Dự thảo Luật hoạt động chữ thập đỏ do Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội trình bầy tại kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khoá

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 100 - 103)

- Điều ước quốc song phương.

23 Dự thảo Luật hoạt động chữ thập đỏ do Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội trình bầy tại kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khoá

trận tổ quốc- cơ quan bản chất chủ yếu thực hiện chức năng mang tính chính trị đứng ra làm thay nhiệm vụ của các tổ chức nhân đạo là không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu như tất cả các quốc gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo phi nhà nước đều do tổ chức xã hội đảm nhiệm thực hiện.

3.2.1.2. Thay đổi cơ chế tiếp nhận và điều phối, tiền, hàng viện trợ.

Tháng 11/2000, miền Tây Nam Bộ bị lũ lụt tàn phá nặng nề, một số khoản viện trợ trực tiếp do các cá nhân từ nước ngoài (trong đó có một số tổ chức, cá nhân trong phái đoàn tháp tùng Tổng thống Mỹ B.Clinton thăm Việt Nam) đã bị từ chối do phía Việt Nam không đồng ý để họ gặp gỡ, phân phát trực tiếp cho người dân bị nạn. Sự việc trên đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại vấn đề về cơ chế tiếp nhận hàng, tiền viện trợ một cách nghiêm túc, theo hướng đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước làm việc thiện.

Theo quy định hiện nay của Việt Nam, ngoài các khoản viện trợ do Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ như (WB, IMF) viện trợ trực tiếp cho Chính phủ Việt Nam, đối với các khoản viện trợ của các tổ chức Phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước, ta cần nghiên cứu cho phép các chủ thể từ bên ngoài được trực tiếp phân phát tiền, hàng cho các đối tượng cần cứu trợ, tránh tình trạng chậm chạp như hiện nay. Việc ngăn cản không cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp tiếp cận cứu trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ thiên tai đã làm Việt Nam mất nhiều cơ hội nhận được những khoản tiền, hàng viện trợ nhân đạo đáng kể từ các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước. Cơ chế tập trung đầu mối điều phối viên tiếp nhận, phân phát hàng cứu trợ hiện nay vào Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp làm nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài phản đối. Họ lo ngại về sự trậm trễ trong việc tiếp cận với các khoản tiền, hàng cứu trợ của người dân, nguy cơ tham nhũng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ... Nên chăng chúng ta cần nghiên

cứu để các cơ quan nhân đạo như Hội chữ thập đỏ các cấp đưa ra làm đầu mối điều phối sẽ bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch hơn. Về mặt bản chất, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc là một thể chế được lập ra chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ mang tính chính trị như: tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân [2, Điều 1, Điều 2]. Việc Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hoạt động cứu trợ nhân đạo, làm đầu mối nhận, phân phát tiền, hàng và quản lý hàng loạt quỹ ( như Quỹ vì người nghèo) là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong bối cảnh chưa thể ban hành một đạo luật chung về hoạt động nhân đạo, theo tác giả chúng ta cần nghiên cứu để chuyển một phần các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nhân đạo hiện nay từ Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp sang cho các tổ chức xã hội, tổ chức nhân đạo, bởi thực tế Uỷ ban Mặt trận tổ quốc hiện nay đang ôm đồm quá nhiều việc, dẫn đến việc tổ chức, triển khai các hoạt động can thiệp, cứu trợ nhân đạo sẽ mang lại hiệu quả hạn chế. Theo tác giả, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc đang dần phát triển, biến tướng thành một cơ quan mang tính chất hành chính trong tổ chức và hoạt động.

3.2.1.3. Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

Ngày 16/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống, giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Trong điều kiện nước ta thường xuyên phải gánh chịu các thiên tai, các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu xây dựng các kế hoạch cụ thể, dài hạn, có tính dự báo cao với các cơ chế bảo đảm thực hiện một cách thực tế để thực hiện thành công Chiến lược trên.

Chính phủ cũng nên nghiên cứu, một mặt giành các khoản đầu tư thoả đáng để hiện đại hoá các công cụ, phương tiện hoạt động của các lực lượng

cứu hộ, mặt khác cần có kế hoạch lâu dài, thường xuyên trong việc đào tạo các chuyên gia, nhân viên giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, đối phó hiệu quả với các thảm hoạ xảy ra. Cần thành lập các trung tâm đào tạo trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm quý báu của các cơ quan ứng phó với tình trạng khẩn cấp của một số quốc gia như Nga, Mỹ....

3.2.1.4. Chống thất thoát, tham nhũng trong cứu trợ nhân đạo.

Liên quan đến cơ chế tiếp nhận, phân phát hàng cứu trợ, nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài không đồng tình với cơ chế tập trung đầu mối vào MTTQ. Sự lo ngại của cộng đồng quốc tế là có cơ sở bởi các vụ tham nhũng tiền, hàng viện trợ xảy ra khá phổ biến. Ở Việt Nam, việc điều phối, phân phát sử dụng tiền, hàng cứu trợ cho người dân vùng lũ bị ảnh hưởng bởi thiên tai cũng gặp không ít vấn đề (sự công bằng, tính kịp thời, sử dụng không đúng mục đích, tham nhũng. Chỉ riêng từ năm 2000 trở lại đây, đã có trên 200 vụ tham ô, biển thủ, tham nhũng các khoản tiền, hàng cứu trợ bị phát giác[126, 23/9/2006], một số vụ đặc biệt nghiêm trọng như: vụ biển thủ trên 3 tỉ đồng tiền cứu trợ do 5 cán bộ của UBMTTQ thành phố Vinh-Nghệ An thực hiện24, vụ tham ô đối với 24,4 tỉ đồng cứu trợ cho huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh bị lũ quét năm 2002. Vụ việc các quan chức từ tỉnh, huyện, xã ở Hà Tĩnh móc nối nhau để tham ô tiền cứu trợ đã cảnh báo cho các cơ quan chức năng biết về nguy cơ tham nhũng đối với tiền, hàng cứu trợ trong khi triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Những sai phạm trong "vụ Hương Sơn" đã quá rõ ràng, nhưng tiếc thay từ đó đến nay vụ việc trên đã bị ém nhẹm [126, 24/12/2007]. Sự việc đáng tiếc liên quan đến việc cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo lại xảy ra vào cuối tháng 11/2007 khi nhiều huyện của tỉnh Quảng Nam, dân chúng nhận được một loạt các gói thịt hộp ôi thối không bảo đảm an toàn vệ sinh [129, 23/11/2007].

Một phần của tài liệu Can thiệp nhân đạo quốc tế.PDF (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)