Cũng nhƣ các sự vật, hiện tƣợng khác, nhóm cũng hình thành, phát triển và có xu hƣớng suy vong.
5.2.5.1. Các dấu hiệu suy yếu của nhóm
Các nhân tố làm suy yếu nhóm tồn tại song hành với các yếu tố tích cực và nhóm thực sự lâm vào tình trạng suy yếu khi các nhân tố tiêu cực nhiều đến mức không còn kiểm soát đƣợc. Có thể kể ra các dấu hiệu theo hai cấp độ sau:
- Cấp độ suy yếu: sự bực mình, không hiểu biết, nghi kỵ lẫn nhau, không hợp tác với nhau, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm, thời gian làm việc bị cắt xén.
- Cực độ có nguy cơ tan rã nhóm thể hiện thông qua các hiện tƣợng:
Một phần lớn thành viên trong nhóm không hoàn thành nhiệm vụ;
Nhóm thiếu động lực, thiếu tính năng động để phát triển;
Trong nhóm tồn tại quá nhiều quan điểm cá nhân đối lập;
Trƣởng nhóm mắc lỗi lớn, mất uy tín, gây sự phản ứng của các thành viên trong nhóm.
Sự hách dịch, duy trì một khoảng khác biệt quá lớn giữa trƣởng nhóm và các thành viên.
5.2.5.2. Các giải pháp quản trị
- Chú ý phát hiện và phân tích các dấu hiệu của nhóm.
- Sử dụng phù hợp các phƣơng pháp và công cụ để phát hiện (sử dụng các thống kê, các mô hình phân tích, các trắc nghiệm…)
- Chuẩn bị các giải pháp để xử lý; cần thiết phải tham khảo ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia liên quan…
Điều quan trọng là việc tập trung tìm kiếm, việc khơi dậy các nguồn lực nội tại; thực hiện việc xử lý từ bên trong ra bên ngoài.