CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng ứng dụng CNTT tại Thƣ viện tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Tăng cường ứng dụng CNTT, trang thiết bị kỹ thuật
Tin học hóa công tác TV - TT là xu thế phát triển tất yếu của các cơ quan TV – TT trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Vì vậy thư viện cần quan tâm tới các vấn đề sau:
50
+ Tăng cường hệ thống máy tính phục vụ hoạt động cả về số lượng và chất lượng. Máy tính có cấu hình vừa và cao, tương thích với phần mềm chuyên dụng. Không nên sử dụng các máy tính có cấu hình thấp, máy tính cài hệ điều hành không phổ biến, có thể dẫn tới tình trạng không tương thích với phần mềm.
+ Hệ thống mạng nội bộ và toàn cầu phải ổn định, tốc độ đường truyền không quá chậm, hạn chế tối thiểu đứt đoạn đường truyền, sự cố gây gián đoạn hoạt động.
+ Tham khảo các trang thiết bị từ các thư viện khác, đặc biệt là các thư viện đã có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của thư viện.
3.2.2.Tăng cường sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại của TV góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của TV, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc. Vì vậy bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ thông tin truyền thống TV cần tăng cường tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại, để làm được điều này TV cần đầu tư nhiều hơn nữa về kinh phí, thời gian và công sức cho việc tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đồng thời tham khảo các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các TV khác để từ đó tạo ra được các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị cao.
3.2.3. Bảo đảm nguồn kinh phí
Kinh phí được xem là vấn đề đáng quan tâm tại bất cứ một thư viện nào. Để tăng cường ứng dụng CNTT vào trong thư viện thì kinh phí là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy thư viện cần tăng cường hợp tác với các thư viện khác, thu hút nguồn tài trợ từ các tổ chức, cơ quan. Đồng thời xin hỗ trợ kinh phí từ sở văn hóa thể thao và du lịch như vậy thư viện mới có điều kiện để đẩy nhanh ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của mình.
51
3.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng trình độ cho cán bộ
Như chúng ta đã biết, cán bộ thư viện là linh hồn của sự nghiệp thư viện. Chính vì vậy mà thư viện muốn hoạt động hóa hiệu quả thì bên cạnh việc trang bị hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật thì việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ là việc rất cần thiết.
* Nội dung công tác đào tạo gồm:
+ Kỹ năng biên tập, xử lý tài liệu.
+ Kỹ thuật xử lý nội dung (mô tả, phân loại, định từ khóa, làm tóm tắt,…) đối với tất cả cán bộ tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu.
+ Kỹ thuật số hóa tài liệu.
+ Sự hiểu biết và khả năng áp dụng các chuẩn nghĩa vụ (ISBD, MARC21, AACR2, các khung phân loại,…)
+ Khả năng sử dụng phần mềm hiện có và ứng dụng các phần mềm mới trong vĩnh vực TV - TT.
+ Kỹ năng tìm kiếm và phát hiện những nguồn tin có giá trị.
+ Kỹ năng tìm kiếm thông tin trong hệ thống và bên ngoài.
* Hình thức đào tạo gồm
+ Tổ chức các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao tại thư viện cho từng đối tượng cụ thể.
+ Vận động và tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
+ Bên cạnh đó thư viện cần có chính sách thu hút cán bộ có trình độ gắn bó lâu dài.
3.2.5. Đảm bảo kiến thức thông tin cho người dùng tin
Trong môi trường thư viện truyền thống, người dùng tin đã được cán bộ thư viện mở các lớp, khóa học trang bị các kỹ năng, kiến thức sử dụng các công cụ tra cứu và các dịch vụ của thư viện. Nhưng trong môi trường của thư viện hiện đại, người dùng tin tương tác với máy tính thông qua giao diện
52
người - máy thì đòi hỏi người dùng tin không chỉ được trang bị các kiến thức về thư viện, các kiến thức sử dụng máy tính và mạng mà họ phải đạt được kiến thức về thông tin.
Người có kiến thức thông tin phải có khả năng sau:
+ Khả năng nhận biết nhu cầu tin.
+ Khả năng trình bày được nhu cầu tin, làm sáng tỏ được lỗ hổng thông tin.
Loại hình thông tin.
Lựa chọn nguồn tin.
Khả năng nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng truy cập nguồn tin.
+ Khả năng xây dựng các chiến lược để xác định thông tin:
Khớp với nhu cầu người dùng tin.
Phát triển phương pháp có hệ thống để phù hợp với nhu cầu.
Hiểu được các quy tắc xây dựng và tạo lập cơ sở dữ liệu.
+ Khả năng tổ chức, áp dụng và giao tiếp thông tin:
Xây dựng hệ thống thư mục cá nhân.
Áp dụng thông tin để giải quyết vấn đề.
Hiểu các vấn đề bản quyền.
Khả năng tổng hợp và chế biến tạo nên thông tin mới.
+ Khả năng định vị và truy cập thông tin:
Phát triển kỹ thuật tìm tin phù hợp (sử dụng các toán tử boole, ngôn ngữ tìm tin, các liên kết trên web).
Sử dụng các phương pháp nhận biết để cập nhật thông tin.
Sử dụng công nghệ truyền thông, mạng internet.
+ Khả năng so sánh và đánh giá thông tin nhận được từ các nguồn khác nhau:
53
Nhận biết được xu hướng và những vấn đề về thẩm quyền.
Nhận biết được các đánh giá của học giả về nguồn tin…
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống phần mềm
Như chúng ta đã biết, sẽ không có một phần mềm nào là hoàn hảo ngay từ khi được triển khai áp dụng mà đa số các phần mềm điều được nâng cấp và phát triển sau một thời gian sử dụng nhất định. Cũng giống như các thế hệ điện thoại di động, máy tính hay các thiết bị điện tử khác thời gian lỗi thời của các phần mềm ngày càng được rút ngắn. Do vậy các nhà cung cấp thường xuyên nghiên cứu nâng cấp phiên bản mới cho phù hợp với thực tế. Hiện tại, thư viện đang sử dụng phần mềm ILIB. Phần mềm này đã mang lại cho thư viện rất nhiều hữu ích tuy nhiên nó vẫn còn một số tồn tại. Vì vậy mà giải pháp chung là cần hợp tác trực tiếp với nhà cung cấp để tìm ra giải pháp khắc phục.