Sự hồi phục của vơng quốc Xiêm

Một phần của tài liệu Sự phát triển của chế độ phong kiến thái, từ vương triều ayuthay [1350 1767] đến vương triều xiêm [từ 1768 đến hết thế kỷ XIX] (Trang 45 - 48)

Sau khi chiếm xong Ayuthay, Miến Điện đã thực hiện chính sách cai trị tàn ác nhằm biến Ayuthay thành một tỉnh lệ thuộc vào đế quốc Miến Điện. Đồng thời với sự bóc lột, vơ vét của cải vàng bạc thì quá trình đồng hoá c dân Thái cũng đợc tiến hành. Phần lớn ngời Thái đều bị biến thành nô lệ, họ phải lao động dới sự giám sát của ngời Miến Điện. Với chính sách cai trị hà khắc, tinh thần dân tộc của ngời Thái đợc khơi dậy mạnh mẽ, họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại quân Miến Điện. Quá trình giành độc lập của nhân dân Thái Lan gắn liền với vai trò lãnh đạo của anh hùng giải phóng dân tộc Trịnh Quốc Anh.

Trịnh Quốc Anh là ngời Thái gốc Hoa, khi triều đình Ayuthay đang bị bao vây, ông cầm 500 quân phá vòng vây chạy thoát ra ngoài. Với lực lợng ban đầu ít ỏi, Trịnh Quốc Anh đã vận động quần chúng nhân dân tham gia khởi nghĩa, quân số ngày càng lớn mạnh và dới sự lãnh đạo tài ba của ông nhân dân Thái đã đứng lên giành lại độc lập cho mình. Trịnh Quốc Anh xứng đáng là ngời anh hùng giải phóng dân tộc của ngời Thái.

Ngay từ khi Ayuthay cha bị thất thủ, Trinh Quốc Anh đã lãnh đạo nhân dân vùng Petburi chống trả lại tất các đợt tấn công của quân Miến Điện Saukhi cầm 500 quân thoát vòng vây, Trịnh Quốc Anh đã chiêu mộ binh sĩ, chỉ trong một thời gian ngắn lực lợng đã lên tới 5000 ngời, căn cứ khởi nghĩa lúc đầu chỉ ở vùng Rai sau đó phát triển ra cả vùng phía đông.

Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chông quân Miến Điện,Trịnh Quốc Anh chủ trơng trừng phạt những kẻ đầu hàng can tâm làm tay sai cho giặc. Tháng 6 năm 1767 nghĩa quân đã chiếm vùng Chanaburi và giết tên tỉnh trởng làm gơng cho dân chúng. Bên cạnh đó ông cũng quan tâm đến đời sống của nhân dân để động viên họ tham gia đánh giặc. Do vậy, nhân dân đã nô nức tham gia khởi nghĩa, nhiều vùng đã tự nổi dậy giành lấy chính quyền.

Sau một thời gian không lâu Trịnh Quốc Anh đã xây dựng đợc một lực lợng quân đội mạnh có thể đánh đuổi quân Miến ra khỏi đất nớc. Thời cơ đã đến, khi quân Miến đang vớng vào cuộc chiến tranh với ngời Trung Hoa (1766 – 1770) không tiếp ứng cho quân đội đang đóng trên đất Thái. Nhận thấy điều đó Trịnh Quốc Anh đã đa 100 chiến thuyền đến Thônburi. Sau khi chiếm đợc vị trí quan trọng này, ông đã đem xử tử tên tỉnh trởng và xây dựng chính quyền mới tại đây. Miến Điện đem quân hòng chiếm lại vị trí đã mất, nhng trớc sự chống trả quyết liệt của ngời Thái quân đội Miến Điện đã bị thất bại nặng nề, thừa thắng quân Xiêm đã truy kích đuổi quân địch chạy về biên giới.

Sau khi đánh đuổi quân xâm lợc Miến Điện giành lại độc lập cho dân tộc, Trịnh Quốc Anh lên ngôi lấy vơng hiệu và Phìa Tắc Xín,đặt tên vơng triều mới là Xiêm. Lịch sử Thái Lan bớc vào một giai đoạn phát triển về tất cả mọi mặt trớc khi có sự xâm lợc trỏ lại của thực dân phơng Tây.

Về chính trị – xã hội:

Phìa Tắc Xín lên ngôi đã dời đô về Thônburi. Triều đại của ông ta chỉ tồn tại 15 năm nhng Tắc Xín đã có nhiều biện pháp để xây dựng nhà nớc tập quyền cao hơn. Sau đó, vị tớng của Tắc Xín lên ngôi với danh hiệu là Rama Thibôđi (Rama I) đã mở đầu cho cho sự tồn tại của triều đại mới kéo dài cho đến tận ngày nay. Ramâ I lên ngôi đã dời đô về Băng Cốc và tiến hành xây dựng và củng cố lại đất nớc. Quyền lực lúc này tập trung vào tay vua, nhà vua quản lý đất nớc qua 6 bộ, bộ máy chính quyền ở địa phơng cũng đợc chấn chỉnh lại để hoạt động có hiệu quả hơn. Các vua Xiêm còn đặc biệt chú ý đến xây dựng một hệ thống quan lại có quan hệ huyết tộc để làm chỗ dựa cho mình, điều đó đã góp phần vào sự ổn định tình hình đất nớc.

Nhà nớc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ mang lại quyền lợi cho nông dân. Năm 1784, 1785 nhà nớc đã ban hành sắc lệnh cho phép thờng dân “Prai” có thể làm quan và giảm nghĩa vụ đi lao dịch cho nhà nớc từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, các loại thuế má bắt đầu đợc giảm dần. Những chính sách tiến bộ đó đã làm cho ng- ời nông dân yên tâm sản xuất, của cải đợc tích luỹ, đời sống nhân dân đợc đảm bảo.

Về kinh tế:

Nền kinh tế Xiêm vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp vẫn cha tách ra khỏi nông nghiệp. Tuy nhiên lúc bấy giờ đã xuất hiện nhiều công trờng thủ công sản xuất ra nhiều mặt hàng phục vụ cho đời sống nhân dân và trở thành hàng hoá trao đổi giữa Xiêm và các nớc khác, nghề thủ công phát triển đã thúc đẩy thơng nghiệp phát triển theo. Đặc biệt, trong việc làm ăn buôn bán với Thái Lan thì vai trò của ngời Hoa rất quan trọng. Đợc sự uỷ quyền của nhà nớc phong kiến Xiêm, ngời Hoa đã nắm giữ việc xuất nhập khẩu của Xiêm, “năm 1850 trị giá xuất khẩu của Xiêm lên tới 5585500 bạt và nhập khẩu là 1200 000 bạt” [3,274]. Trong buôn bán với các nớc phơng Tây Xiêm đã cho nối lại các quan hệ cho nên Xiêm trở thành trung tâm buôn bán giữa các nớc phơng Đông và phơng Tây.

Về tôn giáo:

Giai cấp thống trị Xiêm đã dơng cao ngọn cờ bảo hộ Phật giáo. Trong hai năm Rama I đã cho thi hành các đạo luật có liên quan đến Phật giáo. Hàng năm nhà nớc tổ chức các đợt sát hạch để làm trong sạch đậo Phật. Năm 1788 ở Xiêm đã có 128 vị s tăng bị tù đày khổ sai vì đã vi phạm giới luật. Việc làm này của nhà nớc một mặt củng cố cơ sở xã hội của chính quyền phong kiến, mặt khác cũng là để trấn áp và răn đe dân chúng phải giữ nghiêm kỷ cơng phép nớc.

Đạo phật đợc củng cố bằng việc thành lập các tăng đoàn, các hội phật giáo, kinh Tam tạng đợc biên soạn lại, các ngôi chùa tháp đợc tu bổ và xây dựng mới.

Về ngoại giao:

Vẫn theo đuổi chính sách ngoại giao bành trớng bá quyền, sau khi giành đợc độc lập các vị vua Xiêm tiếp tục đem quân xâm lợc các nớc trong khu vực. Tranh chấp giữa Xiêm và Miến Điện đã diễn ra bằng những cuộc chiến tàn khốc trên đất Lana để rồi sau khi chiến thắng quân Miến, Xiêm đã sát nhập Lana vào vơng quốc của mình. Cuộc chiến không vì thế mà kết thúc, quân Xiêm tiếp tục kéo đến Miến Điện gây ra 10 cuộc chiến tranh giữa 2 vơng quốc, mãi cho đến nửa sau thế kỷ XIX thì các cuộc chiến mới chấm dứt.

Đối với Lào, quân Xiêm đã mở nhiều cuộc tấn công vào Viên Chăn, Chăm Pa Xắc, Luông Pha Băng. Đến những năm cuối thế kỷ XIX “nớc Lào đã trở thành thuộc quốc của Xiêm” [12,71].

Các tiểu quốc của Mã Lai nh Kê Đa, Kêlantan, Trenganu và Patini đã phải thần phục Xiêm. Ngoài ra, Xiêm đã đem quân vào Cămpuchia và Đại Việt nhng không mang lại kết quả gì.

Chính sự ổn định về nhiều mặt của Xiêm đã tạo ra sức đề kháng cho Xiêm có thể đứng vững trớc làn sóng xâm nhập của thực dân phơng Tây. Triều đình Xiêm đã dùng nhiều chính sách ngoại giao uyển chuyển khôn khéo nên vẫn giữ đợc độc lập cho đất nớc dù chỉ là trên danh nghĩa.

Một phần của tài liệu Sự phát triển của chế độ phong kiến thái, từ vương triều ayuthay [1350 1767] đến vương triều xiêm [từ 1768 đến hết thế kỷ XIX] (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w