- Lập phương án quy hoạch sử dụng đất đai của điểm dân cư nông thôn
d. Thoát nước và vệ sinh môi trường * Thoát nước.
* Thoát nước.
Vùng ven sông do có địa hình bằng phẳng nên nước mưa tự chảy chậm, mặt khác dải ven sông thường cấu tạo là lớp đất nhiều phù sa, bùn và sét, tính thấm nước kém, do vậy thoát nước chậm, thường gây ra ngập úng. Ngược lại đất đai ven biển thường được cấu tạo từ lớp đất cát, cát pha nên thoát nước tốt, ít bị tù đọng trên mặt đất, tuy nhiên nếu không đảm bảo vệ sinh mặt đất thì chất bẩn sẽ theo nước ngấm xuống làm ô nhiễm nước ngầm. Chính vì vậy khi quy hoạch hệ thống thoát nước cho vùng này cần hết sức chú ý đến yêu cầu thoát nước và vệ sinh môi trường, không chỉ cho từng khuôn viên hộ gia đình mà phải xem xét cả trên toàn bộ điểm dân cư.
* Thoát nước.
Dọc các tuyến đường làng xã cần có hệ thống rãnh nước bố trí một hoặc hai bên dẫn ra các ao hồ. Hệ thống ao hồ này cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với hệ thống tưới tiêu nông nghiệp để tạo khả năng chứa nước cao hơn, hạn chế úng ngập.
Đặc biệt các điểm dân cư tiếp cận bờ biển thì việc thoát nước cần áp dụng giải pháp luân lưu, tức là điều hòa dòng chảy bằng công trình chứa nước (tích chứa nước vào bể) và công trình thấm (làm trong sân, vườn hoặc cho thấm xuống đất).
4.4.4. Khu dân cư ven đô thị lớn
4.4.4.1. Đặc điểm
Sự phát triển của các đô thị tác động trực tiếp đến các vùng dân cư nông thôn ven đô, khiến các vùng này có tốc độ dân số cơ học quá nhanh, tạo ra nguy cơ mất cân bằng sinh thái trong vùng. Mặt khác do điều kiện đất canh tác dần bị thu hẹp lại, dành chỗ cho sự phát triển các khu công nghiệp và khu ở mới của đô
thị, khiến cho người dân phải chuyển hướng sản xuất ngành nghề và từ đó cũng thay đổi cả lối sống.
Ở những vùng ven đô có nghề truyền thống phục vụ cho xuất khẩu hoặc cho sinh hoạt của thành phố thường có thu nhập khá. Một số khác ở gần các thành phố lớn, do tác động của các “cơn sốt đất” đã dẫn đến có sự chuyển đổi đột phá trong mức sống của một số hộ gia đình có đát chuyển nhượng, tạo ra sự cách biệt khá lớn về vận chuyển và tinh thần với những hộ xung quanh.
4.4.4.2. Nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu dân cư ven đô.a, Đường sá trong khu dân cư. a, Đường sá trong khu dân cư.
Hệ thống đường trong khu dân cư ven đô có thể phân thành 3 loại theo mặt cắt ngang thiết kế như sau.
+ Đường trục xã: lòng đường rộng tối thiểu 6m (cho 2 làn xe), lề đường mỗi bên rộng 2m. Lưu thông đường rộng 10m. Mặt cắt ngang này sử dụng cho những tuyến đường chính nối điểm dân cư ven đô với các đường ngoại thi.
+ Đường làng: lòng đường rộng tối thiểu 5m, lề mỗi bên tối thiểu 1,5m. Lưu thông tối thiểu rộng 8m. Mặt cắt ngang này áp dụng cho những tuyến đường chính trong làng, từ đó có các ngõ dẫn vào xóm hay nhà riêng lẻ.
+ Đường ngõ xóm, làng đường tối thiểu rộng 3m, lề đường mỗi bên 1m, lưu thông đường rộng tối thiểu 5m, đảm bảo xe cơ giới vào ra dễ dàng. Mặt cắt ngang này áp dụng cho đường vào nhóm nhà và các ngõ vào từng nhà.
Kết cấu mặt đường đảm bảo chịu tải của xe tải nhẹ đi lại (khoảng trên 3 tấn); nên sử dụng loại mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ hay mặt tráng nhựa.