Phân bố nguồn nhân lực thông tin

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

2.3. Nguồn nhân lực thông tin

2.3.3. Phân bố nguồn nhân lực thông tin

Với số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nêu trên cho thấy sức mạnh nguồn nhân lực của thư viện là rất lớn. Tuy nhiên để nguồn nhân lực đó phát huy hết hiệu quả trong quá trình hoạt động thì vấn đề bố trí cán bộ theo đúng năng lực của từng người đóng vai trò rất quan trọng.

Nguồn nhân lực của thư viện được bố trí ở các vị trí khác nhau như:

quản lý, xử lý nghiệp vụ, phục vụ, CNTT… Cụ thể là: quản lý 03 người (11,53%), xử lý nghiệp vụ 02 người (7,69%), phục vụ 18 người (69,2%), CNTT 02 người (7,69%), số khác 03 người (11,53%). Mặc dù chỉ có 02 cán bộ trực tiếp đảm nhệm công việc về mảng CNTT, nhưng trong quá trình làm việc toàn bộ lực lượng cán bộ luôn có sự phối hợp, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt khi CNTT được ứng dụng vào thư viện đòi hỏi mỗi cá nhân làm việc trong môi trường ấy phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng cùng với sự hiểu

41

biết nhất định về tin học, phần mềm chuyên dụng và sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Phân công nhiệm vụ Số lượng Tỷ lệ(%)

Quản lý 3 11,53

Xử lý nghiệp vụ 2 7,69

Phục vụ 18 69,2

CNTT 2 7,69

Khác 3 11,53

Bảng 2.3 phân bố nguồn nhân lực thông tin

Như chúng ta đã biết, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là CNTT đã và đang làm thay đổi vai trò của người cán bộ trong các cơ quan TV - TT. Chính vì thế, vấn đề đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tin học và ngoại ngữ cho cán bộ thư viện là vấn đề cấp thiết đối với mỗi cơ quan TV - TT. Ý thức được tầm quan trọng đó, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng xây dựng kế hoạch hàng năm cử cán bộ tham gia các khóa học, chương trình tập huấn, hội nghị khoa học của ngành nhằm giúp cán bộ có cơ hội và điều kiện để học hỏi, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hình thành kỹ năng, kỹ sảo trong quá trình làm việc.

2.4. Các lĩnh vực ứng dụng CNTT trong thƣ viện và kết quả đạt đƣợc Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, bằng việc ứng dụng phần mềm thư viện cùng với hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào quá trình hoạt động của thư viện, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được một số kết quả nhất định:

42 Đối với công tác bổ sung:

- Trước đây khi CNTT chưa được đưa vào thư viện, để bổ sung được VTL, người cán bộ bổ sung phải đến từng nhà xuất bản để lấy danh mục sách sau đó lựa chọn từng loại tài liệu phù hợp với diện của thư viện rồi mới tiến hành bổ sung. Ngày nay, sự phát triển của CNTT đã mang lại nhiều thuận tiện, giúp cán bộ thư viện tìm, lựa chọn và bổ sung được nguồn tài liệu một cách nhanh chóng, chính xác, phù hợp.

- Bằng cách sử dụng tiện ích của module bổ sung trong phần mềm ILIB, cán bộ thư viện đã tiến hành tạo lập các đơn đặt tài liệu theo từng lĩnh vực khoa học của từng kho sách khác nhau. Khai thác những tiện ích của module này, cho phép TV thống kê, quản lý, nắm bắt tình hình bổ sung VTL về từng lĩnh vực một cách rất cụ thể.

Đối với công tác biên mục:

- Khi phần mềm quản trị TVĐT tích hợp xuất hiện và được ứng dụng vào trong hoạt động TV - TT thì công việc biên mục bằng máy đã trở nên quen thuộc đối với những người làm công tác TV. Nhờ kết quả của quá trình biên mục giúp cơ quan TV - TT có thể tổ chức, quản lý và phục vụ nguồn lực thông tin của đơn vị mình một cách hiệu quả. Hơn nữa, kết quả đó còn là tiền đề để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin hữu ích như: các bản thư mục, danh mục, CSDL….

- Công tác biên mục của TV tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện dưới sự hỗ trợ của phần mềm ILIB, cho đến nay TV đã biên mục được 35772 biểu ghi.

Ngoài ra, TV đã tiến hành in phích, các bản danh mục sách, nhãn sách…

- Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ của hệ thống mạng, cán bộ TV đã tận dụng được kết quả biên mục ở một số TV lớn, đặc biệt là TV Quốc Gia (còn gọi là biên mục sao chép).

43 Tra cứu và tìm tin trực tuyến (OPAC)

- Tra cứu và tìm tin trực tuyến là một trong những chức năng cơ bản của phần mềm TVĐT tích hợp và internet, với chức năng này độc giả sẽ không mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm tài liệu và kết quả tìm tin rất chính xác. Đây là một công cụ hữu ích cho người dùng tin trong việc tiếp cận nguồn thông tin của TV.

- Phần mềm ILIB với module OPAC chứa đựng những giao diện thân thiện và dễ sử dụng với NDT, cho phép họ có thể tiếp cận nguồn lực thông tin bằng nhiều điểm truy cập khác nhau như: theo tên tài liệu, tên tác giả hoặc theo các chỉ số (phân loại, từ khóa, đề mục chủ đề…), nước xuất bản, ký hiệu xếp giá… hoặc tìm kiếm nâng cao bằng cách tự động tổ hợp các từ tìm kiếm theo các toán tử tùy chọn.

- Bằng việc khai thác những tính năng của ILIB, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành xây dựng CSDL thư mục sách với 35772 biểu ghi nhằm phục vụ cho NDT tra cứu trực tuyến. Tạo lập CSDL thư mục cũng đồng nghĩa với việc phục vụ tra cứu OPAC, vì vậy đòi hỏi TV phải xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại. Để thực hiện điều đó, TV đã trang bị 02 máy tính nhằm giúp NDT tiện tra tìm thông tin về nguồn tài liệu trên.

Như vậy, từ khi CNTT được ứng dụng vào trong TV, đặc biệt là phần mềm ILIB đã mang lại cho TV một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên với phần mềm ILIB TV mới chỉ khai thác được tiện ích trong một số module chức năng cơ bản như: bổ sung, biên mục, tra cứu OPAC. Để có thể khai thác triệt để tiện ích của phần mềm nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình ứng dụng đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời cần tìm ra phương hướng, biện pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)