Sử dụng rơm lúa

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn phụ phẩm nông nghiệp và nghiên cứu khẩu phần vỗ béo trâu giai đoạn 18 24 tháng tuổi tại vân hoà, ba vì, hà nội (Trang 40 - 42)

Rơm rạ là một nguồn thức ăn thô quan trọng cho trâu bò ở nước ta, ñặc biệt là trong vụñông xuân. Theo ước tính hàng năm trong cả nước có khoảng 25-30 triệu tấn rơm rạ (Nguyen Xuan Trach, 1998) [52]. Tuy nhiên trâu bò hiện nay chỉ dùng hết một phần nhỏ số lượng này (Orskov, 2001) [56]. Do vậy biết ñược loại rơm rạ nào có giá trị dinh dưỡng cao ñể chọn làm thức ăn cho trâu bò sẽ có ý nghĩa quan trọng.

- Giá tr dinh dưỡng ca rơm lúa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 34 cho ăn một mình rơm lúa thì gia súc chỉ ăn ñược một số lượng nhỏ. Rơm lúa rất giàu Kali hòa tan nhưng thiếu Canxi (Ca) có khả năng hấp thu. Vì thế gia súc ñược nuôi dưỡng bằng rơm lúa là chính thì cần phải bổ sung thêm nguồn Ca dễ tiêu. Rơm lúa còn có thành phần lignin thấp (6-7%) nhưng thành phần Silic cao (12-16%) so với các loại phế phẩm cây trồng khác (thường có khoảng 10- 12% Silic). Thành phần Silic cao là nguyên nhân chính dẫn ñến tỷ lệ tiêu hóa kém (ðinh Văn Cải, 2002) [3].

- X lý rơm bng urê

Urê có thể sử dụng làm nguồn amôniác bởi vì nó có thể chuyển hoá thành Amôniác khi có mặt enzym trong rơm ở ñộ ẩm cao và nhiệt ñộ môi trường cao. Vì lý do này urê ñược sử dụng ở những vùng nhiệt ñới như là một nguồn Amôniác ñể xử lý rơm. Urê rất lý tưởng trong việc bảo quản trên cả hai phương diện bảo quản vật lý và dinh dưỡng.

- nh hưởng ca x lý urê ñến giá tr dinh dưỡng ca rơm

ðối với rơm chưa xử lý cần một thời gian dài ñể tiêu hoá rơm do quá trình lên men chậm, tỷ lệ tiêu hoá thấp và cần có thời gian dài ñể giảm kích thước của các mảnh rơm lớn thành những mảnh rơm nhỏ có thể ñi qua ñược dạ cỏ. Ảnh hưởng chính của kiềm dù nó là Amôniác hay xút là tăng lượng thức ăn ñược tiêu hoá (thường là từ 10% ñến 15%) và rút ngắn thời gian lên men, cả hai ảnh hưởng này ñều làm tăng khả năng của dạ dày có ñược nhiều hơn ñơn vị thức ăn trong cùng một thời gian. Kết quả gia súc ăn ñược nhiều rơm ủ hơn là rơm chưa xử lý. Thường là cứ tỷ lệ tiêu hoá tăng ñược 10 % thì lượng thức ăn ăn vào tăng thêm 50% và do thức ăn ăn vào dễ tiêu hoá hơn nên năng lượng trao ñổi ăn vào cao hơn. Gia súc nhai lại sút cân khi cho ăn rơm chưa xử lý ngay cả khi bổ sung urê, nhưng khi chỉ cho ăn rơm ủ urê gia súc cũng ñủ dinh dưỡng cho duy trì và còn tăng cân chút ít. ðiều quan trọng là giá trị của rơm ủ không chỉ ở chỗ tăng ñược 10%-15% tỷ lệ tiêu hoá mà còn tăng khối lượng rơm ăn vào. Nếu gia súc chỉñược cho ăn một lượng rơm hạn chế thì ước tính về tỷ lệ tiêu hoá thích hợp hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 35

ðinh Văn Cải (2002) [3] cho biết: khẩu phần chủ yếu là rơm lúa với một lượng nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê tăng trưởng chậm, tuổi ñẻ lứa ñầu lúc 4-5 năm, còi xương và bò có tỷ lệñậu thai thấp. Rơm rạñược ủ với 4- 5% urê sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào của trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ (2,6kg so với 1,6kg DM/100kg khối lượng).

Mai Văn Sánh (2008) [21] nghiên cứu sử dụng rơm ủ urê thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ cho biết: Thay thế 25-75% cỏ xanh trong khẩu phân ăn hàng ngày của trâu tơ vỗ béo bằng rơm ủ 4% urê không làm ảnh hưởng ñến lượng thức ăn ăn vào của trâu và trong mùa ñông khi cỏ xanh khan hiếm, có thể sử dụng rơm ủ urê thay thế cỏ xanh trong khẩu phần 25% là tốt nhất nhưng có thể thay thế 50% cỏ xanh.

Chếñộ nuôi dưỡng bê Lai Sin kết hợp cho gặm cỏ và cho ăn rơm ñược bổ sung urê và bã bia sau một lần cho uống dầu lạc (5ml/kg thể trọng) ñã làm tăng lượng thu nhận thức ăn, tăng tốc ñộ sinh trưởng của bê và ñem lại lợi nhuận rõ rệt cho người chăn nuôi (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004b) [35].

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn phụ phẩm nông nghiệp và nghiên cứu khẩu phần vỗ béo trâu giai đoạn 18 24 tháng tuổi tại vân hoà, ba vì, hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)