Quan điểm của tác giả về vấn đề can thiệp nhân đạo.

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 30 - 32)

10 Médecins Sans Frontier Tổ chức Bác sỹ không biên giới, thành lập năm

1.1.9. Quan điểm của tác giả về vấn đề can thiệp nhân đạo.

Thứ nhất, gạt bỏ qua một bên vấn đề về lập trường chính trị (tác giả là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam), xét dưới góc độ nghiên cứu khoa học, lý luận, tác giả hoàn toàn ủng hộ cách đặt vấn đề và tiếp cận vấn đề một cách "táo bạo" của các học giả nước ngoài đối với vấn đề còn khá mới này. Tác giả

cực lực lên án các vụ diệt chủng gần đây mà cộng đồng quốc tế đã chứng kiến, trong đó có cuộc diệt chủng tại Campuchia dưới thời Khme Đỏ, đồng thời ủng hộ và coi hành động tấn công, lật đổ chế độ diệt chủng Khme Đỏ do Việt Nam tiến hành năm 1979 là hành động can thiệp nhân đạo. Tuy nhiên, tác giả không chấp nhận việc áp dụng học thuyết "quyền can thiệp", "nghĩa vụ can

thiệp" một cách máy móc để hình thành những học thuyết quân sự mới cực kỳ

nguy hiểm, phá vỡ trật tự pháp lý và quan hệ quốc tế (kiểu như học thuyết "pre-emptive force" mà Hoa Kỳ đã áp dụng ở Iraq năm 2003. Theo tác giả, mọi hành động can thiệp quân sự phải phù hợp với luật pháp quốc tế và phải được sự đồng ý cho phép của Liên hợp quốc (Nghị quyết của HĐBA). Tuy nhiên, để có thể hành động dứt khoát, kiên quyết, không bị gò bó, chậm trễ trong việc can thiệp đối phó với khủng hoảng, thảm hoạ nhân đạo, Liên hợp quốc cần phải đổi mới toàn diện, trong đó có nội dung quan trọng là phải linh hoạt trong cơ chế ra quyết định của HĐBA, dân chủ hoá cơ quan HĐBA bằng việc mở rộng số uỷ viên thường trực và huỷ bỏ thẩm quyền phủ quyết (veto) của các thành viên này. Tác giả lên án các cuộc tấn công nhằm "mục đích nhân đạo" mà NATO và Hoa Kỳ đã đơn phương hành động nhằm vào Kosovo năm 1999, Iraq 2003, nhưng ủng hộ việc can thiệp vào Afganistan năm 2001. Đối với tình hình khủng hoảng nhân đạo tại Darfur hiện nay, theo tác giả Liên hợp quốc đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Để giải quyết triệt để vấn đề điểm nóng Darfur, nếu Liên hợp quốc không can thiệp, tác giả ủng hộ một hành động quân sự đơn phương (theo quan điểm cứng rắn của Pháp) để tái lập ổn định tại đó, làm tiền đề thực hiện các công tác cứu trợ nhân đạo. Trong bối cảnh thực tế như ở Darfur, nếu đưa vấn đề chủ quyền quốc gia và quyền con người lên bàn cân thì quả thực khó có thể xác định cán cân sẽ nghiêng về bên nào. Darfur có lẽ cũng sẽ là một trong những bài toán hóc búa mà Việt Nam sẽ phải đương đầu sau khi chính thức đảm đương vai trò Uỷ viên không thường trực HĐBA giai đoạn 2008-2009.

Thứ hai, tác giả chia sẻ và ủng hộ quan điểm cho rằng: Hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc cũng là một dạng của can thiệp nhân đạo quốc tế. Dạng can thiệp này ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế bởi cơ sở pháp lý quan trọng, đó chính là nghị quyết của HĐBA Liên hợp quốc. Theo phân tích của PGS.TS Ngyễn Bá Diến12 về hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc, "kể từ sau chiến

tranh lạnh, do các xu hướng mới nảy sinh trong quan hệ quốc tế, hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc cũng có các bước phát triển mới. Các lực lượng giữ gìn hoà bình không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và tổ chức với các chiến dịch ra tăng gấp nhiều lần, cơ sở pháp lý cho các hoạt động này ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt, nhiệm vụ của lực lượng giữ gìn hoà bình đã được mở rộng, có thêm nhiều nhiệm vụ mới như hỗ trợ các cuộc bầu cử, quản lý hành chính, giúp đỡ nhân đạo" [44]. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ

giữ gìn hoà bình như truyền thống, các lực lượng này hiện nay còn áp dụng cả hành động cưỡng chế. Chính vì thế hiện nay bản chất của hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc cũng đã thay đổi. Các chiến dịch tiêu biểu cho loại hình hoạt động khá mới mẻ như phân tích ở trên mà lực lượng giữ gìn hoà bình Liên hợp quốc đã thực hiện là: Hoạt động của lực lượng giữ gìn hoà bình tại Campuchia (UNTAC) từ tháng 3/1993 đến tháng 9/1993. UNTAC vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị (Bảo đảm việc tôn trọng, thi hành Hiệp định hoà bình Paris về Campuchia), vừa thực hiện chức năng hành chính với tư cách là Cơ quan quyền lực quá độ (quản lý, tổ chức tổng tuyển cử), vừa thực hiện nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo (bảo vệ, giúp đỡ cho gần 3 triệu dân Campuchia bị mất nhà cửa, đói rét do xung đột giữa các phe phái đối lập trong nước)

Theo tác giả, để ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo tiếp diễn (như ở Darfur hiện nay), cộng đồng quốc tế có cần phải nhanh chóng can thiệp, trước

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)