• Chiến lược đẩy: là chiến lược xúc tiến trong đó, DN sử dụng hệ thống kênh phân phối để bán sp của DN mình. Đối tượng tác động là trung gian phân phối. Mục tiêu xúc tiến kinh doanh với các trung gian phân phối hơn là người tiêu dùng cuối. Ví dụ: quảng cáo in ấn, quảng cáo truyền hình, các điểm phát thanh và thư trực tiếp, email,...
• Chiến lược kéo: là chiến lược thu hút, lôi kéo khách hàng mua sp của DN. Đối tượng tác động là người tiêu dùng cuối cùng. Mục tiêu tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, tạo ấn tượng và niềm tin vào sp. Ví dụ: khi một khách hàng tiềm năng tìm thấy một file ebook, White Paper hoặc blog về một chủ đề mà họ muốn tìm hiểu thêm về, có nghĩa là Marketing kéo đang hoạt động.
50. Phân biệt các khái niệm quảng cáo, bán hàng và marketing? Cho ví dụ minh họa
• Quảng cáo: là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tin về một sản phẩm nào đó đến với khách hàng và người tiêu dùng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định, nhằm kích thích hành động mua hoặc sử dụng dịch vụ. Ví dụ: truyền hình, phát thanh, Internet, Báo chí, tờ rơi, đèn quảng cáo, pano quảng cáo,... Sữa Vinamilk giới thiệu sản phẩm qua chương trình quảng cáo trên TV.
• Bán hàng: người tiêu dùng rất bảo thủ do đó họ có sức ỳ hay thái độ ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành công, doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực và sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, phải tổ chức nhiều đợt khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải huấn luyện được đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất cứ cách thức nào... Vì thế bán được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Ví dụ: Bảo hiểm, đồ trang trí nội thất,...
• Marketing: đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
51. Phân biệt PR và tuyên truyền? Các công cụ PR gồm những thành tố nào? Cho ví dụ minh họa minh họa
• Quan hệ với công chúng(PR) là những hoạt động liên tục, có kế hoạch và thận trọng để thiết lập và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức và công chúng. PR còn là những nỗ lực quản lý có tính hệ thống, bền vững mà qua đó các doanh nghiệp hoặc tổ chức tìm kiếm, xây dựng sự hiểu biết, thông cảm và hỗ trợ của công chúng.
Các nhóm công chúng khác nhau có thể là: Khách hàng hiện tại, khách hàng tương lai, các cổ đông, cán bộ công nhân viên, tổ chức công đoàn, cộng đồng địa phương, chính quyền, các nhà cung cấp (ngân hàng, các nhà đầu tư...), các phương tiện thông tin đại chúng báo chí, đài phát thanh, truyền hình...), những người hướng dẫn dư luận (các nhóm áp lực, các chính khách...) • Tuyên truyền là các hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền
tin không mất tiền về công ty và sản phẩm nhằm mục đích gây thiện cảm với khách hàng, thuyết phục họ mua. Tuyên truyền là một dạng đặc biệt của quan hệ công chúng.
- Các công cụ chủ yếu của quan hệ công chúng (PR) là: (1) Bản tin, bài nói chuyện, thông cáo báo chí; (2) Tổ chức sự kiện; (3) Tài liệu in ấn, tài liệu nghe nhìn; (4) Hoạt động tài trợ cho các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao; (5) Các phương tiện nhận diện thương hiệu và doanh nghiệp; (6) Website.
VD: Các nhà sản xuất phim sẽ luôn có họp báo buổi chiếu thử phim của mình với giới báo chí cũng như chuyên gia trước khi khởi chiếu chính thức rộng rãi.