngừng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm tạo ra các dịch vụ ngân hàng bắt kịp xu thế của thị trường. Phát triển dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như dịch vụ Ngân hàng điện tử là một chiến lược đúng đắn và mang tính dài hạn. Agribank đã bước những bước đầu tiên và đạt được một số kết quả khả quan trên chặng đường phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử còn nhiều khó khăn.

Với đề tài “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)” luận văn đã có những đóng góp chủ yếu như sau:

1. Khẳng định phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu trong chiến lược phát triển dịch vụ của NHTM.

2. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank. Qua đó, chỉ ra được những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của Agribank

3. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam và định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của Agribank, luận văn đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế để đưa dịch vụ Ngân hàng điện tử của Agribank phát triển theo định hướng đã đặt ra.

Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện và có tính thực tiễn cao hơn góp phần vào sự phát triển bền vững của Agribank.

1. Báo cáo thường niên Agribank các năm 2009,2010, 2011.

2. Báo cáo tổng kết HĐKD Agribank các năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012.

3. Báo cáo tổng kết sản phẩm dịch vụ Agribank các năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012.

4. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ NHTM, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Cox, David (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Tạo (2009), Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh mới: cơ hội và thách thức, Tạp chí Quản lý kinh tế.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 112/2006/QD-TTg, ngày 24/05/2006.

9. Chính phủ (2006), Phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, ngày 29/12/2006.

10. Chính phủ (2007), Quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định số 35/2007/ND-CP.

11. Chính phủ (2011), Phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền

mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 2453/QĐ-TTg, ngày 27/12/2011.

1. www.Agribank.com.vn , Agribank

2. www.AGRIBANK.com.vn , Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3. www.vietcombank.com.vn , NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam 4. www.vietinbank. com.vn, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam 5. www.techcombank. com.vn, NHTM cổ phần kỹ thương Việt Nam 6. www.acb.com.vn , NHTM cổ phần Á Châu

7. www.vnbaorg.info , Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 8. www.citibank.com, Citibank official website

9. www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam 10. www.anz.com.vn, Australia and New Zealand Banking Group

Một phần của tài liệu 1058 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 132 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w