Khi nói tới văn hoá trong chính sách sản phẩm không thể không nhắc tới văn hoá Thương hiệu. “Chúng ta có thể tự tin, vượt lên sóng to gió cả nếu như có văn hoá Thương hiệu” đó là lời khẳng định của rất nhiều doanh nhân và các chuyên gia kinh tế Việt Nam.
Thương hiệu là linh hồn, là sức sống của một doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Thương hiệu giờ đây có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của không chỉ một doanh nghiệp, một nền kinh tế mà cả một quốc gia, một dân tộc. Thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm. Thương hiệu nói lên sự tin tưởng và sự an toàn.
Nếu nhìn từ chiều sâu của Thương hiệu thì nó không chỉ là “Nhãn hiệu nổi tiếng”, không chỉ là cái nhãn hiệu chỉ ra tên giao dịch Thương mại của sản phẩm. Thương hiệu là cái thần thái của sản phẩm hay là sự kết tinh của văn hoá kinh doanh. Một doanh nhân Trung Quốc cho rằng: “Thương hiệu cũng không phải là nhãn hiệu và tên giao dịch thương mại, mà là nhân tố hạt nhân sau lưng nhãn hiệu và tên giao dịch: Chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, ổn định chiếm thị phần lớn trên thị trường, hình tượng doanh nghiệp mới mẻ, hàm lượng văn hoá cao, trình độ kỹ thuật và quản lý cao, hình thành hiệu ích cao nhờ tất cả các yếu tố này”.
Thương hiệu xét từ góc độ văn hoá chính là sự tích hợp ở trình độ cao của văn hoá kinh doanh. Như vậy, thương hiệu là mối quan hệ văn hoá giữa người với sản phẩm, giữa
148
người sản xuất và người tiêu dùng hay đó chính là mối quan hệ thương hiệu với khách hàng. Ý nghĩa thực sự của thương hiệu là sự nâng cao và thăng hoa không ngừng của chính thương hiệu, hiệu quả và văn hoá trong quá trình cạnh tranh.
(minh họa - chè Suối Giàng)