- Ở người và động vật chỉ tổng hợp được một số acid amin nhất định, một số khác phả
3. HIỆN TƯỢNG CƠ HỌC TRONG CƠ
Tính co của cơ vân được thể hiện bằng cách rút ngắn hay tăng trương lực của sợi cơ.
3.1. Co đẳng trương
- Khi cơ co, chiều dài cơ rút ngắn, trương lực cơ không đổi. Đây là dạng chủ yếu khi vận động ( co cơ động )
- Co cơ đẳng trương gồm hai loại:
Khắc phục: xuất hiện khi lực tác động bên ngoài nhỏ hơn lực căng của cơ,
dẫn đến cơ co ngắn và gây ra chuyển động. Trương lực cơ không đổi.
Nhượng bộ: xảy ra khi lực tác động mạnh hơn lực do cơ phát sinh, cơ sẽ giãn
ra.
3.2. Co cơ đẳng trường
- Khi cơ co, chiều dài cơ không bị rút ngắn, trương lực cơ tăng, điều này xảy ra khi hai đầu cơ bị cố định, gọi là co cơ tĩnh.
- Co cơ đẳng trường xuất hiện khi:
Ngoại lực = lực căng do cơ sinh ra khi co
Ngoại lực > lực căng của cơ nhưng cơ không bị giãn
- Trong cơ thể, bao giờ cũng phối hợp cả co cơ đẳng trương và co cơ đẳng trường. Vì vậy, khi cơ co cả độ dài và trương lực cơ đều thay đổi.
3.3. Co cơ đơn
- Là khả năng đáp ứng (co) nhanh và rứt khoát với các kích thích riêng lẻ. - Thời gian co cơ đơn là 0.1s ở người, trong đó co (0.04s) và giãn (0.06s).
- Đặc điểm: lần co tiếp theo của sợi cơ xảy ra khi chúng đã duỗi hoàn toàn sợi cơ ít bị mỏi
Cường độ kích thích
1. Dưới ngưỡng không nhận ra sự co cơ 2. Tăng lên co cơ tăng (< tối đa)
3. Đến ngưỡng co tối đa Nhiệt độ
Quá trình hoạt động: khi mệt mỏi gian đoạn giãn của sóng cơ kéo dài nhất.
3.4. Co cơ cứng
- Khái niệm
Là khả năng cơ co mạnh và lâu khi nhận được hàng loạt xung động thần kinh liên tiếp nhau