Đối thoại với những thành kiến văn chương

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 74 - 82)

5. Cấu trúc luận án

3.1.2. Đối thoại với những thành kiến văn chương

Hoài vọng về nền văn học vương đạo, “lấy đạo lý, giáo dục làm nền tảng”, nền văn học phát huy được đầy đủ nhất “tính khoan dung và sự phi bạo lực”, “phát triển hết lòng chẳng nỡ và tính vị tha” của con người, “khiến con người hoà hợp được với vũ trụ” [232], NHT đã đối thoa ̣i với những thành kiến văn chương bằng cả thể nghị luận phê bình và văn xuôi hư cầu. Trong thể nghị luận, quan niệm văn học của nhà văn được thể hiện khá nhất quán. Nhưng trong thực tiễn sáng tác, NHT đã tổ chức một không gian đối thoại LVB thú vị với nhiều phát ngôn lưỡng lự, ỡm ờ, đối nghịch, với dụng ý gây ra những thực tiễn diễn ngôn mới, mở đường khai phóng sức sáng tạo nghệ thuật. Phần phân tích dưới đây của chúng tôi muốn làm rõ hai phương diện đó.

Trước hết, NHT xem xét lại mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Trước NHT, Vũ Tro ̣ng Phu ̣ng coi “tiểu thuyết là sự thực ở đời”; Nam Cao nói “nghê ̣ thuâ ̣t không phải là ánh trăng lừa dối” mà là “những tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Đó là những tiếng nói đầy tự tin vào khả năng thể hiện “những điều trông

thấy”. Nhưng với NHT, hiện thực chỉ là các sự kiện “vụn vặt, chắp vá, nhem nhuốc”. Tiểu thuyết “không phải là tấm gương soi của thời đại gì hết. Nó kể chuyện và nhầm lẫn lung tung”. Ngay cả chân lý mà nhà văn thiên tài truyền giảng cũng “sai” [232, tr21]. Theo ông, nhà văn muốn viết hay tất nhiên phải có “lý lẽ xác đáng về con người”. Vâ ̣y mà “những lý lẽ xác đáng ấy ở ngay những nhà văn vĩ đa ̣i nhất cũng vu ̣n vă ̣t, đầy thành kiến và bi ̣ giới ha ̣n” [232, tr23], trong sáng tác của họ tồn ta ̣i “những suy luận duy tâm duy vật đan kẽ nhau thậm chí bỉ ổi” [232, tr9]. Bởi vì “biết hoặc không biết, đều chỉ là những ước lệ mơ hồ, có tính lịch sử và hạn chế” (Phẩm tiết). NHT thẳng thừng bác bỏ ảo tưởng văn ho ̣c phản ánh trung thực hiê ̣n thực khách quan: “Chúng ta không nên tưởng bở là chúng ta biết hết xã hô ̣i…Không thể có ai sống với nhiều người cả”. Cái hiê ̣n thực mà chúng ta nói đến chỉ là tinh thần của nó, sự tưởng tượng về nó. Với mô ̣t nhà tiểu thuyết, cơ hô ̣i để trải đời thực tế cũng không gì hơn người thường, vấn đề là suy nghĩ của anh ta với tinh thần hiê ̣n thực [232]. Trước những năm 80, trong văn chương hầu như chỉ cho phép tồn ta ̣i thứ “hiê ̣n thực phải đa ̣o” đã được đi ̣nh tính: “cơ bản là tốt đe ̣p”. Đây là thứ hiê ̣n thực chủ quan, duy ý chí. Yêu cầu miêu tả cho chân thực, cho hùng hồn thứ hiê ̣n thực tiên nghiê ̣m này hóa ra đáng ngờ. Vấn đề phản ánh chân thực hiê ̣n thực khách quan trở thành giả ngu ̣y. Nguyễn Minh Châu có lẽ là nhà văn dũng cảm nhất dám nêu ra những đă ̣c điểm trên đây và “đo ̣c lời ai điếu” cho “mô ̣t giai đoa ̣n văn nghê ̣ minh ho ̣a” [26]. Văn ho ̣c không thể phản ánh hiê ̣n thực như cách ta soi gương. Cung cách phản ánh hiện thực của văn học giống như ta ngắm trăng đáy giếng. Nhà văn phải suy ngẫm, sống với, nắm bắt tinh thần hiê ̣n thực, trung thực, tự tin, dũng cảm và thể hiê ̣n nó mô ̣t cách chính xác: “chính xác ở ngôn từ biểu hiê ̣n. Chính xác ở bản thân sự kiê ̣n. Chính xác ở tư tưởng. Thâ ̣m chí chính xác ở thể loa ̣i. Chính xác ở chức năng văn ho ̣c” [232]. Chỉ khi đó, nhà văn mới viết được mô ̣t thứ văn chương đích thực khiến con người phải suy ngẫm, đă ̣t ra những vấn đề khiến thế quyền phải thắc mắc: “Chú là ai? Tại sao chú lại viết ra những thứ làm cho mọi người dằn vặt lòng mình? Chú có quyền gì? Ai cho chú cái quyền năng ấy. Từ bản chất, tôi vừa căm ghét, vừa sợ hãi, cảm phục những người như chú” (Quan âm chỉ chỉ lộ).

Viết bằng trải nghiê ̣m, niềm tin, sự trung thực và thái đô ̣ dũng cảm của riêng mình, văn chương không phải là công cu ̣ tuyên truyền mô ̣t chính sách, đường lối, luâ ̣n đề có sẵn được người khác bú mớm. Nó là mô ̣t nghê ̣ thuâ ̣t. “Văn ho ̣c là ngôn ngữ. Như những ngo ̣n gió” (Bài học Tiếng Viê ̣t). Điều ấy có lí nhưng không thể hiểu mô ̣t cách đơn giản, sơ lược. Bởi vì, ngay cả khi ý thức được điều đó, ngôn ngữ chưa chắc đã hiển nhiên là công cu ̣ va ̣n năng của nhà văn. Các nhà triết học ngôn ngữ đã

tuyên cáo điều này từ sớm. Bởi thế, những ý nghĩ mông lung của Nhâm về “sự bất lực” của “dải băng ngôn từ” trong viê ̣c nắm bắt đời sống, nắm bắt và diễn tả những số phâ ̣n hiu hắt, nho ̣c nhằn của con người; những hi vo ̣ng hảo huyền, những nổi cô đơn hoang vắng trên “cánh đồng người” như là câu trả lời của NHT đối với những ai ảo tưởng vào ngôn ngữ:

“Tôi nghĩ

Tôi nghĩ về sự đơn giản của ngôn từ Sự bất lực của hình thức biểu đa ̣t Mà nỗi nho ̣c nhằn đầy mă ̣t đất Sự vô nghĩa trắng trợn đầy mă ̣t đất Những số phâ ̣n hắt hiu đầy mă ̣t đất Bao tháng ngày trôi đi

Bao kiếp người trôi đi

Sự khéo léo của ngôn từ nào kể la ̣i được Ai nhă ̣t cho tôi buổi sáng mai này

Nhă ̣t được ánh hoang vắng trong mắt em gái tôi

Nhă ̣t được niềm hi vo ̣ng hảo huyền trong lòng chi ̣ dâu tôi

Và nhă ̣t được mùi vi ̣ nghèo nàn trên cánh đồng quê?” (Thương nhớ đồng quê) Những thứ ngôn từ “khéo léo”, chết cứng hoă ̣c óng ánh, phù phiếm, giả trá, ngu ̣y ta ̣o không phải là ngôn ngữ đích thực của văn chương. Đó là thứ ngôn ngữ láo khoét được che đâ ̣y màu mè chỉ có thể chế ra thứ văn chương “rôm rả” mà nhân vâ ̣t Bường đã mỉa mai: “Vùng ma thiêng nước đô ̣c thì tên là Tương Lai, Bình Minh, Tân Lâ ̣p, Đoàn Kết, Tự Cường! Kêu cứ như chuông! Mấy thằng bán thuốc bắc na ̣o thai con gái la ̣i đă ̣t tên là Hồi Xuân với Cứu Thế! Văn ho ̣c nước mình rôm rả thâ ̣t!” (Những người thợ xẻ). Văn chương đích thực có thứ ngôn ngữ giản di ̣, mô ̣c ma ̣c, trung thực; nó thức tỉnh con người, làm ta bối rối xúc đô ̣ng. Đó là thứ ngôn ngữ của “lương tri”, của “người anh hùng”, của “người chính trực”:

“Ngôn ngữ trở nên nhớp nhúa trên miê ̣ng bo ̣n tiểu nhân Ta biết mô ̣t thứ ngôn ngữ giản di ̣ như đất

Thứ ngôn ngữ mô ̣c ma ̣c, thẳng băng Tựa như tiếng tù và

Như tiếng kèn đồng Như tiếng chuông vo ̣ng

Có mô ̣t thứ ngôn ngữ thức tỉnh con người Buô ̣c ho ̣ soi xuống lòng mình

Như soi xuống mă ̣t hồ

Có thứ ngôn ngữ của người anh hùng, của người chính trực Nó làm ta bối rối xúc đô ̣ng

Ta không trốn được

Thứ ngôn ngữ không hề phù phiếm cũng chẳng tân kỳ Thứ ngôn ngữ của giống nòi truyền la ̣i

Thứ ngôn ngữ của lương tri không bao giờ mất”

Ở NHT, mu ̣c đích cao nhất của văn chương là cái đe ̣p, đó là tín ngưỡng, là tôn giáo của văn chương. Ông viết: “Ý thức tín ngưỡng, hướng thượng, vươn lên sự cao cả, chân lý, cái đe ̣p, sự tuyê ̣t đối phải là những hòn than ủ đỏ trong tác phẩm của nhà văn” [232]. Điều này cũng có nghĩa là những loa ̣i văn chương thi vi ̣ hóa cuô ̣c sống, phỉnh ni ̣nh con người, lảng tránh sự thâ ̣t, mưu cầu lợi ích cá nhân không hề có tín ngưỡng. NHT quyết liê ̣t và tàn nhẫn khi viết về con người cũng bởi vì ông không muốn tác phẩm của mình bợm đãi, ve vuốt, phỉnh ni ̣nh, làm đe ̣p lòng người. Thứ văn chương phỉnh ni ̣nh không thể đă ̣t ra những vấn đề khiến con người phải day dứt bởi vì nó thường minh ho ̣a cho những kết luâ ̣n giản đơn thô lâ ̣u có sẵn: “cuô ̣c sống hài hòa, đe ̣p, đáng yêu”. Văn chương đích thực khước từ ve vuốt bầy đàn, tự đày mình trong cô đơn, cô đô ̣c để đến với chân – thiê ̣n – mỹ.

Nguyễn Huy Thiê ̣p cho rằng nhà văn nhất đi ̣nh phải là những lữ khách tài năng cô đơn hướng về chân thiê ̣n tuyê ̣t đối. Ông kêu go ̣i: “cô đơn, cô đơn hơn nữa – đấy là lối mòn của bâ ̣c thánh nhân. Ho ̣ tách mình ra theo đuổi lý tưởng vô vo ̣ng của ho ̣, không màng đến sự thông cảm hay không thông cảm. Bao giờ ho ̣ cũng tiến về phía trước” [232]. Cũng vì coi cứu cánh của văn chương là cái Đe ̣p, NHT băn khoăn tự hỏi: “Tôi không hiểu tại sao xã hội lại đi đòi hỏi nhà văn nhiều sứ mệnh lớn lao đến nỗi trừ phi phải thế nào đấy thì mới tải nổi, chứ nếu là người bình thường thì tôi chắc không sao chịu được” [232, tr9]. Người ta kì vo ̣ng ở nhà văn nhiều vai trò: nhà văn – nhà chính tri ̣, nhà văn – nhà giáo, nhà văn – nhà báo. Nhà văn – nhà chính tri ̣ có sứ mê ̣nh dùng văn chương để tuyên truyền các chủ trương, chính sách. Nhà văn – nhà giáo viết văn để truyền giảng đa ̣o đức, giáo huấn nhân dân. Nhà văn – nhà báo coi chữ nghĩa như công cu ̣ thông tin. Đây là kiểu nhà văn – công dân thời nào cũng có. Người ta quên mất nhà văn – nghê ̣ sĩ. Nhà văn – công dân biến những trang văn thành khẩu hiệu, minh họa cho chính trị hoặc đáp ứng nhu cầu tạm thời của nhà nước. Nhìn vào kinh nghiê ̣m sáng tác của nhà văn lớp trước, NHT chỉ thấy ở đó kinh nghiê ̣m đối nhân xử thế. Văn chương đối nhân xử thế trình bày “nghê ̣ thuâ ̣t sống” chứ không hẳn là nghê ̣ thuâ ̣t ngôn từ. Nó trình bày kinh nghiê ̣m cô ̣ng đồng chứ không phải kinh nghiê ̣m cá nhân. Kinh

nghiê ̣m cô ̣ng đồng có thể bằng quan sát chiêm nghiê ̣m mà có, kinh nghiê ̣m cá nhân nhất đi ̣nh phải là sự trải nghiê ̣m thực sự của nghê ̣ sĩ. Anh ta phải dấn thân và phải trả giá cho hành đô ̣ng đó để có được tác phẩm văn ho ̣c đích thực. Văn chương không thể là cái cần câu cơm, là cầu thang dẫn đến danh vo ̣ng và quyền lực.

Nói chung, truyền thống văn ho ̣c Viê ̣t Nam xưa nay thường nhầm lẫn sứ mê ̣nh nghê ̣ sĩ và nhà chính tri ̣. Xã hô ̣i đòi hỏi nhà văn sứ mê ̣nh “nhà chính tri ̣”. Điều ấy vô lý. Trong cách hình dung của NHT, nhà chính tri ̣ là người dẫn dắt đoàn người đi tìm chân lý. Trong đoàn người ấy, nhà văn với bản tính nhút nhát và hay băn khoăn sẽ là người đi sau cùng, thâ ̣m chí cách đoàn người “mô ̣t quăng dao”. Nhà văn không cùng nhà chính tri ̣ dẫn dắt đoàn người đã đành, anh ta còn đi sau đoàn người ấy nữa. Bản chất, vai trò và sứ mê ̣nh nhà văn khác hẳn nhà chính tri ̣. Trong bộ ba gây tranh cãi

Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết và ở một vài truyện ngắn khác, với tư cách tác phẩm hư cấu, NHT đã thể hiện rõ quan niệm trên đây. Trong những truyện ngắn này, nhà chính trị thường đóng vai trò người phát ngôn, trực tiếp đưa ra những đánh giá, cảm nhận, suy tư của mình về nhà nghệ sỹ. Sự đối lập chủ yếu được tạo ra trên một số phương diện như là tầm nhìn, lòng tốt, tư duy chính trị và tư duy nghệ thuật, về năng lực hành đô ̣ng thực tế và vai trò của nhà văn đối với cộng đồng. So với con người chính trị, con người nghệ sỹ thường không có năng lực hành động. Bên cạnh Nguyễn Ánh thì Nguyễn Du là như vậy (Vàng lửa). Bên cạnh tên cướp, tên buôn đồ cổ và anh thanh niên thì nhân vật thi sĩ là như vậy (Sang sông). Bên cạnh người anh hùng Đề Thám lừng lẫy Yên Thế, đồ Hoạt tự thấy “đê tiê ̣n” vì mình “làm thơ”. Lời đồ Hoa ̣t nói với Đề Thám không chỉ là lời của mô ̣t cá nhân với mô ̣t cá nhân mà là thái đô ̣ của đa số người cầm bút: “Anh đã làm những điều mà bo ̣n văn chương suốt đời thèm muốn. Chúng không sao biến được ngo ̣n bút của chúng thành ngo ̣n giáo hay cái câu liêm” (Mưa Nhã Nam). Tâm lý tự ti nảy sinh cũng bởi vì người ta đã đồng nhất thiên chức của văn chương và thiên chức của nhà chính tri ̣, nhầm lẫn nghê ̣ sĩ và anh hùng. Thực tế, NHT muốn trả văn chương la ̣i với chức năng đúng nghĩa của nó. Giản di ̣ với văn chương cũng có nghĩa là không thể nào đòi văn chương những vai trò đi ̣a vi ̣ không phải của nó. Văn chương không chỉ bất lực trước đòi hỏi này mà rồi nếu cứ loay hoay mãi với nó sẽ quên mất sự “chính danh” của mình. Thêm nữa, vô số bo ̣n lợi du ̣ng “văn chương ba do ̣i” để kiếm chác dẫn đến tâm lý nghi ki ̣ văn chương. Đó là thái đô ̣ chính đáng của Tổng Cóc với bo ̣n “tâ ̣p to ̣ng văn chương”: “Ở trong cuô ̣c đời, chúng lấy đa ̣o lý dồn ông vào bẫy thiê ̣n tâm tín nghĩa, làm cho ông lơi cái sắc la ̣nh vốn có ở ông. Đúng lúc mà ông do dự thì chúng phổng sa ̣ch” (Chút thoáng Xuân Hương). Vai trò của nhà văn trong con mắt của nhà chính trị phương Đông “chưa hề

bao giờ có sự tôn trọng đúng mức”. Hoă ̣c là bi ̣ coi thường, hoă ̣c là được đề cao đến mức bi ̣ nhà cầm quyền “cảnh giác”. Khi lấy được thiên ha ̣, Nguyễn Ánh coi Nguyễn Du cùng lắm cũng chỉ như “một con ngựa giống tốt trong cả đàn ngựa, lợn, bò, gà mà ông chăn dắt” (Vàng lửa). Khi chưa lấy đươ ̣c thiên ha ̣, bo ̣n văn chương chữ nghĩa trong con mắt của con người quyền lực này là “lũ ốm o, như dòi chò, hèn mo ̣n”. Nguyễn Ánh muốn đào hố chôn “bo ̣n chữ nghĩa” vì “chữ nghĩa chúng nó thối lắm, ngu ̣y biê ̣n xảo trá tinh vi” (Kiếm sắc). Trước thế quyền, văn chương luôn là “miếng đất nghịch” (lời huyện Thặng – Chút thoáng Xuân Hương), là “nghề nguy hiểm”, “hễ mà loa ̣n thì phải bắt ngay những người làm thơ trước đã” (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt). Trước mô ̣t người Pháp thực tế, Nguyễn Du tâm hồn sa ̣ch như nước trong suối chảy ra phỏng có ích gì? Nguyễn Du chỉ có lòng tốt nhỏ chẳng cứu được ai, không như nhà chính tri ̣ Gia Long có “lòng tốt lớn”, dám bởn cợt với ta ̣o hóa, dám đem cả dân tô ̣c mình ra lường ga ̣t, làm cho li ̣ch sử nhúc nhích (Vàng lửa). Tú Xương chỉ biết yêu nước theo kiểu nghê ̣ sĩ, “vừa đáng yêu, vừa thê thảm, vừa đau đớn la ̣i vừa hài hước”. Trước cuô ̣c Đông du của cu ̣ Phan, ông “thỏng tay vào chợ” (Thương cả cho đời bạc). Nhà thơ Tú Xương không bao giờ trở thành “nhân vâ ̣t anh hùng của đám đông” [232]. Nhà văn họ Vũ (Bài học Tiếng Việt) đã cay đắng nhận thấy: “Văn học không phải là tất cả. Không nên quá coi trọng văn học. Văn học chỉ là từ ngữ. Như những ngọn gió”. Dù cay đắng đến mấy cũng cần đưa văn chương trở la ̣i đúng vai trò giản di ̣ của nó: văn ho ̣c là nghê ̣ thuâ ̣t. Hiểu đúng văn chương chính là cách đem la ̣i cho văn chương vi ̣ trí đích thực của nó trong đời sống xã hô ̣i.

NHT đã khẳng đi ̣nh niềm tin cá nhân, cũng là khước từ hoài vọng của đám đông: nhà văn không phải là nhà chính tri ̣. Vâ ̣y anh ta là ai? Đó là Xuân Hương với quyền năng duy nhất: “nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mang của cõi đời”; là Nguyễn Trãi luôn muốn chứng tỏ “mô ̣t điều gì đấy bởi sự tốt đe ̣p thực sự trong thế giới

Một phần của tài liệu Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w