Vấn đề phản ánh hiện thực trong thơ nhà Nho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 31 - 33)

Văn học tác động vào con ngời thông qua ngôn ngữ, bằng hình tợng nghệ thuật. Bằng trí tởng tởng của ngời đọc, một thế giới sinh động đợc tái hiện. Văn học nghệ thuật, nhất là văn học có vị trí không thể thay thế trong việc xây dựng cho con ngời những tình cảm lành mạnh, đa đến sự thay đổi cách nghĩ, cách sống.

Hiện thực đời sống chính là nguồn nuôi dỡng của văn học nghệ thuật. Hiện thực cung cấp tài liệu, chất liệu, tạo nên những rung cảm cho sáng tạo nghệ thuật. Từ xa đến nay văn học nghệ thuật bao giờ cũng vận động và phát triển trong sự gắn bó tất yếu ràng buộc tự nhiên với hiện thực đời sống. Những đỉnh cao nghệ thuật xa nay đều bắt rễ từ nguồn mạch sâu xa từ thực tế thời đại mình. Văn học không chỉ phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính cá nhân mà còn biểu hiện thế giới khách quan bằng cái nhìn chủ quan muôn màu.Đọc tác phẩm của ngời nghệ sĩ lớn ta dễ dàng nhận ra lịch sử, bối cảnh thời đại. Thực tế cuộc sống sống động trong từng trang viết qua cách nhìn, cách cảm của ngời cầm bút. Mỗi một thời đại, thời điểm lịch sử, một giai cấp và từng nghệ sĩ có những cách nhìn về cuộc sống không hoàn toàn giống nhau.

Nho giáo xuất hiện từ vài thế kỷ trớc công nguyên. Đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế), Nho giáo đã chính thức trở thành hệ t tởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Nho giáo rất phát triển ở các nớc châu á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Những ngời thực hành theo các tín điều của Nho giáo đợc gọi là nhà Nho.

Nho giáo còn đợc gọi là Khổng giáo, là hệ thống đạo đức triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng xã hội thịnh trị. “Nho giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam đồng thời với Phật giáo và Đạo giáo (cả t tởng Lão - Trang) nhng phải đến hàng chục thế kỷ sau, đến cuối đời Trần nó mới có ảnh hởng lớn. Trớc đó là một thời kỳ cực thịnh của Phật giáo, và về văn học trớc văn học các nhà nho là văn học các nhà s. Nho giáo, các nhà nho làm chủ văn học ta từ thế kỷ XV đến vài thập kỷ đầu thế kỷ XIX” [25 , 53].

Nho giáo là cốt lõi t tởng văn hóa chính thống Việt Nam từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XIX, suốt hai triều đại Lê - Nguyễn. Nho giáo Việt Nam về cơ bản là sự tiếp thu Nho giáo Trung Quốc, nhng không còn giữ nguyên trạng thái ban sơ của nó nữa mà có những biến đổi nhất định. Quá trình du nhập và tiến tới xác lập vị trí nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam cũng là quá trình tiếp biến văn hóa sáng tạo của ngời Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nớc và giữ nớc, góp phần tạo nên tính đa dạng nhng thống nhất và độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm mối quan hệ giữa ngời với ngời. Các nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ này, xây dựng tinh thần trung quân, ái quốc nhng không mù quáng trung quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu. Họ đòi hỏi nhà vua phải đặt số phận tổ quốc, của nhân dân lên trên hết.

Nho sĩ là giới đứng đầu trong tứ dân (sĩ, nông, công, thơng). Phần lớn nho sĩ xuất thân từ những gia đình bình dân ở nông thôn, là những thanh niên có chí học hành, có mộng ớc “đi học, đi thi để làm quan” vì ngày xa đó là con đờng thuận lợi để tiến thân.

Nho sĩ là một trong những hình tợng lý tởng của văn học trung đại Việt Nam. Nho sĩ là lực lợng sáng tác chủ yếu của văn học trung đại, họ có cách nhìn, biểu hiện riêng trớc hiện thực đời sống. Là những kẻ sĩ xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, các nhà nho khi viết về cuộc sống hiện thực, trớc tiên là viết về cuộc sống xã hội. Đối với họ, xã hội lý tởng là xã hội ổn định với hình mẫu là thời Nghiêu - Thuấn. Đời sống của nhân dân đợc nhìn nhận ở hai mặt:

cuộc sống no đủ, thanh bình và ngợc lại là cuộc đời thống khổ cơ hàn của nhân dân lao động. Tiêu chí đánh giá của các nhà nho hiện thực thời đại là cách nhà vua - ngời đứng đầu nhà nớc- xây dựng và cai trị dân chúng nh thế nào.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thơ chữ hán của la sơn phu tử nguyễn thiếp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w