III. Hướng dẫn hạch toán:
g. kiến thứ bảy: Về việc tăng cường hiệu quả công tác kế toán quản trị đối với phần hành kế toán TSCĐ
phần hành kế toán TSCĐ
Kế toán tài chính và kế toán quản trị là 2 mảng khác nhau của công tác kế toán, tuy vậy chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau không thế tách rời. Kế toán tài chính cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà quản trị các cấp doanh nghiệp. Hiệu quả của công tác kế toán sẽ kém đi giá trị về mặt cung cấp thông tin nếu không thực hiện tốt công tác kế toán quản trị. Kế toán quản trị là công cụ sắc bén trong quản lý tài sản của doanh nghiệp nói chung và quản lý TSCĐ nói riêng, giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác trong đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty. Chính vì vậy mà trong những năm tới, công tác hạch toán kế toán của Công ty cần phải chú trọng tới công tác kế toán quản trị.
Công tác kế toán quản trị của Công ty cần phải được thực hiện thường xuyên và thực hiện ở tất cả các xí nghiệp cấp dưới để có thể quản lý chính xác hiệu quả sử dụng tại từng đơn vị trực thuộc. Từ đó Công ty có cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong đầu tư.
Hm Tkh NG = Hs = Gs(D,LN) NG
Công ty nên đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đầy đủ và cần thiết để đơn vị cấp dưới thực hiện sao cho các thông tin đó thực sự có giá trị. Đó là hệ thống các nhóm chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị máy móc thiết bị: + Mức nguyên giá TSCĐ bình quân trên một lao động + Số lượng máy móc thiết bị bình quân trên một lao động + Hệ số mới, cũ TSCĐ
+ Cơ cấu máy móc thiết bị
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lắp đặt và sử dụng máy móc thiết bị:
- Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị cả về mặt số lượng, thời gian, công suất trong quan hệ với kết quả sản xuất.
Bên cạnh một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán đã nêu trên, phòng kế toán của Công ty cần có sự đầu tư một hệ thống máy tính hiện đại và đầy đủ hơn về mặt số lượng. Cán bộ kế toán của Công ty phải không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, trình độ sử dụng máy tính, việc áp dụng các chế độ kế toán mới cần được thực hiện nhanh chóng hơn. Nếu các biện pháp nêu trên được thực hiện thì chắc chắn trong những năm tới hiệu quả về công tác quản lý và công tác kế toán TSCĐ nói riêng, công tác kế toán nói chung sẽ được nâng cao hơn nữa.
Hệ số lắp đặt thiết bị hiện có
Số thiết bị điện đã đưa vào sử dụng Số thiết bị hiện có
=
Hệ số thiết
bị hiện có Số thiết bị đã đưa vào sử dụng
Số thiệt bị đã lắp đặt = Hệ số sử dụng thiết bị hiện có Số thiết bị đã sử dụng Số thiết bị hiện có = Tổng GTSX Số lượng MMTB sử dụng bình quân trong năm
Số ngày làm việc bình quân của 1
máy
Năng suất bình quân của 1 máy
trong 1 ngày
KẾT LUẬN
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu đối với mọi nền kinh tế quốc dân nói chung và mọi doanh nghiệp nói riêng. TSCĐ là tư liệu lao động có vại trò quan trọng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội và sinh lời cho doanh nghiệp. Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng TSCĐ trong sự nghiệp phát triển kinh tế quy định những yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm, đổi mới không ngừng TSCĐ. Để làm được điều này tổ chức hạch toán TSCĐ một cách hoàn thiện là một công cụ sắc bén. Qua tìm hiểu về “Tổ chức hạch toán công tác kế toán TSCĐ” em thấy rằng hệ thống TSCĐ ở Công ty cổ phần sông Đà 11 đã thể hiện một trình độ kỹ thuật sản xuất khoa học và tiên tiến, năng lực sản xuất rất dồi dào, với sự đổi mới trang thiết bị công nghiệp hàng năm rất lớn, sử dụng TSCĐ hiệu quả. Công tác hạch toán TSCĐ cũng đã phục vụ đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty. Tuy vậy, để đáp ứng mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, công tác quản lý TSCĐ của Công ty cần phải khắc phục một số hạn chế, tồn tại.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần sông Đà 11, em đã tìm hiểu được thêm một số vấn đề về quản lý TSCĐ, về lý luận, về thực trạng và về công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở Công ty. Dựa trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến về hoàn thiện quá trình tổ chức hạch toán, tổ chức quản lý TSCĐ – với mục đích đưa ra kiến thức đã học được trong trường ứng dụng vào thực tế.
Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu thực tế, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, các cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo “Lê Thị Thanh” cùng các cán bộ phòng kế toán Công ty Sông Đà 11 đã giúp đỡ em tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty.
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2008 Sinh viên thực tập
Nguyễn Minh Thu